Học tiếng Anh giao tiếp
là lộ trình đơn giản nhất mà chúng ta hoàn toàn có thể tự học trong
thời gian ngắn. Và việc học cấp tốc này chỉ diễn ra trong vòng 3 tháng –
chỉ 3 tháng thôi bạn đã có thể nói tiếng Anh tự tin với người bản ngữ?
Bạn có tin không? Điều đó là sự thật. Cùng tìm hiểu xem chúng ta sẽ học
như thế nào để học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc thành công chỉ sau 3
tháng nhé!
1. Học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc – tạm thời quên ngữ pháp
Điều đầu tiên bạn cần làm chính là tạm quên đi vốn ngữ pháp
mà mình đã biết bao lâu nay nếu muốn giao tiếp tiếng Anh giỏi. Ngữ pháp
bắt buộc bạn phải nghĩ khi nói tiếng Anh và điều đó cản trở bạn giao
tiếp tự nhiên nhất. Nếu không còn bận tâm về ngữ pháp, bạn cũng không
cần lo lắng mình nói sai và việc học tập sẽ trở nên dễ dàng hơn rất
nhiều.
2. Học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc – cải thiện kĩ năng nghe
Để học tiếng Anh giao tiếp nhanh và hiệu quả nhất, bạn cần cải thiện
kĩ năng nghe của mình. Trong suốt thời gian 3 tháng, bạn có thể lên mạng
và tìm kiếm những kênh nghe tiếng Anh hay như BBC, CNN, Arirang, HBO,…
để luyện “tai” nghe người bản ngữ phát âm và cố gắng bắt chước theo cách
phát âm của họ. Việc luyện tập thường xuyên này sẽ giúp bạn hình thành
thói quen nghe nói tự nhiên và phản xạ tiếng Anh tốt nhất khi giao tiếp
với người nước ngoài. Theo thống kê khoảng 30% người Việt Nam khi học
tiếng Anh giao tiếp đều có phản xạ rất yếu và lúng túng khi người khác
chủ động nói tiếng Anh với mình. Bạn cần rèn luyện phản xạ có điều kiện
này càng sớm càng tốt.
3. Học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc – chủ động học các cấu trúc thông dụng
Khi giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài, bạn sẽ có một số tình
huống cụ thể như chào hỏi, làm quen, tìm hiểu thông tin, nói về sở
thích, thời tiết, thể thao… Như vậy bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị trước
những gì mình sẽ nói bằng cách học các cấu trúc câu theo từng chủ đề.
Hiện nay, các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh xuất hiện rất nhiều trên mạng
xã hội hay trong những cuốn sách được bày bán trên thị trường. Chuẩn bị
trước những câu hỏi, câu trả lời thật hay và đủ thông tin cho từng chủ
đề là bước đầu giúp bạn hình dung ra tiếng Anh giao tiếp sẽ như thế nào.
4. Học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc – thực hành thường xuyên
Khi đã có những kiến thức cơ bản về nghe nói tiếng Anh, bạn cần thực
hành liên tục để tập thói quen giao tiếp và sự tự tin cho bản thân. Bạn
có thể đứng trước gương luyện nói, kết hợp với các cử chỉ tay và biểu
cảm gương mặt. Hoặc chúng ta có thể tìm đến người thân, bạn bè cùng nhau
luyện giao tiếp tiếng Anh cũng là một phương pháp học vừa vui vừa hiệu
quả. Việc thực hành thường xuyên này sẽ giúp bạn cải thiện kĩ năng nghe
nói nhanh chóng bất ngờ đấy nhé!
5. Học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc – quan tâm đến thời gian
Thời gian ngắn chính là điểm khác biệt độc nhất giữa cách học này và
những cách học thông thường. Bạn có thể luyện nghe, luyện nói cả năm
cũng được, tuy nhiên dường như thời gian dài như vậy là quá lãng phí và
năng suất học tập của bạn cũng không cao như dự kiến. Bằng cách ép bản
thân học giao tiếp thành công trong vòng 3 tháng, bạn buộc phải lên kế
hoạch thật chi tiết và nỗ lực từng ngày để đạt được mục tiêu. Thực tế đã
chứng minh điều gì càng gấp gáp càng khiến con người phấn đấu nhiều
hơn. Bạn cũng đừng lo lắng vì 3 tháng là con số vừa đủ cho việc học giao
tiếp tiếng Anh và đã có rất nhiều người thành công với cách làm này.
Hãy đặt ra deadline cho chính mình để có hiệu quả tốt và nhanh chóng
nhất các bạn nhé!
Hiện nay , nhu cầu học tiếng anh giao tiếp
ngày càng gia tăng khi mà người học tiếng anh nhận thấy được tầm quan
trọng của việc giao tiếp tiếng anh hơn là văn phạm ngữ pháp . Khi đi xin
việc làm , đa phần các công ty lớn đều phỏng vấn giao tiếp bằng tiếng
anh đòi hỏi người học phải có phản xạ nghe nói anh văn giao tiếp thật
tốt để có thể trả lời các câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Nhu cầu
sử dụng tiếng anh giao tiếp trong môi trường đi làm cũng ngày càng quan
trọng. Sai lầm trong cách học giao tiếp thông thường ? Tuy nhiên
, hầu hết người học tiếng học hiện nay đều vấp phải khó khăn trong việc
giao tiếp tiếng anh thành thạo .Bỏ một số tiền lớn để học ở các trung
tâm mắc tiền những vẫn không giao tiếp tiếng anh được. Nguyên nhân là vì
sao ? . Đó là vì xuất phát từ cách học tiếng anh không đúng cách hằng
ngày của bạn . Để giao tiếp được tiếng anh đòi hỏi phải có sự luyện tập
đúng cách hàng ngày , không thể chỉ học các khóa học tiếng anh giao tiếp
ở trung tâm là có thể giao tiếp tiếng anh được . Mà phải có phương pháp
tự học tiếng anh giao tiếp hàng ngày đúng đắn. Vậy nên học tiếng anh
giao tiếp ở đâu ? Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các
website giúp học tiếng anh giao tiếp cấp tốc trực tuyến hay nhất hiện
nay cho lẫn học sinh và người đi làm .
Chúng ta đều có thể nhận thấy rằng , những người đi du học hay nhập cư ở
nước ngoài sau một thời gian đều có thể giao tiếp bằng tiếng anh tốt
được . Đó là vì sao ? . Đó là vì họ tiếp xúc với tiếng anh hằng ngày .
Không phải là tiếng anh văn phạm ngữ pháp , mà đó là hội thoại tiếng anh
khi giao tiếp với nhau . Lâu dần khả năng nghe nói của người học nếu
tiếp xúc với môi trường tiếng anh nhiều sẽ được cải thiện và giao tiếp
tiếng anh lưu loát . Nhưng nếu chúng ta không có điều kiện để sang nước
ngoài , làm sao để giao tiếp tiếng anh thành thạo ? Có đấy . Tôi sẽ chỉ
cho bạn một cách , đó là tự học tiếng anh giao tiếp qua phim , qua những
đoạn hội thoại anh văn giao tiếp
của người bản xứ. Nhưng nếu chỉ tự học tiếng anh giao tiếp qua phim
thông thường thì sẽ khó giao tiếp tiếng anh được vì bạn sẽ khó hiểu được
nội dung hội thoại trong phim nếu không có kiến thức cơ bản. Những tính
năng dưới đây của website www.studyphim.vn sẽ cho bạn thấy , ứng dụng học tiếng anh này xứng đáng là website học tiếng anh giao tiếp online hay nhất hiện nay :
(Giao diện trang web học tiếng anh qua phim hiệu quả Studyphim.vn )
(Video một đoạn phim song ngữ trên website Studyphim.vn )
Học từ vựng giao tiếp tiếng anh :
Có vô số từ vựng tiếng anh . Bạn không thể tự học thuộc tất cả các từ
vựng tiếng anh được , ngay cả người bản xứ không thể. Để giao tiếp được
tiếng anh thành thạo . Bạn chỉ cần học thuộc những từ vựng tiếng anh
người bản xứ thường dùng trong giao tiếp. Đó là mấu chốt của vấn đề. Vậy
những từ vựng tiếng anh giao tiếp đó ở đâu ?. Nó nằm hoàn toàn tron
phim . Website www.studyphim.vn cung cấp cho bạn giải pháp phụ đề song
ngữ thông minh bên phải màn hình xem phim. Hiện 2 dòng anh - việt đoạn
hội thoại giao tiếp của người nói trong phim giúp bạn theo dõi được các
từ vựng giao tiếp người bản xứ thường dùng. Website hỗ trợ công cụ lưu
cặp câu giao tiếp tiếng anh đó lại trong profile để giúp bạn review và
ôn tập nó. Thật tiện lợi phải không nào . Bạn có thể vừa xem phim vừa
lưu và tự học bất cứ câu tiếng anh giao tiếp nào với một cú click chuột.
Ngoài ra sau khi lưu từ vựng và câu tiếng anh giao tiếp , website còn
cho phép bạn ôn tập lại các câu đã lưu bằng thuật toán vô cùng thông
minh giúp bạn nhớ các từ vựng và câu thoại một cách nhanh chóng nhất .
Luyện nghe tiếng anh giao tiếp : Để giao tiếp tiếng anh thành thạo , thì chúng ta phải có kỹ năng nghe thật tốt . Website cung cấp công cụ luyện nghe tiếng anh
giao tiếp cực kì hữu ích . Khi click vào màn hình sẽ tự che đi dòng phụ
đề bên phải . Bạn sẽ luyện nghe tiếng anh bằng cách nghe không phụ đề.
Lúc này não bộ của ta sẽ phải tập trung cao độ để đoán được các nhân vật
trong phim nói gì. Nếu không nghe được hãy ấn pause phim lại. Bạn sẽ
thấy đoạn hội thoại mà nhân vật vừa nói bị che lại hiện ra. Bạn sẽ biết
được những từ vựng và câu thoại tiếng anh mà bạn nghe không được . Hãy
dùng chức năng lưu cặp câu từ vựng lại để lưu lại những câu và từ vựng
tiếng anh không nghe được. Lâu dần , bạn sẽ quen với việc nghe giao tiếp
không phụ đề và có được phản xạ nghe tiếng anh . Bạn chỉ cần tự học
những từ vựng tiếng anh bạn nghe không được . Vô cùng tiện lợi phải
không nào Luyện nói tiếng anh
Để giao tiếp tiếng anh thành thạo , bạn phải có kỹ năng phát âm thật
tốt. Nhất là kỹ năng phát âm từ và âm điệu trong tiếng anh . Khi tự học
giao tiếp tiếng anh trên studyphim , bạn chỉ cần nói theo nhân vật . Phụ
đề bên phải sẽ giúp bạn “nhái” theo lời nhân vật 1 cách dễ dàng . Hãy
cố gắng bắt chước nói theo càng giống càng tốt. Luyện tập thường xuyên
với phương pháp này , sau một thời gian lưỡi của bạn sẽ quen dần với các
âm tiếng anh khó , bạn sẽ phát âm tiếng anh chuẩn hơn , đồng thời âm
điệu của bạn cũng sẽ giống hệt với người bản xứ. Ngoài ra phương pháp
luyện tập giao tiếp tiếng anh này còn giúp bạn tạo được phản xạ khi nói ,
việc nói theo nhân vật trong phim hàng ngày giúp bạn ghi nhớ hàng loạt
các mẫu câu giao tiếp của người bản xứ thường dùng trong các đoạn hội
thoại giao tiếp hàng ngày. Phụ đề song ngữ Anh - Việt sẽ giúp bạn không
phải mất công lật từ điển mà tra , mà mọi thứ diễn ra vô cùng dễ dàng.
