Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

8 CÁCH ĐỘNG VIÊN NGƯỜI KHÁC


Anh van giao tiep cap toc - Hôm nay chúng mình hãy cùng học cách động viên để làm cho người khác cảm thấy vui hơn khi họ gặp điều không may mắn nhé!


1. Cheer up! / Chin up! Lighten up! : Vui lên nào!
2. Smile!: Cười lên nào!
3. It's not the end of the world. : Đây đâu phải ngày tận thế.
4. Worse things happen at sea. : Còn có thể tệ hơn nữa cơ.
5. Look on the bright side: Hãy nhìn vào mặt tốt của vấn đề.
6. Every cloud (has a silver lining).: Điều gì cũng có mặt tốt mặt xấu cả thôi.
7. There are plenty more fish in the sea: Ngoài biển còn có nhiều cá lắm (câu này thường
dùng để an ủi một người vừa mới chia tay người yêu)
8. There's no use crying over spilt milk.: Cái gì đã mất đi rồi có tiếc cũng không để làm gì cả.


Đọc thêm:

PHÂN BIỆT HEAR VÀ LISTEN

Hoc giao tiep tieng Anh - Hear và Listen trong tiếng Anh đều có thể dịch là nghe. Để dịch chính xác thì phải căn cứ vào văn cảnh, tuy nhiên để dễ hiểu hơn về cách sử dụng của 2 từ này có thể tạm dịch Hear là nghe thấy và Listen là lắng nghe.



Ở đây nếu không bàn về khía cạnh ngữ pháp mà chỉ bàn về khía cạnh nghĩa và tình huống sử dụng thì chúng ta chỉ cần lưu ý:

Hear - thể hiện tính thụ động Listen - thể hiện tính chủ động

Thụ động có nghĩa là tự dưng nó đến, nhiều khi bạn không biết trước, không trông mong và không kiểm soát được. Chủ động có nghĩa là bạn muốn nghe cái gì đó, bạn lắng nghe nó với sự chú ý, bạn chọn lựa để nghe nó.

Ai đó nói và chợt bạn nghe thấy, đó là Hear. Bạn nghe thấy và dường như đó là người quen của bạn đang nói nên bạn lắng nghe xem có phải đúng là người quen của bạn không, đó là Listen.

Bạn nghe thấy tiếng xe cộ chạy qua, thật là ầm ĩ. Nhưng xe cộ chạy qua thì phải có tiếng rồi, đó là điều hiển nhiên, dù bạn có không muốn cũng phải nghe thấy. Đó là Hear. Bạn mở radio để nghe, vì bạn biết giờ này có chương trình ca nhạc mà bạn yêu thích và muốn nghe. Đó là Listen.

Ví du:

Did you hear what I just said? (Anh có nghe THẤY tôi vừa nói cái gì không?)

Sorry, I wasn’t listening. (Xin lỗi thầy, em đã không chú ý LẮNG nghe.)

Did you hear that? (Cậu có nghe THẤY không?)

What? (Cái gì cơ?)

That! Listen, it comes again! (Đó! LẮNG nghe mà xem, lại nữa đấy!)

I know you’re in there! I heard the TV! (Mẹ biết con ở trong đó rồi! Mẹ đã nghe thấy tiếng TV rồi!)


I listen to the radio every morning. (Sáng nào tôi cũng nghe radio)

Đọc thêm:

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Mẹo hay học tiếng anh cho người mất gốc

Nhiều người tưởng rằng việc bắt đầu học ngoại ngữ chỉ đơn giản là mua sách tự học hoặc đăng ký khoá học thêm tại một trung tâm tiếng anh nào đó. Thực tế cho thấy, có nhiều bạn đã tu hoc Anh van bằng quyết định chóng vánh và cũng từ bỏ nó rất nhanh sau đó. Cũng như bất kỳ các môn học xã hội khác, ngoại ngữ thường đòi hỏi người học phải dành một khoảng thời gian nhất định để theo học và có cách nhìn rõ ràng về phương pháp luyện tập tại trung tâm ngoại ngữ, cũng như tại nhà.

Thành công trong việc giao tiếp tiếng Anh phụ thuộc 90% vào nỗ lực bản thân của bạn, 10% còn lại nằm ở phương pháp và sự hướng dẫn của những người đi trước. Trong 90% đó, có khoảng 60- 70% nằm ở cách nhìn nhận viêc học ngoại ngữ trước khi bắt tay vào luyện tập nó và khoảng 20-30% còn lại nằm ở mức độ luyện tập thường xuyên của bạn.