Website học tiếng anh giao tiếp online này giúp bạn học tiếng anh giao
tiếp mọi level từ cơ bản cho đến nâng cao. Tuy nhiên nó không hoàn toàn
miễn phí . Nhưng số tiền bỏ ra thì không đáng bao nhiêu so với giá trị
nhận được do với việc đi học các khóa học của những trung tâm giao tiếp
tiếng anh mắc tiền.
Đây là website học tiếng anh giao tiếp tiếng anh online qua những bài
hát song ngữ anh - việt. Website này sử dụng các bài hát tiếng anh song
ngữ để giúp bạn tự học tiếng anh giao tiếp một cách hiệu quả nhất. Hãy
hát theo bài hát để trau dồi khả năng phát âm tiếng anh . Bạn cũng sẽ
học được vô số từ vựng tiếng anh giao tiếp mới trong các bài hát u Mỹ .
Mỗi video bài hát chỉ từ 3 - 5 phút sẽ giúp bạn vừa có những phút giây
thoải mái , vừa có thể tự học tiếng anh giao tiếp hiệu quả. Website này
cung cấp các bài hát để học tiếng anh giao tiếp hoàn toàn miễn phí . Bạn
không cần phải trả bất kì các khoản phí nào , tất cả đều là FREE. Hãy
luyện tập mỗi ngày bằng website này sẽ giúp bạn phát âm tiếng anh chuẩn
hơn và giao tiếp tiếng anh thành thạo hơn nhé.
Youtube là website cho phép người dùng chia sẽ video trực tuyến online
miễn phí. Bạn hãy tận dụng nó để học giao tiếp tiếng anh cơ bản . Hãy
tìm kiếm những đoạn video về tin tức thời sự , voa hay thậm chí là những
bài phỏng vấn , interview , thuyết trình , các chương trình nghiên cứu
động vật để học giao tiếp tiếng anh . Các chủ đề trên youtube rất da
dạng . Hãy chọn những video có chủ đề giao tiếp thông dụng và phù hợp
với nhu cầu học của bản thân nhất để luyện tập. Bạn sẽ chẳng bao giờ
giao tiếp tiếng anh được thành thạo nếu cứ chỉ tập trung vào ngữ pháp và
cách học qua sách vở thông thường. Hãy bỏ tất cả sang một bên . Truy
cập vào 1 trong các website học giao tiếp tiếng anh trên để trải nghiệm
ngay.
Bí quyết tự học tiếng anh
hiệu quả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết: Khi học tiếng Anh, điều đầu
tiên cần xác định là học để làm gì, và mức độ nào là đạt yêu cầu để làm
mốc phấn đấu. Ví dụ học để giao tiếp lưu loát với người nước ngoài, mục
đích là để làm việc trong các công ty nước ngoài nâng cao thu nhập…
Bài chia sẻ bí quyết học tiếng anh dưới đây được trích từ Facebook
của Rosie Nguyen, văn phong trong bài viết được giữ nguyên so với bài
viết gốc. Bạn cần xác định mục đích học tiếng anh cho bản thân mình
Khi học tiếng Anh, điều đầu tiên cần xác định là học để làm gì, và
mức độ nào là đạt yêu cầu để làm mốc phấn đấu. Ví dụ học để giao tiếp
lưu loát với người nước ngoài, mục đích là để làm việc trong các công ty
nước ngoài nâng cao thu nhập, hoặc đơn giản là chỉ để giao lưu kết bạn
cho vui, chém gió thoải mái mà không sợ hãi. Hoặc ở mức độ cao hơn,
luyện tiếng Anh để thi lấy bằng Toeic,
Toefl, Ielts, để đi du học, thì cũng phải xác định số điểm mà mình muốn
đạt được để lấy đó làm mục tiêu. Nhưng để luyện thi điểm cao thì trước
hết kiến thức nền của mình phải vững cái đã. Cho nên nền tảng là quan
trọng.
Bí quyết tự học tiếng anh hiệu quả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết
Về phần nền tảng, thì học tiếng Anh cũng như bất kỳ ngôn ngữ nào khác
đều bao gồm bốn phần: nghe, nói, đọc, viết. Quan sát một đứa trẻ khi
học ngôn ngữ mẹ đẻ của nó, thì đầu tiên nó nghe người lớn nói trước, rồi
nó mới lặp lại những từ ngữ nghe được. Những từ ngữ đó được sử dụng
thường xuyên thì biến thành từ vựng của đứa trẻ đó. Nên một đứa trẻ nói
năng lưu loát thông minh hay chửi tục nói bậy thì cũng từ môi trường của
nó mà ra thôi. Sau đó đến tuổi tới trường, đứa trẻ bắt đầu học đọc, rồi
sau đó mới học viết. Cho nên tụi trẻ con cũng học theo tiến trình nghe,
nói, đọc viết mà thôi. Từ những quan sát trên, ta áp dụng cho việc học
tiếng Anh của mình: 1/ Cách luyện nghe tiếng anh hiệu quả
Trước tiên là phải luyện nghe trước, phải nghe cho vững thì nói mới
đúng được. Nhất là những bạn muốn phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng
Anh, nếu không nghe tốt làm sao nói được lưu loát. Nên, first and
foremost, nghe nghe nghe. Vậy luyện nghe như thế nào?
– Bạn có thích xem phim không? Nếu có thì đó là lợi thế lớn trong
việc học tiếng Anh. Bạn hãy xem phim thường xuyên, nhưng nhớ xem phụ đề
tiếng Anh nhé. Nhưng học tiếng Anh lúc xem phim thì hơn mắc công chút.
Cách triệt để nhất là vừa xem vừa để một tấm bìa nhỏ che phần phụ đề
phía dưới, ta vừa xem vừa nghe diễn viên nói, từ nào nghe không ra thì
pause lại, coi phần phụ đề xem nó là từ gì, rồi nhẩm lại cách phát âm
như diễn viên trong phim. Cách khác đỡ cực hơn là cứ vừa xem vừa liếc
phụ đề, chỉ dừng lại để dịch những từ không hiểu thôi. Nhưng từ nào mình
nghe không ra thì đều phải phát âm lại theo cách nói trên phim.
Xem phim riết một thời gian thì bạn sẽ nhận ra là có rất nhiều từ đơn
giản mà hồi giờ mình phát âm sai. Bởi vậy mình nói gì bọn nước ngoài nó
đực mặt ra không hiểu gì cũng đúng. Cách học này cũng là một kiểu như
trẻ em học nói vậy. Nhỏ Vy em mình nhờ xem phim Mỹ và luyện phát âm
nhiều mà nó phát âm chuẩn hơn khối bạn học Ngoại Thương ra, thậm chí còn
có mấy khách hàng người Mỹ khen nó nói giọng y chang giọng Texas, mặc
dù em nó vừa tốt nghiệp đại học Hoa Sen thôi.
Lưu ý, xem phim quá nhiều sẽ phát sinh tác dụng phụ, đó là bị “lậm”,
nói dễ hiểu hơn là xa rời thực tế, đang ở Việt Nam mà tưởng đang ở Mỹ.
– Level cao hơn coi phim một chút, là các bài trong Ted Talk. Trang
này là tập hợp các bài thuyết trình của các chuyên gia trong mọi lĩnh
vực của cuộc sống, coi mấy clip ở đây vừa luyện kỹ năng tiếng Anh, vừa
có thêm kiến thức và thông tin, lại được truyền cảm hứng nữa, thiệt là
nhất cử tam tứ tiện. Cách nghe thì cũng như nghe khi xem phim. Trong
phim từ vựng thường đơn giản, còn các bài nói trong Ted Talk ngôn ngữ
thường formal hơn.
– Ngoài trang Ted Talk thì có thể xem các clip của Discovery Channel
hoặc National Geographic trên Youtube. Cách luyện nghe và nói cũng y
chang vậy. Mỗi trang này có một kiểu từ vựng khác nhau nên càng nghe
nhiều kênh thì từ vựng của mình càng phong phú.
– Một cách luyện nghe khác mà mình cực thích, làm được tức là kỹ năng
nghe cũng kha khá rồi. Đó là lên mạng download podcast của các chương
trình khác nhau trong ba kênh tin tức nổi tiếng thế giới: BBC của Anh,
CNN của Mỹ, và ABC News của Úc. Down xong bỏ tất cả trong điện thoại rồi
nghe khi nào rảnh rỗi, hoặc tận dụng lúc lái xe đi làm. Sáng một
podcast, chiều một podcast, cứ thế đều đều. Chẳng mấy chốc ta sẽ nhanh
chóng làm quen với ngữ điệu tiếng Anh của ba quốc gia trên, và có thể
luyện giọng của mình theo kiểu nào mình thích nhất.
Cách này cũng có tác dụng phụ: nhanh bị nặng tai. Có cách nào nghe
tai phone hoài mà không bị suy giảm chức năng nghe thì thiệt là tốt.
2/ Bí quyết học tiếng anh: Rèn luyện kỹ năng nói & Phát âm tiếng anh chuẩn
Nghe vững thì nói mới chuẩn, nhưng luyện từ thôi chưa đủ, để nói vừa
nhanh vừa chuẩn và ngữ pháp chính xác thì phải luyện phản xạ khi nói.
Cái này cũng không có cách nào khác để phát triển ngoài thực hành.
– Luyện phát âm từng từ thì có đề cập trong phần nghe rồi. Còn muốn
chú trọng kỹ năng nói lưu loát thì bạn có thể dùng ba trang đã nêu là
Ted Talk, Discovery Channel và National Geographic, vừa nghe vừa nói
theo với ngữ điệu lên xuống y chang diễn giả hay người thuật chuyện, cố
gắng bắt kịp tốc độ của họ. Dần dần giọng mình cũng sẽ lên xuống cũng du
dương y chang. Nhưng mới bắt đầu thì bạn nhớ chọn mấy bài nói ngăn ngắn
thôi, kẻo chọn mấy bài dài thì mau đuối nên dễ nản lắm.
– Tham gia mấy diễn đàn luyện nói tiếng Anh
qua mạng, liên hệ với các thành viên rồi chat voice qua Skype với các
bạn đó. Điển hình là có trang học tiếng Anh của BBC, trang
http://www.speak-english-today.com/, hoặc trang
http://www.todays-talking-topics.com/. Các trang mạng này thì hầu hết
không có người bản xứ Anh, Mỹ, Úc nói giọng chuẩn đâu, tụi nó hơi đâu mà
làm mấy cái này. Chủ yếu là sinh viên người đi làm ở các quốc gia đang
phát triển, muốn nâng cao trình độ tiếng Anh để du học hoặc hội nhập
quốc tế. Thông thường là dân các nước như Pakistan, Bangladesh, Trung
Quốc, Jordan, Ai Cập, Angola…
Thực sự mà nói thì mình đâu phải lúc nào cũng nói chuyện với bọn Anh
Mỹ Úc đâu, đa phần học hành làm ăn kinh doanh thì giao thiệp liên lạc
với bọn châu Á quanh vùng hoặc có khi cả Trung Đông và châu Phi, Nên nói
chuyện với các bạn này, cùng không phải là dân tiếng Anh chuẩn nên vừa
nói vừa sửa cho nhau đỡ ngượng, với lại nhân tiện lại biết thêm về văn
hóa các đất nước xa xôi mà mình ít có cơ hội tiếp xúc, hiểu thêm nhiều
về các tôn giáo xa lạ như Hồi giáo, Ấn giáo,… mà những kiến thức đó thì
mình lại không được học nhiều ở trường. Sau này mớ vốn kiến thức đó cũng
có lợi cho mình trên đường hội nhập giao thương với bạn bè quốc tế,
tiện cả đôi đường.
Thành viên các diễn đàn này thì hên xui, đa phần thấy trong BBC là tử
tế đàng hoàng, còn các trang khác thì người muốn luyện tiếng Anh đơn
thuần cũng nhiều mà mấy cha dê xồm muốn tán tỉnh chat sex hoặc đòi xem
webcam bậy bạ cũng không phải là không có. Nói chung phải tỉnh táo và
cảnh giác, chọn bạn mà chơi. Kể chuyện lại nhớ hồi trước mình hay nói
chuyện với một anh người Ai Cập cực kỳ nhiệt tình và dễ thương, ảnh ngồi
mấy tiếng liền giải thích cho mình hiểu cái hay của đạo Hồi và hướng
dẫn cách cầu nguyện, rồi còn chỉ cho mình các thuật lãnh đạo và quản lý
con người vì ảnh làm quản lý của một nhà máy. Tiếc là sau khi anh chàng
cưới vợ xong thì bị mất liên lạc vì ảnh bảo vợ ảnh rất hay ghen, nên ảnh
hạn chế tiếp xúc với tất cả các cô gái và đóng luôn tài khoản Facebook.
– Đăng ký host mấy bạn đi du lịch bụi ở các trang như Couchsurfing
hay Hospitality Club cũng là một cách để tạo thêm cơ hội tiếp xúc và nói
tiếng Anh, mặc dù không được thường xuyên.
– Kéo một đứa nào đó đang muốn luyện nói tiếng Anh giống mình, giao
kèo là từ rày về sau gặp nhau sẽ chỉ nói chuyện bằng tiếng Anh thôi, ai
cười mặc kệ. Cái này mới đầu thấy hơi “dị dị” mà sau thành quen, mấy bạn
trong nhóm yoga với mình toàn nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Nếu
có người quen nào mà tiếng Anh giỏi hơn mình nhiều mà lại chịu khó nghe
mình nói và sửa cho mình thì càng tuyệt.
– Lựa chọn một chủ đề mình thích, phân tích và diễn giải nó bằng
tiếng Anh. Có thể chọn chủ đề từ dễ đến khó theo khả năng và sở thích
của mình, ví dụ như bạn thích quà gì cho ngày sinh nhật, cho đến ISIS là
gì hay tàu du hành vũ trụ được vận hành như thế nào. Thu âm lại các bài
nói, nghe lại xem có chỗ nào chưa hay và chú ý sửa lại sao cho thấy vừa
ý nhất. 3/ Bí quyết học tiếng anh: Rèn luyện kỹ năng đọc
– Đọc hầu hết mọi thứ bằng tiếng Anh, mọi lúc mọi nơi, báo tiếng Anh, tài liệu tiếng Anh,
sách tiếng Anh. Nếu bạn thích đọc sách thì cố gắng tìm sách giấy hoặc
ebook bằng tiếng Anh, kiên quyết không đọc tiếng Việt nếu có bản tiếng
Anh. Dĩ nhiên mới đầu đọc thì sẽ chậm và nản, nhưng kiên trì đọc hằng
ngày dần dần rồi cũng quen và tốc độ sẽ tăng dần. Ngày đầu tiên đọc nửa
trang và tra từ điển miết là nản rồi, cố gắng ngày hôm sau đọc hết một
trang, hôm sau nữa hai trang, dần dần một ngày đọc lên 10 trang hay 20
trang là coi như tạm được. Sau khi đọc một thời gian ta sẽ thấy cách
dùng từ của mình linh hoạt hơn, văn phong thoải mái và trơn tru hơn, và
dễ dàng phát hiện ra những lỗi dùng từ sai vì nhìn sẽ thấy trái trái.
– Từ vựng, từ vựng. Một điều quan trọng là khi luyện nghe và đọc,
thấy những từ nào mới mà mình thấy thích và phổ biến thì lập tức ghi lại
vào sổ tay hoặc note điện tử, nhớ ghi theo chủ đề, tra từ điển để biết ý
nghĩa và cách dùng từ đó. Rồi mỗi ngày xem lại list và học thuộc từ
mới, đặt câu với các từ đó. Một thời gian sau lại lật qua để ôn lại,
nhằm mục đích biến từ mới thành từ của mình. Một ngày học mười từ, mười
ngày có trăm từ. Nhờ đó mà từ vựng của mình sẽ tăng lên theo thời gian.
– Sách tiếng Anh: sách ngoại văn tại Việt Nam khá hiếm. Sau một thời
gian tìm kiếm, mình tìm ra một vài nguồn cung cấp sách tiếng Anh khá ổn.
Sách giấy thì có ở nhà sách Xuân Thu trên đường Trần Hưng Đạo (Q. 1 –
Sài Gòn), giá cũng mềm, nhưng ít sách mới xuất bản. Hoặc là rình mua
sách cũ theo đợt của anh Cảo Thơm
https://www.facebook.com/pages/C%E1%BA%A3o-Th%C6%A1m/163749470451569?fref=ts,
nhiều sách hay mà giá lại rẻ nữa.
– Sách ebook: mình hay download từ trang
http://ebook4expert.blogspot.com/ của em Phạm Minh Tuấn, nhiều sách tha
hồ đọc thoải mái, chủ đề cơ bản là business và phát triển bản thân. Còn
một trang khác mà mình cực thích (ôi bí kíp của tôi) là trang
https://openlibrary.org/. Đăng ký mượn rồi vào đọc online, một số sách
hiếm kiếm hoài ebook trên mạng không có nhưng tìm trong trang này là có
hết. 4/ Bí quyết học tiếng anh: Kỹ năng Viết
– Cách đơn giản để bắt đầu viết và để luyện từ là tiếp tục dùng ba
cái trang dùng để luyện nghe ở trên đầu bài và bật lên, vừa nghe vừa
chép lại, hoặc tăng tốc hơn thì nghe liên tục và tóm tắt lại các ý chính
(cách này rất tốt để luyện thi Toefl hay Ielts). Sau đó so sánh bản
chép của mình với transcript xem mình bị thiếu ý hay viết sai từ nào
không.
– Viết blog. Phương pháp luyện viết tiếng Anh khác của mình là lập ra
một blog bằng tiếng Anh để viết bất kỳ cái gì mình thích, mà thường là
review việc tự học và dặn dò rèn luyện bản thân. Mà viết blog dù tiếng
Việt hay tiếng Anh cũng đều có những cái lợi riêng của nó. Nó giúp tăng
cường khả năng diễn đạt và làm phong phú đời sống tinh thần. Mình đang
ráng giữ phong độ 1 ngày viết 1000 từ, viết được thấy khỏe. Khi viết, cố
gắng áp dụng những từ vựng mình đã học từ quá trình nghe và đọc.
Xong phần cơ bản rồi, nếu muốn luyện thi thì phải tập trung giải đề
thôi, down tài liệu hoặc ra tiệm mua sách model test của Toefl hoặc
Ielts về luyện. Hoặc chỉ cần tra trên mạng: bí quyết luyện Ielts 8.0
hoặc Toefl iBT 100 là thôi chứ tài liệu nhiều vô thiên lủng, học đến
chết thì thôi. Nhưng mà bạn đừng hỏi mình được mấy chấm nha. Mình lý
thuyết thì giỏi lắm, còn thực hành thì…
“Ôi trời sao nhiều dữ, thời gian đâu mà học cho hết?”. Nói thật nhé,
không có thời gian chỉ là một câu biện hộ cũ rích. Bạn nào mà bảo rằng
bạn muốn học tiếng Anh nhưng không có thời gian, thì bản sẽ nghĩ thế nào
nếu mình nói rằng bí quyết cuối cùng mình chưa nói là thức dậy lúc 4h
sáng để học? Cho nên mọi thứ đều có thể hết đó, quan trọng là ta có thực
sự muốn làm điều đó hay không. Có lẽ sẽ nảy sinh câu hỏi tiếp theo:
“Tôi muốn học tốt tiếng Anh, muốn trở nên xuất sắc và thông tuệ, nhưng
làm sao để thắng được tính lười biếng, vượt qua được sức ỳ của mình
đây?”. Haha, that’s a good question. Để lần sau nói tiếp.
Bài viết trên đây hy vọng sẽ giúp ích phần nào trong việc học tiếng
anh của bạn, trong trường hợp bạn đã từng học tiếng anh nhưng hiện bạn
đang cảm thấy mình đã bị mất căn bản tiếng anh.
Để tự học tiếng anh một cách hiệu quả bạn cần lên cho mình một lịch
trình học thật chi tiết và duy trì thói quen đó mỗi ngày. Tránh tình
trạng bạn học tiếng anh theo cảm tính, nghĩa là hôm nào tự dưng thấy có
hứng thì đem ra học còn hôm nào không hứng thú thì chả thèm động đến nó.
Học tiếng anh không phải là việc ngày một ngày 2 là có thể làm chủ được
tiếng anh mà phải học mỗi ngày, có thể không nhiều nhưng hãy cố gắng
duy trì thói quen đó hằng ngày và biến nó thành sinh hoạt hàng của bạn.
Hãy đầu tư quỹ thời gian mỗi ngày của bạn vào việc học tiếng anh giao
tiếp.
Mỗi ngày hãy dành ít nhất 30 phút để học tiếng anh, việc dành ra 30
phút để học tiếng anh sẽ hiệu quả hơn so với việc một hôm cứ nhồi nhét
thật nhiều kiến thức vào trong đầu của bạn, làm cho bộ não của bạn không
thể tiêu hóa hết số kiến thức đó, và rồi một vài ngày sau lại không
đụng đến nó thì quên sạch chúng.
Việc nhồi nhét quá mức sẽ dễ làm bạn chán nản và nhanh chóng bỏ cuộc.
“Kiến tha lâu sẽ đầy tổ”, mỗi ngày học một ít, qua một thời gian bạn sẽ
thấy ngỡ ngàng vì sự tiến bộ của bản thân. Không cần phải ngồi hàng giờ
mà chia nhỏ thời gian ra, có thể buổi sáng học một chút, buổi trưa một
chút, buổi chiều và buổi tối. Bạn cũng có thể tận dụng thời gian ngồi
trên xe bus, chờ giờ vào học để luyện nghe tiếng Anh.
Bạn nên tự chia thời gian cho mình, bao nhiêu thời gian tập nói, học
từ vựng, thời gian nào dành cho những phương pháp học tiếng anh mà mình
nên áp dụng,…Bạn cứ thử đi và chắc rằng đây sẽ là phương pháp giúp bạn
đo lường khả năngtiếng Anh giao tiếp của mình một cách tốt nhất.