Luyện tập hằng ngày với bạn bè cùng là cách tự học tiếng anh hiệu quả


Hiện nay có quá nhiều phương pháp học tiếng Anh từ các cơ sở đào tạo, các website… khiến bạn lúng túng, không biết phải bắt đầu từ đâu. Hãy thử 4 cách dưới đây để giúp bạn có thể lấy lại căn bản và nói tiếng anh một cách lưu loát nhất.

1. Học phát âm tiếng anh chuẩn

Khi học một ngôn ngữ mới việc rất quan trọng học phát âm, phát âm đúng mới giúp bạn có thể nghe tốt và truyền đạt ý tưởng của mình đến với người khác một cách tốt nhất. Tuy nhiên hầu hết người Việt Nam khi học ngoại ngữ đều mắc một lỗi phát âm không tốt từ đó dẫn tới không thể nghe và nói chuẩn được . Để có thể phát âm chuẩn trước khi học một từ vựng nào mới bạn phải đọc kỹ bảng phiên âm quốc tế để có thể phát âm chuẩn nhất.

2. Thường xuyên trau dồi, học từ vựng tiếng anh của bạn

Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học trong cụm từ trong câu, tránh học từ chết. Ví dụ học từ “corner” phải học trong nhóm từ “on the corner of”, học “interested” phải nhớ cụm “be interested in” thì mới biết cách đặt câu cho đúng.

Để nhớ được từ vựng thì không có cách nào hiệu quả bằng cách sử dụng chúng. Một cách học thông minh là bạn hãy cố gắng “chen” những từ vừa mới học vào khi tập nói hay khi tập viết email bằng tiếng Anh . Có thể lúc đầu bạn còn rất lúng túng và thiếu tự nhiên nhưng chính những lúc như vậy bạn sẽ nhớ từ được nhiều nhất và theo thời gian, bạn sẽ sử dụng được ngày càng nhiều từ vựng hay một cách thành thạo. Cốt lõi vấn đề ở đây chính là bạn đang tự giúp mình tạo ra những tình huống để có thể sử dụng ngay những từ mới học. Bạn không nhất thiết phải viết từ ra giấy nhiều lần vì việc này chỉ giúp bạn nhớ được chính tả của từ mà thôi.

3. Học nghe nghe tiếng anh đúng phương pháp

Cách tốt nhất để bạn có thể luyện nghe một cách hiệu quả đó chính là nghe mỗi ngày, một ngày nếu tốt bạn có thể dành ra 3 tiếng để nghe hoặc nếu không có thời gian bạn có thể dành ra một tiếng đồng hồ để nghe bằng cách tận dụng thời gian trong lúc di chuyển đi xe để nghe, lúc đầu bạn có thể nghe không hiểu nhưng bạn nên cố gắng nghe đi nghe lại nhiều lần và đoán ý dần dần bạn có thể nghe và trình độ nghe của bạn sẽ tiến bộ một cách bất ngờ.

Biết là như vậy nhưng đâu phải lúc nào bạn cũng có thể dành được nhiều thời gian vậy để tìm từ vựng mới học tìm bài nghe, tập phát âm. Bạn có thể rút ngắn thời gian bằng cách tìm một phương pháp tích hợp cả 4 kỹ năng trên để luyện nghe nói một cách hiệu quả nhất.

4. Cách học nói tiếng Anh

Kỹ năng nói sao nói đúng nói sao người nghe có thể hiểu được là một kỹ năng quan trọng khi học một ngôn ngữ mới vì vậy bạn phải tạo ra cho mình càng nhiều môi trường có thể luyện giao tiếp Tiếng anh một cách hiệu quả nhất.

Tận dụng tối đa những giờ luyện tập trên lớp tại các trung tâm ngoại ngữ (tập nói càng nhiều với bạn bè dù là những cấu trúc đơn giản nhất, đừng chỉ thực tập qua loa chiếu lệ vì càng luyện nói nhiều ta càng nhớ bài lâu hơn và tạo được cho mình phản xạ nhanh nhẹn khi gặp những tình huống tương tự trong đời sống).