Duy trì thói quen nghe tiếng anh hàng ngày, có thể xem phim phụ đề hay đọc báo song ngữ Anh-Việt
Hãy tận dụng thời gian tối đa để dành cho việc luyện kĩ năng nghe các bạn nhé.
Youtube là nguồn dữ liệu giúp ích cho việc học tiếng anh của bạn
Với sự phát triển nhanh chóng của google đặc biệt là youtube thì việc
tìm ra cho mình những kênh(channel) học tiếng anh trên youtube là không
quá khó. Cái lợi của việc học tiếng anh trên mạng là rất sinh động vì
bạn vừa có thể vừa nghe vừa nhìn mà không làm bạn cảm thấy buồn chán,
nhưng nó rất dễ làm cho bạn sao nhãng.
Nguồn video học tiếng anh trên youtube thì rất nhiều nhưng làm sao để
xác định mình sẽ học về lĩnh vực và trong giới hạn nào, để tránh tình
trạng “xem miên man” với hàng ngàn Video hấp dẫn khác nhau. Nó sẽ làm
bạn đi rất xa với mục đích ban đầu nếu bạn không biết cách ngừng lại
đúng lúc.
Mỗi ngày học một câu nói giao tiếp tiếng anh
Trong tiếng Anh giao tiếp, có rất nhiều từ lóng, thành ngữ hay những
câu trích dẫn, châm ngôn bạn chưa bao giờ được học ở trường lớp. Hãy sưu
tầm, ghi nhớ và sử dụng chúng trong những tình huống mà bạn cho là có
thể áp dụng chúng vào thực tiễn. Mỗi ngày chỉ một nói một câu như thế
nhưng chắc rằng bạn phải nắm được ý nghĩa và cách nhấn âm, lên xuống sao
cho đúng giọng điệu, là bạn có thể tăng vốn câu của mình lên rất nhiều
rồi đấy.
Khi bạn học bất kỳ một cái gì bạn luôn phải trả lời 2 câu hỏi đó là: Học cái gì? Tại sao phải học?. Học Tiếng Anh giao tiếp
cũng vậy, để đạt được hiệu quả bạn phải hiểu lý do vì sao bạn phải bỏ
công, bỏ sức, bỏ tiền bạc… ra để chinh phục bằng được Tiếng Anh. Bí
quyết học tiếng anh giao tiếp hiệu quả là gì? Hãy cùng Academy.vn tìm
hiểu phương pháp giúp bạn học tiếng anh giao tiếp dễ dàng nhé!
Mỗi ngày bạn phải xác định một mục tiêu cụ thể, rõ ràng, ví dụ bạn có thể đưa ra mục tiêu cụ thể: “sau
3 tháng bạn có thể giao tiếp Tiếng Anh với người người nước ngoài, sử
dụng các câu giao tiếp hàng ngày một cách nhuần nhuyễn.” Điều đó cho thấy bạn phải tự lên một kế hoạch hoàn chỉnh, một chiến lược cho việc học Tiếng Anh giao tiếp hàng ngày. Tìm ra bí quyết học Tiếng Anh giao tiếp hiệu quả
sẽ giúp bạn học tiếng Anh một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Luyện nói
nhiều thì sẽ thành thói quen và khả năng phản xạ tốt. Ai cũng phải trải
qua một thời gian học tập thì mới có thể giỏi được, lúc đầu bạn sẽ gặp
phải những lỗi sai, nhưng đừng sợ hãi, hãy sửa sai và tiếp tục nói. Bạn
nhất định sẽ thành công!
Các phương pháp tự học tiếng anh giao tiếp hiệu quả
Giao tiếp tiếng anh là kỹ năng quan trọng
nhất của tiếng anh, vì nó sẽ liên kết mọi người với nhau và giúp phát
triển bản thân. Vì vậy làm sao để học tiếng anh giao tiếp một cách hiệu
quả là vấn đề mọi người đau đầu và tìm cách cải thiện. Nếu bạn cũng đang
đi tìm cách học tiếng anh giao tiếp hiệu quả hãy đọc bài viết dưới dây nhé
Thứ nhất: Xác định mục tiêu khi học tiếng anh
Một khi đã quyết tâm học tiếng anh giao tiếp
bạn phải xác định được mục tiêu của bạn, tức là bạn phải trả lời được
câu hỏi bạn Học tiếng Anh giao tiếp để làm gì? Đây là bước đệm, là nền
tảng ban đầu để bạn chinh phục tiếng Anh giao tiếp. Chỉ khi làm tốt bước
đệm này, bạn mới có thể tiến đến những bước làm tiếp sau. Chính vì vậy
bạn cần phải liệt kệ ra một loạt những mục tiêu khi học tiếng Anh. Học tiếng anh giao tiếp để đi nước
ngoài, đi du lịch hoặc tiếp xúc với những người nước ngoài, có thể mua
bán trao đổi với người nước ngoài một cách dễ dàng. Học tiếng anh giao
tiếp để trao đổi công việc khi đi làm, cũng như làm tại các công ty liên
doanh với nước ngoài… Hoặc bạn xác định mục tiêu là học tiếng Anh giao
tiếp để kết hôn với người nước ngoài… Dù là mục đích nào đi chăng nữa
thì bạn phải luôn xác định được mục tiêu học để làm gì? Như vậy, bạn mới
có thể biết được học cái gì và nên học như thế nào. Giả sử, bạn muốn tự học tiếng Anh giao tiếp,
bạn có thể tìm một bộ phim hoạt hình, phim tiếng anh có phụ đề sau đó
thì bắt chước lại những câu nói của họ và tiếp hiểu xem hoàn cảnh giao
tiếp của họ là gì? Từ đó áp dụng vào hoàn cảnh giao tiếp hiện tại, hoặc
bạn nên tìm những đoạn văn tạo động lực, nội dung trong đoạn văn có ý
nghĩa mà bạn cảm thấy hứng thú học…. Thứ hai: Học ngữ cảnh trước, học từ vựng sau:
Có những bạn luôn đặt mục tiêu là một ngày phải học thuộc từ 10 -15 từ
mới và ngày mai lại quên ngay. Hoặc là bằng cách học một từ nào đó, ví
dụ học từ “talk” thì liệt kê ra tất cả cách sử dụng của từ đó?. Học như
vậy đến khi giao tiếp bạn phải “lục lọi” tất cả những từ mà mình đã học
và lắp ghép lại từng câu với nhau và xem xét xem nó có thể dùng trong
trường hợp này không. Bạn sẽ nói lập bập, ngắt quảng và chỉ sau một lúc
là sẽ bối rối. Thay vào đó, hãy học các “ngữ cảnh” và các từ, cụm từ gắn
với ngữ cảnh đó. Khi gặp tình huống tương tự bạn đã có sẵn tiếng Anh
phù hợp để “bật” ngay ra rồi, thay vì phải nghĩ lâu. Thứ ba: Học không phải là để biết mà phải để vận dụng:
Nếu bạn quan niệm học cho xong, cho biết thì đó là một quan niệm sai
lầm, và nó sẽ chẳng mang lại cho bạn kết quả gì đâu. Bạn phải biết cách
vận dụng vào hoàn cảnh giao tiếp. Tại sao, chỉ cần 3000 từ vựng tiếng
Anh cơ bản là có thể nói tiếng Anh dễ dàng, nhưng trên thực tế có nhiều
bạn có rất nhiều vốn từ vựng tiếng anh,
thậm chí lên đến 5000 – 6000 từ nhưng vẫn không thể giao tiếp được, lý
do là các bạn chỉ học để đó và không bao giờ vận dụng. Vì thế vấn đề
không phải là học nhiều, mà là sử dụng được tất cả những gì bạn đã học.
Thay vì dành nhiều thời gian học từ mới và mẫu câu mới, hãy luyện tập để
sử dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt vốn từ đang có của bạn trước đã. Sử
dụng và chinh phục một ngoại ngữ là cả một quá trình rèn luyện, kiên
trì. Chính vì vậy, các bạn hãy bắt đầu ngay quá trình chinh phục tiếng
Anh. Chúc các bạn có nhiều niềm vui và gặt hái nhiều thành công trong
việc học tiếng Anh giao tiếp. Thứ tư: Kết hợp kỹ năng nghe và nói: Học tiếng Anh
giao tiếp tức là rèn luyện kỹ năng nghe, nói. Tuy nhiên, hai kỹ năng
này bạn phải được kết hợp chặt chẽ với nhau. Nếu một người chỉ có rèn
luyện kỹ năng nghe,
thì nó chỉ tăng khả năng của bạn là hiểu người khác nói gì chứ không
thể nói được những điều mà mình muốn đối đáp lại, hoặc ngược lại nếu một
người nào đó chỉ có rèn luyện kỹ nói, thì quá trình trao đổi với người
khác sẽ rất khó khăn vì không nghe được họ nói gì, như vậy sẽ biết phải
trả lời như thế nào. Chính vì vậy, để có thể giao tiếp tốt thì bạn phải
rèn luyện kết hợp cả hai kỹ năng này, tốt nhất là hãy cố gắng để luyện
tập tiếng Anh giao tiếp với người thật, tốt nhất là với người nước
ngoài, hoặc những người giỏi tiếng Anh hơn bạn, hoặc cùng lắm thì với
bạn bè cũng được. Đừng tập một mình!
Thứ năm: Duy trì thói quen luyện tập mỗi ngày
Để có giao tiếp tiếng Anh tốt bạn đừng quen
việc tạo cho mình thói quen duy trì luyện tập hàng ngày, sẽ chẳng có ai
thông minh đến mức có thể học một lần rồi nhớ mãi, thường thì tất cả
những người có thể giao tiếp tiếng Anh
nổi tiếng ở Việt Nam thì để tạo nên sự thành công như ngày hôm nay
không thể thiếu yếu tố duy trì luyện tập mỗi ngày. Bạn nên nhớ rằng quá
trình duy trì khổ luyện chính là bí quyết tạo nên sự thành công của học
tiếng anh giao tiếp. Chỉ cần bạn kiên trì luyện tập theo 5 phương pháp
trên tôi chia sẻ tôi đảm bảo tiếng anh giao tiếp của bạn sẽ cải thiện
một cách bất ngờ.
4 yếu tố quyết định giúp bạn tự học tiếng anh hiệu quả nhất
1. Niềm tin
Nếu trong đầu bạn có suy nghĩ “mình có thể nói tiến anh lưu loát
không?”. Hay “mình không có năng khiếu mình không thể nào nói anh văn
lưu loát được “. Thì chắc chắn bạn không thể nào nói tiếng Anh lưu loát
được. Sẽ không sai khi nói “niềm tin ” là yếu tố quan trọng nhất giúp
bạn thành công. Dù trong bất kể lĩnh vực gì nếu bạn không có niềm bạn
không thể vượt qua được.
Tại sao rất nhiều tấm gương như Hoàng Xuân Vinh, hay Lê Văn Công lại
mang về tấm huy chương vàng Olympic quý giá làm rạng danh đất nước với
thế giới. Là bởi vì họ có niềm tin các bạn ạ.
2. Lập Kế hoạch với mục tiêu rõ ràng
Tại sao lại lập kế hoạch với mục tiêu rõ ràng mà không phải lập kế
hoạch. Kỹ năng l ập kế hoạch không phải ai cũng thực hiện tốt cả. Bí
quyết của việc lập kếhoạch đó là đặt ra mục tiêu rõ ràng,kiên trì thực
hiện nó. Mục tiêu bạn nên chia ra làm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài
hạn.
Ví dụ như bạn đềra mục tiêu trong 1 năm bạn sẽ giao tiếp được . Và
các mục tiêu sau 3 tháng bạn sẽ nghe và giao tiếp được 30%, sau 6 tháng
khả năng nghe- nói của bạn được 50%. Lập kế hoạch đề ra mục tiêu rõ
ràng để thực hiện khác với lập kế hoạch rồi để đó mà không làm gì cả
hoặc làm mà không đến nơi đến chốn. Đó chính là sự khác biệt giữa người
thành công và người bình thường.
Xem thêm: tieng anh chuyen nganh ke toan học tiếng anh giao tiếp hiệu quả phương pháp học tiếng anh hiệu quả
3. Thực hiện bền bỉ, kiên định
Khi đã có niềm tin và mục tiêu rõ ràng việc tiếp theo là thực hiện nó
một cách bền bỉ và kiên định. Bạn có bao giờ đặt câu hỏi “Tôi biết mình
giỏi hơn họ nhưng tại sao họ lại thành công hơn tôi?”. Đơn giản là vì
mặc dù bạn thông minh hơn nhưng họ lại cố gắng, hành động nhiều hơn bạn,
nhất là sự kiên định, bền bỉ. Đó chính là yếu tố khác biệt giữa người
mơ mộng hão huyền và người thành công rực rỡ. Hãy thực hiện một cách
kiên định bằng sự đam mê, sự tự tin, loại bỏ những cảm xúc chán nản,
lười biếng đó sẽ là chìa khóa giúp bạn thành công.
4.Rút kinh nghiệm từ những thất bại để tiếp tục
Để thành công bạn phải trải qua rất nhiều khó khăn và không thiếu
những lần thất bại. Sau 3 tháng bạn vẫn không nghe nói tiếng Anh được
30% lí do tại sao vậy?. Do bạn không học từ vựng hay do bạn không dành
thời gian cho nó. Hãy đừng bỏ cuộc mà hãy rút kinh nghiệm để tiếp tục
hoàn thành những mục tiêu bạn đề ra. Người thành công là người biết rút
ra những kinh nghiệm khi thất bại. Khi bạn rút kinh nghiệm sẽ là một lần
bạn rút ngắn thời gian đến thành công cuối cùng đó.
4 Cách tự học tiếng anh hiệu quả nhất
Nguyên tắc thứ 1: Học từ vựng
Điều đầu tiên bạn muốn giao tiếp được thì bạn phải chuẩn bị cho mình
một lượng từ vựng nhất định. Bạn không thể hiểu được người đối diện bạn
nói gì nếu như bạn không biết từ vựng. Lời khuyên giúp bạn học từ vựng
hiệu quả nhất là nên học từ vựng theo cụm từ mà người bản xứ thường
dùng. Học theo cụm từ vừa giúp bạn học được nhiều từ mà lại giúp bạn
phản xạ nhanh hơn.
Nguyên tắc thứ 2: Nghe thật nhiều
Bước tiếp theo bạn hãy nghe anh văn thật nhiều. Nghe mọi lúc mọi nơi,
nghe mỗi ngày. Bạn có thể nghe tin tức bằng tiếng Anh, nghe một bài
nhạc mà bạn thích…. Để nghe hiệu quả bạn nên chọn cho mình những chủ đề
phù hợp, phát âm chính xác của người bản xứ. Lúc mới bắt đầu thì sẽ hơi
khó khăn nhưng sau đó mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.
Nguyên tắc thứ 3: Luyện nói trong mọi tình huống
Bất cứ khi nào bất cứ ở đâu nếu có cơ hội để luyện kỹ năng nói bạn
hãy tận dụng. Hiện nay có rất nhiều câu lạc bộ tiếng Anh hoàn toàn miễn
phí bạn có thể đăng ký tham gia để cải thiện kỹ năng còn thiếu hoặc bạn
có thể giao tiếp với người nước ngoài nhờ họ chỉ dẫn cho. Đừng e ngại
mình nói sai, nói không đúng. Nếu bạn nói sai thì hãy nói lại cho đến
khi nào đúng thì thôi. Bạn chỉ ngại khi bạn không giao tiếp được thôi.
Nguyên tắc thứ 4 : Không quá chú trọng vào ngữ pháp
Bạn không nên quá chú trọng vào ngữ pháp. Đừng học anh văn truyền
thống cứ học vẹt ngữ pháp và từ vựng .Rồi sau đó áp dụng máy móc ngữ
pháp vào trong tình huống thực sự dẫn đến sự hài hước, lúng túng trong
giao tiếp. Quan trọng như đã nói ở trên bạn cứ nghe, tập trung luyện kỹ
năng nói và phản xạ thì bạn sẽ giao tiếp được thôi.
Nguyên tắc thứ 5: Dành thời gian học mỗi ngày
Nguyên tắc cuối cùng giúp bạn tự học tiếng anh hiệu đó là bạn nên
dành thời gian để học Anh Văn mỗi ngày. Bạn học và sử dụng anh văn
thường xuyên mỗi ngày thì tự nhiên bạn sẽ nói tiếng Anh lưu loát.
Chúng tôi vừa chia sẻ những yếu tốcũng như những cách tự học tiếng anh hiệu quả nhất.
Đã có rất nhiều bạn đã thực hiện và đã thành công. Ngay từ hôm nay nếu
như bạn muốn giao tiếp tiếng anh thì hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Bạn
muốn là người thành công hay là người thất bại. Tất cả phụ thuộc vào
bạn. Tôi nghĩ bạn sẽ thành công – Hãy không ngừng cố gắng để thực hiện
ước mơ của bạn.
Từ vựng là một trong những yếu tố quan trọng nhất
trong việc học tiếng Anh. Oxford sẽ đưa ra những tips vô cùng hiệu quả
để các bạn học tiếng Anh tốt.
Từ vựng luôn là
yếu tố quyết định đến khả năng sử dụng tiếng Anh của mỗi người. Bạn biết
được càng biết được nhiều từ vựng thì khả năng nghe, nói, đọc, viết của
bạn đều tiến bộ theo. Tuy nhiên có một vấn đề mà rất nhiều người gặp
phải khi học từ vựng đó là tình trạng “học trước quên sau”. Vậy làm cách
nào có thể học được nhiều từ vựng trong thời gian nhanh và dễ nhớ?
Oxford sẽ chia sẻ cho các bạn một số cách đơn giản để học từ vựng hiệu quả nhất.
1. Học từ vựng theo chủ đề
Thay vì học riêng lẻ từng từ rời rạc, nếu các bạn biết nhóm chúng vào
cùng 1 chủ đề thì đảm bảo việc học thuộc sẽ trở nên đơn giản hơn rất
nhiều luôn.
Có vốn từ vựng theo chủ đề, khi làm bài thi nói hoặc viết theo một chủ
đề nào đó bạn sẽ phát huy được tối đa vốn từ vựng. Khiến bài nói và bài
viết của bạn trôi chảy và nhiều ý tưởng. Vì vậy, việc học từ theo chủ đề
cũng giống như một mũi tên trúng hai đích vậy, vừa giúp chúng ta biết
thêm nhiều từ mới, vừa có nhiều từ vựng và ý hay để triển khai cho bài
thi được tốt hơn.
2. Sử dụng hình ảnh, âm thanh hay câu chuyện để ghi nhớ từ vựng nhanh
Thực tế cho thấy, cách mà nhiều người thường hay học từ vựng đó là viết
từ vựng đó kèm nghĩa ra giấy thật nhiều lần để ghi nhớ. Tuy nhiên cách
này có thể hiệu quả tức thời nhưng về lâu về dài, nếu không sử dụng lại
thì chắc chắn ta sẽ quên từ. Ngược lại, nếu sử dụng những hình ảnh, âm
thanh hay câu chuyện ấn tượng thì có thể khiến não bộ chúng ta nhớ rất
mãi. Cách thức học này cũng vô cùng đơn giản, khi chúng ta học 1 từ mới,
hãy cố gắng tự nghĩ ý tưởng và minh họa cho nó bằng hình ảnh ngộ
nghĩnh, khi học 1 nhóm từ vựng theo chủ đề, hãy cố gắng sắp xếp chúng
vào thành 1 đoạn văn, kể về 1 câu chuyện thú vị. Với cách này, đảm bảo
sẽ giúp chúng ta sẽ nhớ từ mới rất lâu đó.
Cách học từ vựng bằng âm thanh, hình ảnh đã được khoa học chứng minh cực
kỳ hiệu quả, và được rất nhiều trung tâm đào tạo uy tín áp dụng đào tạo
cho học viên
xem thêm: thuật ngữ kế toán tiếng anh cách học tiếng anh giao tiếp phương pháp tự học tiếng anh hiệu quả .
3. Học từ vựng qua bài hát, phim ảnh
Nhiều lúc do tâm lý nghĩ học tập là một gánh nặng, bắt buộc phải học mà
khiến chúng ta mất đi niềm vui trong việc tiếp nhận tri thức. Nếu các
bạn có thể giải tỏa tâm lý đó bằng việc nghe nhạc hay xem phim thì sẽ
khiến từ mới “vào đầu” dễ dàng hơn mà không khiến ta chán nản khi học.
Các bạn nên học từ vựng bằng những phim từ mức độ thấp đến cao. Rất
nhiều bộ phim hay để học tiếng Anh như: Extra English, Friends, How I
met your mother?...
4. Luôn có 1 cuốn sổ tay ghi từ mới. Cuốn sổ này sẽ
cực kì hữu ích cho bạn trong việc học mọi lúc mọi nơi. Mỗi ngày bạn hay
ghi vào quyển sổ đó những từ mới học được bao gồm nghĩa, họ từ và ngày
nào cũng mở ra đọc và học lại như vậy từ vựng đó sẽ không bao giờ có thể
quên được.
5. Tập sử dụng các từ mới và ôn tập thường xuyên.
Sau khi học các từ mới, bạn nên tập sử dụng chúng hàng ngày, có thể bằng
cách nói hoặc viết. Bạn nên nhớ rằng, học từ vựng chỉ thành công khi
bạn biết sử dụng chúng.
Cô Ms Hoa - Giám đốc Trung tâm Anh ngữ
Ms Hoa TOEIC - người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy TOEIC chia sẻ một số
phương pháp giúp bạn học từ vựng hiệu quả hơn.
Học theo chủ đề
Học tập trung vào từng chủ đề sẽ giúp bạn nhớ từ dễ dàng hơn, tránh
việc học tràn lan không hiệu quả. Sau quá trình ghi nhớ, các bạn có thể
vận dụng ngay nó vào cuộc sống hàng ngày theo từng chủ điểm đã được học.
Đây là cách hiệu quả để gắn kết các từ vựng với nhau. Học những từ có cùng gốc
Từ được hình thành bởi từ gốc (roots), tiền tố (prefixes) đứng trước từ gốc, và các hậu tố (suffixes) đứng sau từ gốc.
Ví dụ: Re (tiền tố) + circula (từ gốc) + tion (hậu tố) là Recirculation (Sự tuần hoàn).
Trong tiếng Anh, có rất nhiều từ gốc, tiền tố, hậu tố xuất xứ từ tiếng
Hy Lạp và tiếng Latinh. Tìm hiểu về ý nghĩa của chúng sẽ giúp bạn tăng
vốn từ vựng. Ví dụ re có nghĩa là “một lần nữa”, reunite (đoàn tụ),
reconsider (xem xét lại).
Flashcard - công cụ học từ vựng qua hình ảnh và ví dụ minh họa hiệu quả.
Học từ vựng qua hình ảnh
Hình ảnh và âm thanh sẽ giúp bạn học từ vựng đỡ nhàm chán. Nó vừa có
tác dụng thư giãn, lại tác động sâu vào trí nhớ. Theo nghiên cứu, hình
ảnh sẽ giúp ta hồi tưởng lại sự việc dễ dàng hơn và điều này được ứng
dụng cho việc học từ vựng thay vì chỉ luyện tập viết chữ như bình
thường.
Ví dụ: Khi học từ “beautiful” (xinh đẹp), hãy liên tưởng đến một loài
hoa nào đó thật đẹp mà bạn thích, hoặc tra từ đó bằng hình ảnh. Học từ vựng qua sách, phim ảnh
Xem thêm: cách học tiếng anh giao tiếp hiệu quả phương pháp học tiếng anh hiệu quả
Các bộ phim Friends, How I met your mother… hay bài hát Safe and sounds, What makes you beautiful…” là lựa chọn không tồi cho những bạn vừa muốn xem phim giải trí, lại có thể nâng cao vốn từ vựng.
Ngoài phương pháp học trên, bạn cần có tài liệu học từ vựng TOEIC hiệu
quả. Một cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ đi thi TOEIC là 600 essential words for the TOEIC.
Giống tên của nó - 600 từ thiết yếu - bạn phải có ít nhất 600 từ trong
sách để có thể đi thi. Sách chia làm 50 chủ đề, mỗi chủ đề có 12 từ.
Điểm được đánh giá cao ở cuốn này là bài tập phong phú, các bài đều bám
sát chủ đề và các từ cần học.
Nếu muốn nâng cao thêm, bạn có thể đọc cuốn Hackers TOEIC Reading.
Đây là một trong những giáo trình mới và hay về TOEIC. Từ vựng trong
sách rất phong phú, đa dạng. Điểm đặc biệt là phần cuối sách có liệt kê
các từ thường xuất hiện trong đề thi thật, và còn đánh dấu những từ nằm ở
đáp án.
Tuy nhiên, sách này hoàn toàn bằng tiếng Anh, số lượng từ vựng rất lớn
(nhiều mục không có chú thích nghĩa). Khi đọc, bạn sẽ dễ nản nếu học
không đúng cấp độ hoặc không có người hướng dẫn.
Như các bạn đều biết, từ vựng là một phần vô cùng quan trọng
trong Tiếng Anh. Nếu coi ngữ pháp là xương, thì từ vựng như da thịt đắp
vào để tạo thành một con người hoàn chỉnh. Song song với việc học các
mẫu câu quen thuộc, nâng cao vốn từ là một việc làm vô cùng cần thiết,
đặc biệt cho những bạn muốn có khả năng chuyên sâu về Tiếng Anh, hay
theo học các chuyên ngành, hoặc làm việc chuyên biệt trong những môi
trường yêu cầu vốn từ nhất định.
Trong thế giới thông tin ngày nay, chúng ta dường như bị ngập lụt trong các phương pháp, mỗi trang web lại có những phương pháp học tiếng Anhriêng,
và bạn cảm thấy các phương pháp của các trang web khác nhau không hề
đồng nhất, không theo hệ thống nào, hoặc còn sao chép đi sao chép lại
nữa. Bài viết này là bản tổng hợp tất tật những phương pháp được đánh
giá là áp dụng thành công, đơn giản, dễ thực hiện nhất. Việc của bạn là
xác định mục tiêu học từ vựng của bản thân, sau đó thử và chọn ra cho
mình một số phương pháp phù hợp và cụ thể dưới đây để làm theo.
Thứ nhất, cho dù bạn đã biết tầm quan trọng của việc học từ vựng, nhưng xin phép để mình nhắc lại 1 lần nữa. Bạn học Tiếng Anh với mục đích gì? Đơn giản như: + Bạn muốn nói được Tiếng Anh: Okay, bạn chỉ cần
vài từ quen thuộc là đủ dùng? Nhưng bạn có muốn mình chỉ diễn đạt được
vài nhu cầu tối thiểu thế thôi không? Bạn có muốn diễn tả những cảm xúc
khác, kể 1 câu chuyện, hay miêu tả một đồ vật, nói lời yêu thương một
người? Tất cả cần từ vựng tô vẽ và chắp cánh. + Bạn muốn học để thi: Thì không còn phải bàn cãi gì nữa, từ vựng là cực kì cần thiết. Đặc biệt là trong phần đọc hiểu.
Nhưng bạn cũng đang có băn khoẳn thứ hai nữa là quá nhiều từ, và bắt
đầu từ đầu thật khủng khiếp? Làm sao bạn nhớ được hết vài nghìn từ tiếng
Anh? Về điều này, Aten đồng ý với bạn là từ mới có rất nhiều, và chúng
ta cũng sẽ chỉ nhớ được 33,7% thông tin mới sau vài tuần. Tuy nhiên, có
câu “kiến tha lâu có ngày đầy tổ”, bạn chỉ cần
học 5 từ một ngày, thì một tuần là đã có được 30 từ, một tháng sẽ có
120 từ rồi. Không cần đặt áp lực cho bản thân học nhồi nhét quá nhiều từ
một ngày, vì như vậy cũng không hề hiệu quả, đặt ra mục tiêu vừa sức,
có thể tăng dần, từ 1,2 rồi 3 từ, 5 từ, để thấy mình đã dần dần đạt được
mục tiêu đề ra. Sau khoảng 6 tháng là bạn có kha khá từ để dùng rồi.
Vậy, bạn đã có đủ “dũng khí” để xắn tay áo học từ vựng chưa?
Bài này mình không đưa ra 1 biện pháp cụ thể nào, cũng không đảm bảo
với bạn là cách nào tốt nhất. Mình sẽ tập hợp tất cả những cách học từ
vựng hiệu quả và thú vị, trong một bài viết, để bạn tự so sánh, và áp
dụng thử, để tìm ra cho mình một, hoặc một vài phương pháp thú vị và phù
hợp với bạn nhất.
1/ Đọc theo sở thích
Đối với nhiều người Việt, việc đọc sách hay đọc truyện tiếng Anh là
một cực hình và rất dễ từ bỏ chỉ sau một thời gian ngắn. Vậy thay vào đó
hãy chọn cho mình những quyển sách hay tạp chí viết về những sở thích
của bạn, đại loại như tạp chí xe hơi, thời trang hay những câu truyện
cười trong cuộc sống hàng ngày, tất nhiên là viết bằng Tiếng anh chính
thống.
Xem thên: thuật ngữ kế toán tiếng anh tieng anh chuyen nganh
2/ Học 4 đến 5 từ mới mỗi ngày - “Chất lượng hơn là số lượng!”
Nhiều bạn vì muốn học nhanh nên dồn ép bản thân phải học tối thiểu 10
từ một ngày, tương đương 70 từ một tuần. Tuy nhiên, mặc dù họ có thể
nhớ hết 70 từ mới đó trong một tuần nhưng nó chỉ nằm trong “bộ nhớ ngắn
hạn” và kết cục chỉ trong hơn 1 tháng, họ đã quên bẵng đi. Cách hiệu quả
nhất là hãy học ít từ lại, khoảng 4 đến 5 từ mới mỗi ngày, và học luôn
cách sử dụng chúng trong từng trường hợp cụ thể.
3/ Sử dụng từ điển “Anh-Anh đồng nghĩa”
Việc động não đoán nghĩa của một từ vựng nào đó sẽ giúp bạn nhớ lâu
hơn việc ai đó nói ngay với bạn từ đó là nghĩa gì. Do đó, thay vì dùng
từ điển Anh-Việt, bạn hãy tập sử dụng ‘từ điển Anh-Anh’ hoặc ‘từ điển
đồng nghĩa’ trong khi đọc. Việc này có thể mất thời gian hơn nhưng về
lâu về dài bạn sẽ thấy tính hiệu quả của nó.
4/ Sử dụng Google Images
Có một số bạn sau khi đọc ‘bí quyết số 3′ ở trên sẽ đặt câu hỏi rằng,
nếu dùng từ điển Anh-Anh và từ điển đồng nghĩa rồi mà vẫn không thể
đoán được từ vựng thì sao? Đừng dùng từ điển Anh-Việt ngay!
Nếu vẫn chưa đoán được nghĩa của từ vựng thì hãy dùng thêm Google Images như một công cụ giúp bạn hình dung và đoán từ dễ dàng hơn.
Ví dụ, nếu bạn đang tìm cách đoán từ ‘GRAVE’, bạn hãy vào Google và
gõ từ khóa ‘grave’ vào thanh tìm kiếm. Sau đó bấm vào ‘Images’ và nó sẽ
hiện ra rất nhiều hình ảnh ‘bia mộ, nghĩa địa’ liên quan đến từ ‘grave’.
5/ Chơi những trò chơi kích thích nhớ từ
Những trò chơi đố chữ như Scrabble, Boggle và ô chữ (crossword
puzzles) sẽ kích thích trí não của bạn nhớ từ nhanh và lâu hơn. Những
trò chơi như thế này đều có sẵn trong máy tính và trên mạng Internet nên
bạn có thể dễ dàng tự chơi chứ không cần phải có người chơi cùng.
6/ Học từ vựng qua ngoại khóa với người bản xứ
Hãy nói chuyện và hỏi trực tiếp họ đó là cái gì? Ví dụ chỉ vào cái
móc khóa và hỏi họ: “Pardon, what is it? It is called what in English?”.
Khi nghe họ trả lời: “key chain”, mình đảm bảo bạn sẽ gần như nhớ từ đó
suốt đời, vì hoàn cảnh đã tác động trực tiếp tới bạn. Không chỉ vậy,
bạn còn nhớ cách phát âm và ngữ điệu cực chuẩn của từ đó. Tuy nhiên,
cách này cũng không nên lạm dụng, chỉ vào hết cái này cái kia để hỏi
nhé. Bạn có thể đăng kí tham gia Club miễn phí ở Aten, để cùng tham gia nói chuyện với người bản xứ như chính học viên nhé.
7/ Sử dụng Flashcard,sổ ghi chép, hay giấy note:
Cách này khá truyền thống, bạn có thể mang theo mình, hay dán ở nhà, ở
gương, ở những chỗ hay ngó tới, để có thể tận dụng tranh thủ học mọi
lúc mọi nơi và học thụ động nữa.
8/ Hãy học những từ có liên quan đến nhau.
Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng),
stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các
thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc
những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất
hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.
Học theo cách này, được chia thành bốn cách nhỏ bên trong: bạn có thể áp dụng cả bốn cách A, Hyponymy (Bao nghĩa)
Chair (ghế tựa), bench (ghế băng trong trường học), armchair (ghế
bành), bar-stool (ghế đẩu ngồi quán bar), pew (ghế băng trong nhà thờ),
rocking-chair (ghế xích đu), deck-chair (ghế võng) đều là những từ chỉ
ghế hay chỗ ngồi (seat). Vì vậy, tất cả chúng đều có liên quan đến nhau
vì cùng có liên quan đến từ bao nghĩa “seat”. Ghế tựa (a chair) hay ghế
dài (a bench) thì đều là ghế (a seat) nhưng ghế (seat) thì không phải
nhất thiết là chair hay bench.
Tương tự như vậy, car (ô tô con), bus (xe buýt), van (xe tải nhỏ),
tram (xe điện), lorry (xe tải lớn), motor-cycle (xe máy), taxi (taxi)
đều là những từ chỉ phương tiện giao thông.
Bạn cũng sẽ thấy việc ghi chép các từ theo hệ thống mạng lưới như sau rất có ích:
Với những sơ đồ như trên, bất kỳ khi nào có từ mới cùng nhóm, bạn
cũng có thể bổ sung từ đó vào sơ đồ từ vựng của mình một cách dễ dàng.
B, Antonymy (Trái nghĩa)
Đây là mối quan hệ có tác động rất mạnh đến việc ghi nhớ từ vựng.
Chẳng hạn khi bạn được hỏi về một từ liên quan đến ‘hot’, bạn sẽ trả lời
ngay là ‘cold’, chứ không phải là những từ như ‘desert’, ‘sun’,
‘weather’.
Vì vậy, bạn sẽ thấy việc ghi chép và học từ theo từng cặp trái nghĩa là rất hiệu quả. Chẳng hạn như:
C, Clines (Cùng trường nghĩa)
Nhiều tính từ mặc dù không phải là từ đồng nghĩa nhưng ý nghĩa của
chúng lại gần nhau vì cùng chỉ tính chất của một sự vật, sự việc, hay
hiện tượng. Việc ghi chép và học từ theo trường nghĩa cũng chứng tỏ được
sự hiệu quả của nó. Những từ mới sẽ dần được bổ sung vào danh mục từ
trong quá trình học.
Ví dụ như khi nói về nhiệt độ, chúng ta có hàng loạt tính từ chỉ mức độ từ nhiệt độ thấp đến cao.
Hai từ ‘boiling’ (sôi) và ‘mild’ (âm ấm) có thể được bổ sung vào danh mục từ này. D, Collocation (Cách kết hợp từ)
Có những từ thường được kết hợp với nhau thành một cụm từ có nghĩa
như ‘perform a task’, ‘make a suggestion’, ‘do one’s homework’, v.v. Bạn
cũng nên học cách ghi nhớ từ mới theo cách này vì đây là cách học có
tính ứng dụng cao và bạn có thể nắm được cách sử dụng và kết hợp từ có
hệ thống.
Các từ sẽ được ghi chép theo dạng sơ đồ nhằm mục đích ghi nhớ và gợi nhớ bằng hình ảnh như sơ đồ sau:
Điểm chung của tất cả những phương pháp ghi nhớ trên là sử dụng sơ
đồ, biểu đồ để ghi chép từ mới một cách có hệ thống và hình ảnh. Đó cũng
là ưu điểm vượt trội của phương pháp học từ mới này bởi việc ghi nhớ
bằng hình ảnh dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều so với bằng chữ cái. Bạn
cũng có thể sử dụng các màu sắc khác nhau trong sơ đồ từ vựng của mình
và hãy nhớ là luôn ghi chép từ mới một cách có hệ thống
9/ Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích.
Nếu quan tâm về nghệ thuật hoặc bóng đá, hãy đọc về những đề tài này.
Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ bạn biết rất nhiều từ miêu tả một bức tranh,
một trận đá bóng nhưng bạn lại không biết trong tiếng Anh chúng gọi là
gì – hãy tìm thử xem! Hãy nhớ rằng những gì bạn thích là những điều bạn
muốn nói về và là một phần của con người bạn - nếu không biết cách diễn
đạt chúng, việc này có thể làm bạn lo lắng đấy.
10/ Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh.
Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng.
11/ Học tiếng Anh qua phim ảnh
Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc
10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là
gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách
sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật
dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó. Cách tốt nhất để học qua phim là vừa nghe - vừa nhại lại - vừa viết ra lời thoại của nhân vật ! Hãy làm đều đặn.
Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe cuốn
băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ
đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước
khi xem câu trả lời chính xác.
13/ Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa.
Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều
từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng
điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây
dựng một vốn từ vựng phong phú.
14/ Luyện tập từ mới khi viết luận.
Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học
sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng
các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy.
15/ Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp.
Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học.
16/ Kỹ thuật kết hợp Âm thanh – Vận động – Hình ảnh vào việc học từ vựng
Đây
là bí kiếp vi diệu nhất, tính hiệu quả cao và đã được kiểm chứng bởi
hơn 12.000 người Việt đã áp dụng thành công trong việc cải thiện vốn từ,
tăng khả năng nhớ, sử dụng vốn từ linh hoạt mượt mà trong nghe - nói
tiếng Anh.
Khoa
học chứng minh khả năng tiếp thu và ghi nhớ từ mới tăng 400% khi bạn
kết hợp các giác quan vào việc học từ vựng, đó là sự kết hợp thính giác (
âm thanh ) – thị giác ( hình ảnh ) – vận động ( nói, biểu cảm khuôn
mặt, ngôn ngữ hình thể ). Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai
cũng áp dụng được, bạn cần có kỹ năng và kỹ thuật đế áp dụng vào rèn
luyện để nó trở thành thói quen của bạn thì bạn mới nhanh tiến bộ, và
thực hành phươn pháp một cách nhuần nhuyễn.
Trên đây là bản tổng hợp 16 cách học từ vựng mà các “tiền bối” và các cao thủ học tiếng Anh đi trước đã áp dụng thành công.
Lời
khuyên cho bạn của mình là chỉ chọn ra nhiều nhất là 3 phương pháp
trong một giai đoạn nhất định để thực hành, sau đó có thể chọn phương
pháp khác để đổi mới.
Phương pháp lớn thứ nhất: Học thuộc lòng từ vựng thông qua phát âm
Các bạn học viên cần phải hiểu rõ quy luật về mối quan hệ giữa từ
vựng và phát âm, phát âm chuẩn mỗi từ vựng sẽ giúp bạn có thể nắm được
quy luật đọc nguyên âm của những từ cùng loại, rất đơn giản ta có thể
lấy ngay được ví dụ: change, mistake, pain, gain, amazing..., nghe vô
cùng hấp dẫn phải không nào? Thông qua phát âm chuẩn mỗi từ vựng, bạn
không những nhanh chóng có thể nhớ kỹ từ vựng, còn có thể luyện tập phát
âm như người bản ngữ!
Phương pháp lớn thứ hai: Học thuộc lòng từ vựng bằng cách đọc theo băng ghi âm
Nguyên nhân căn bản dẫn đến thất bại trong
việc học từ vựng của người Việt Nam là không thể phát âm chuẩn. Bạn
biết không người thầy dạy ngữ âm tốt nhất cho bạn chính là giọng đọc
chuẩn của người bản ngữ, cho nên nhất định phải học thuộc lòng từ vựng
theo băng ghi âm. Hãy đặt âm lượng ở mức to nhất, nghe theo băng ghi âm
nhiều lần kết hợp với việc đọc to từ vựng. Đồng thời bạn hãy sử dụng
cùng một lúc các cơ quan mắt, tai, miệng, không ngừng kích thích não bộ,
ấn tượng sẽ vô cùng sâu sắc!
Phương pháp thứ ba: cuồng nhiệt học thuộc lòng từ vựng theo “phương pháp ba nhất”
“Miệt mài đêm ngày” học thuộc lòng từ
vựng, hiệu quả vẫn cực kỳ thấp! Nhất định phải học thuộc lòng từ vựng
theo “phương pháp ba nhất”. Khi học thuộc lòng từ vựng, nhất
định phải đạt chuẩn ở mức to nhất, rõ nhất và nhanh nhất. Khi bạn áp
dụng luyện tập theo phương pháp ba nhất, năng lực tập trung của bạn có
thể đạt mức cao nhất, khả năng ghi nhớ có thể được cải thiện rõ rệt, bạn
không những có thể dễ dàng ghi nhớ từ vựng mà còn có thể luyện tập và
tạo dựng “cơ bắp quốc tế”!
Phương pháp thứ tư: Phân loại từ vựng
Trong tiếng Anh có rất nhiều từ thuộc cùng
một nhóm loại, có thể nhóm những từ cùng loại để cùng luyện tập, từ đó
cải thiện đáng kể hiệu quả trí nhớ. Các bạn học viên có thể sử dụng động
tác tay, thử phân loại từ vựng trong một cuốn sách, chép nó vào một mẩu
giấy nhớ, sau đó tập trung luyện tập, nỗ lực đột phá, cố gắng ghi nhớ!
Phương pháp thứ năm: Học từ vựng theo các dạng thức của từ
Phương pháp ghi nhớ từ vựng này là một trong 10 phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng Anh được nhiều người áp dụng trong việc chinh phục tiếng Anh
của mình.Trong tiếng Anh có rất nhiều các dạng thức khác nhau của từ
như: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, ngoài tiền tố, hậu tố còn có
nhiều loại biến thể khác nhau làm thay đổi ý nghĩa của từ. Muốn triệt để
nắm vững từng từ, chúng ta phải nắm vững được đặc tính của mỗi nhóm
dạng! Hãy triệt để nắm vững từ vựng trong tất cả các dạng thức! Với việc
học từ vựng theo kiểu nhóm dạng như thế, đảm bảo khả năng học thuộc
lòng từ vựng của bạn có thể lên cao bất ngờ!
Phương pháp thứ sáu: Phân bổ thời gian học từ vựng hợp lý
Học thuộc lòng từ vựng không cần phải vất
vả học đêm học ngày. Mỗi ngày sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ, trước
và sau ba bữa cơm, khi đợi xe, trên đường về nhà sau khi tan học, thậm
chí là cả thời gian khi bạn đang ở trong nhà vệ sinh đều có thể cuồng
nhiệt học thuộc từ vựng. Hãy luôn mang theo sách tiếng Anh bên mình, có
thời gian hãy lập tức học thuộc, luyện tập mọi lúc mọi nơi, sau đó là
“bật ra dễ dàng”!
Phương pháp thứ bẩy: Học thuộc lòng từ đồng nghĩa và trái nghĩa
Khi nhìn vào mỗi từ vựng, bạn có thể liên
tưởng đến những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa của nó, thông qua cách làm
này bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ chúng; tương tự, mỗi khi nhìn thấy một từ
vựng, có thể liên tưởng đến từ trái nghĩa của nó. Hãy học nhớ từ vựng
theo phương pháp: một từ với nghĩa tích cực một từ với nghĩa tiêu cực,
nhóm chúng thành cặp thành đôi, rõ ràng là một mũi tên trúng hai đích!
Sử dụng phương pháp này để học thuộc lòng từ vựng, ấn tượng sẽ càng sâu
sắc!
Phương pháp thứ tám: Vừa học hiểu vừa dịch
Khi bắt gặp mỗi từ hãy nhanh chóng bật ra ý
nghĩa của tiếng Việt của nó, cũng tương tự, mỗi khi nhìn vào từ tiếng
Việt hãy buột miệng nói ra từ đó bằng tiếng Anh. Hoặc cách khác là hãy
mời học sinh của bạn nói ra từ này, sau đó bạn lập tức dịch từ đó sang
tiếng Việt; khi học sinh nói một từ tiếng Việt, bạn nhanh chóng buột
miệng nói ra từ này bằng tiếng Anh. Thông qua phương pháp dịch nhanh từ
vựng dưới dạng song ngữ, hiệu quả sẽ vô cùng tuyệt vời! Thông qua phương
pháp này, bạn đồng thời bạn còn có thể luyện tập và trau dồi khả năng
dịch nói của mình!
Phương pháp thứ chín: Học thuộc lòng từ vựng qua các câu
Từ vựng khi đứng độc lập chỉ có thể là “học lại quên, quên lại học,
lại học lại quên”! Cho nên, nhất định phải học thuộc lòng từ vựng thông
qua ứng dụng thực tiễn. Từ vựng được đặt trong câu mới là từ vựng
“sống”, mới có thể giúp bạn ghi nhớ ý nghĩa và cách dùng một cách lâu
bền, mới có thể tạo ngữ cảm, mới có thể giúp bạn khắc cốt ghi tâm, mãi
mãi không quên! Điều quan trọng là, học thuộc lòng thông qua câu, bạn
không những có thể tích lũy vốn từ vựng, hơn nữa còn có thể tích lũy số
câu! Số câu bạn tích lũy được còn quan trọng hơn nhiều số từ vựng bạn
học được!
Phương pháp thứ mười: Học thuộc lòng từ vựng thông qua đoạn văn
Một đoạn văn ngắn đã chứa đựng rất nhiều
từ vựng và câu ngắn, với việc học thuộc lòng đoạn văn bạn hoàn toàn có
thể “tuyên chiến” với từ vựng! Hơn nữa, đoạn văn bạn còn giúp bạn có thể
ghi nhớ từ vựng một cách chính xác về mặt ý nghĩa và cách dùng. Điều
quan trọng là, thông qua đoạn văn bạn có thể dễ dàng nói rất nhiều rất
nhiều đoạn văn tiếng Anh, đây là mục tiêu cuối cùng của chúng ta khi học tiếng Anh!
Một vấn đề mà hiển ai cũng biết, đó là muốn nói được,
giao tiếp được bằng tiếng Anh thì không thể thiếu được từ vựng. Tuy
nhiên, không phải ai cũng biết cách học từ vựng tiếng Anh một cách hiệu
quả!
Hãy cùng mình khám phá phương pháp học từ vựng giúp nhớ lau chỉ sau 3 bước dưới đây nhé!
Có thể thấy đa phần các bạn học sinh, sinh viên học từ vựng theo kinh
nghiệm… của giáo viên, hoặc học một cách máy móc là ghi ghi, chép chép
và lẩm nhẩm đọc từ. Kết quả là nhớ ngay tức khắc và cũng quên ngay tức
thời!
Bước 1: Đừng tra nghĩa, hãy đoán nghĩa của từ
Một điều dễ thấy là khi bắt gặp một từ mới, các bạn sẽ nhanh chóng
tra từ điển để xem nghĩa của từ đó là gì. Nhưng các bạn không biết rằng,
bằng cách như vậy, bạn đã thua ngay từ khi bắt đầu con đường học từ
vựng tiếng Anh. Thay vì tra nghĩa, hay tập đoán nghĩa của từ bằng cách
xem văn cảnh của câu. Hoặc đơn giản hơn là tìm kiếm từ đó trên Google
Images.
Đây là một công cụ tìm kiếm hình ảnh của Google. Bằng cách này, bạn
có thể nhìn thấy hình ảnh trực quan của từ vựng tiếng Anh đó và đoán
nghĩa. Rất đơn giản, hãy thử với từ calendar Tìm kiếm từ ‘calendar’ trên Google Images
Truy cập vào https://images.google.com/
Tìm kiếm từ calendar
Và kết quả sẽ khiến bạn bất ngờ: https://goo.gl/tYqsp9
Bí kíp thứ hai để nhớ lâu từ vựng đó chính là phải nhớ được âm thanh
và hình dạng của từ vựng. Tức cách viết và phát âm của từ đó. Sau khi
đoán nghĩa của từ rồi bạn phải kiểm tra lại để chắc chắn mình đã đoán
đúng. Nếu chẳng may không đoán được hoặc đoán sai ở bước đầu tiên thì
đừng lo, lỗi sai sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn đó! Kiểm tra lại nghĩa và cách phát âm bằng từ điển
Bên cạnh đó, học đến từ nào bạn phải biết cách phát âm được từ đó.
Hiện nay, có rất nhiều từ điển trực tuyến giúp bạn vừa tra nghĩa, vừa
tra được cách phát âm chuẩn (có kèm cả audio phát âm)
Bạn có thể tham khảo từ điển Vdict. Đây
là từ điển khá hữu ích, có cả phiên bản Anh – Việt, Việt Anh, Anh- Anh.
Ngoài nghĩa và cách phát âm, bạn cũng có thể biết được cách sử dụng
trong một số trường hợp hoặc những giới từ đi kèm (nếu có).
Bước 3: Hãy tận dụng cơ hội để dùng từ đó thật nhiều
Sau khi đã ghi nhớ được mặt chữ, cách phát âm rồi thì hãy sử dụng từ
vừa học bất cứ khi nào có thể. Cách đơn giản nhất chính là ĐẶT CÂU. Đừng
cố gắng sử dụng những cấu trúc câu hoặc thì ngữ pháp phức tạp, hãy đơn
giản hóa mọi thứ.
Ngoài việc đặt câu, hãy sử dụng từ đó thật nhiều lần trong việc giao
tiếp với người khác. Hoặc đơn giản là tự nói với bản thân mình. Điều này
sẽ giúp bạn tập cách phát âm chuẩn khi nói từ đó trong một câu và nhớ
được văn cảnh sử dụng của từ. Hãy thực hành nhiều nhất có thể
Ví dụ: Học về calendar, bạn có thể giới thiệu với bạn bè về cuốn lịch của bạn một cách đơn giản như sau: This is my beautiful calendar… This calendar belongs to me. I received it on my 10th birthday. I
place it on my table, so I can easily know which date today is.
Ai học tiếng Anh cũng muốn biết nhiều từ vựng.
Càng biết nhiều từ vựng, bạn càng sử dụng tiếng Anh tốt hơn, dễ dàng hơn.
Ngược lại, với vốn từ vựng hạn hẹp, bạn sẽ nếm trải những tình huống như:
Nghe người ta nói nhưng không hiểu
Không có đủ từ để diễn đạt ý mình muốn nói
Đọc vài trang tài liệu mất cả buổi trời vì gặp toàn từ mới
Và ức chế nhất là khi học đi học lại 1 từ cả trăm lần – để đến khi cần xài thì lại quên.
Dĩ nhiên, ai cũng từng trải qua những tình huống đó. Vì mới bắt đầu
học tiếng Anh thì ai cũng có vốn từ vựng = 0 như nhau mà thôi.
Nếu hiện tại bạn thấy mình thiếu từ vựng “trầm trọng” thì cũng đừng
quá lo lắng. Bởi vì bạn có thể thoát khỏi tình trạng đó bằng cách bắt đầu học và tích lũy từ vựng ngay bây giờ.
Ngày qua ngày góp nhặt từ vựng, vốn từ của bạn sẽ tăng lên.
Nhưng kiên trì thôi thì chưa đủ. Bạn phải học nhanh.
Đó là lý do bạn cần phương pháp và chiến lược học từ mới hiệu quả,
tiết kiệm thời gian; giúp bạn nhanh chóng tích góp được vốn từ vựng cần
thiết và sử dụng được tiếng Anh theo nhu cầu.
Vẫn còn lo lắng vì có quá nhiều từ bạn chưa biết?
Không sao cả.
Bạn không cần phải biết TẤT CẢ từ vựng tiếng Anh mới xài tốt tiếng
Anh. Nếu bạn kiên trì học thêm từ mới và ôn lại từ cũ hàng ngày, bạn sẽ
sớm có đủ từ vựng để bắt đầu xài được tiếng Anh sớm hơn so với bạn nghĩ.
* Đầu tiên mình nói qua về “thế nào là Tân ngữ?” nhé: Tân ngữ là từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ. Ví dụ: I kiss you —> You ở đây là tân ngữ, bị tác động (kiss) bởi chủ ngữ (I).
* Có 2 loại tân ngữ là tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp.
_ Tân ngữ trực tiếp là tân ngữ trả lời cho câu hỏi “What?” (Cái gì?) _ Tân ngữ gián tiếp là tân ngữ trả lời cho câu hỏi “To whom?” (tới ai đó) hoặc “For whom?” (cho ai đó)
Ví dụ cụ thể: Hang Thuy sent Linh Trang a bouquet yesterday. (Hang Thuy đã tặng em Linh Trang một bó hoa ngày hôm qua).
Ở đây ta có thể thấy có 2 tân ngữ là “Linh Trang” và “a bouquet”.
Vậy đâu là tân ngữ trực tiếp, đâu là tân ngữ gián tiếp? Ta thử đặt câu hỏi cho chúng nha: _ What did Hang Thuy send Linh Trang? (Thế Hang Thuy gửi cho Linh Trang cái gì đấy) —-> A bouquet —> A bouquet là tân ngữ trực tiếp
_ To whom did Hang Thuy send a bouquet? (Hang Thuy gửi bó hoa cho ai vậy?) —–> Linh Trang —-> Linh Trang là tân ngữ gián tiếp
Từ này đặc biệt hơn các từ khác ở chỗ, nó có thể đảm nhiệm 2 chức năng: _ Làm ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT. _ Làm ĐỘNG TỪ THƯỜNG.
1. NEED chỉ đóng vai trò là ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT ở trong CÂU NGHI VẤN hoặc CÂU PHỦ ĐỊNH hoặc có từ chỉ nghĩa phủ định. Nhớ nhé! chỉ trong 2 loại câu này thôi
Ví dụ: _ She needn’t meet him. (Cô không cần phải gặp hắn ta) _ Need she meet Chuso? (Cô ta có cần gặp mặt Chuso không?) _ I hardly need use English for my job. (Tôi hầu như không cần dùng tiếng Anh trong công việc). Hardly mang nghĩa phủ định (“hầu như không”)
2. NEED đóng vai trò như một động từ thường. Trong trường hợp này, NEED có các cấu trúc như:
_ Nếu chủ ngữ là người hoặc động vật (những vật thể sống), thì: + S + need + to V: He needs to learn English. (Anh ấy cần phải học tiếng Anh) I need to talk to you. (Anh cần nói chuyện với em)
_ Nếu chủ ngữ là vật (không phải là những vật thể sống), thì được viết dưới dạng Ving hoặc bị động + S + need + Ving = S + need + to + be + V (phân từ) My computer needs repairing = My computer needs to be repaired.
_ Cấu trúc S + NEED + Danh từ = S +động từ tobe + in need of + Danh từ Ví dụ: I need money = I am in need of money
_ Cấu trúc S + need have + V (phân từ) : Lẽ ra nên làm gì You need have taken her back : Lẽ ra anh phải níu giữ cô ấy.