Bạn phải tin vào chính mình trong bất kỳ tình huống nào có cơ hội nào để nói tiếng anh bạn đều phải mạnh dạn nói và sử dụng. Bạn phải tự tạo một môi trường bằng cách tự tổ chức một nhóm luyện tiếng anh từ 1-2 giờ ở bất kỳ nơi nào bạn thấy thoải mái, mỗi tuần một chủ đề hoặc bạn có thể trực tiếp đến các câu lạc bộ anh ngữ để luyện khả năng giao tiếp.

Phân biệt False, Wrong và Incorrect



Tự học ToeicCả ba từ false, wrong và incorrect đều mang nghĩa là chuyện gì đó không đúng hoặc không chính xác, hoặc ai đó không đúng về một chuyện nào đó.

– Wrong: không đúng, không chính xác; (về người) không đúng về ai/ chuyện gì đó (= “bad”)
E.g:

I got all the answers wrong. (Tôi đã trả lời sai hết trơn)
We were wrong to assume she’d agree. (Chúng tôi đã sai khi nhận định là cô ấy sẽ đồng ý)


– False: không đúng sự thật, không chính xác. Không đúng vì điều nào đó là sai sự thật
E.g:

A whale is a fish. True or false? (Cá voi thuộc lớp cá? Đúng hay sai?)
She gave false information to the insurance company. (Cô ấy đưa những thông tin sai lệch cho công ty bảo hiểm)


– Incorrect (trang trọng): sai dựa trên thực tế, có chứa lỗi trong đó
E.g:

Many of the figures were incorrect. (Nhiều con số trong đó là sai)
His version of what happened is incorrect. (Tường thuật của anh ta về điều gì đã xảy ra là sai)


Những câu nói sử dụng khi thăm hỏi người ốm trong tiếng Anh

Tiếng anh giao tiếp hằng ngày--Trong những bài đăng gần đây, trungtamhoctienganh123 đã cung cấp cho các  bạn những cách diễn tả bị ốm trong tiếng Anh. Hôm nay, trungtamhoctienganh123 sẽ tiếp tục cung cấp cho bạn những câu nói sử dụng khi thăm người ốm nhé. Ghi nhớ một vài câu nói đơn giản để động viên những người ốm, giúp họ hăng hái và mau chóng khỏe mạnh hơn nhé!


1) I’m here for you: Tớ luôn ở bên cạnh cậu./ Đã có tớ ở bên đây rồi.
2) Just give me my marching orders. Một câu nói đùa để tâm trạng người kia thoải mái hơn.
3) Is there anything I can do to comfort you? Tớ có thể làm gì để cậu dễ chịu hơn?
4) Wish you a quick recovery. Hy vọng cậu sớm bình phục.
5) Hope you perk up soon. Mong rằng cậu sớm khỏe lại.

Phân Biệt Will và Shall. Tránh xa sự Nhầm Lẫn!

Trong phần Reading của bài thi Toeic, chắc hẳn sẽ có lúc các bạn sẽ gặp những trường hợp xuất hiện Will và Shall. Làm thế nào để phân biệt,cách sử dụng Will và Shall như thế nào, và sự khác nhau ra làm sao. Hãy cùng trungtamhoctienganh123 tìm hiểu chi tiết hơn nhé!  
Như chúng ta đã biết Shall đi với ngôi thứ nhất(I, We) và Will đi với ngoi thứ hai và ngôi thứ ba(you, he they, she, it) để thành lập thì tương lai đơn.
Ngoài ra, will và shall còn dùng trong những trường hợp dưới đây


I. CÁCH DÙNG WILL
1. Whill đi với tất cả các ngôi diễn tả sự quả quyết, sự cố chấp(determination, persistence).

Ví dụ:

  • I will go there thought it rains
  • Tôi nhất định tới đó dù cho trời mưa

  • If you will do that, I will punish you
  • Nếu bạn cứ làm điều đó tôi nhất định sẽ phạt bạn

2. Will đi với tất cả các ngôi diễn tả sự vui lòng thỏa thuận(willingness).

Ví dụ

  • If you really need me, I will help you.
  • Nếu bạn cần tôi, tôi sẽ vui lòng giúp bạn

3. Will đi vơi staats cả các ngôi, diễn tả thói quen ở thì hiện tại.

Thường có trạng từ chỉ thời gian hiện tại đi theo

Ví dụ:

  • He will go to movie, every Saturday.
  • Thứ Bảy nào nó cũng quen đi xem phim

Chú ý: Trong trường hợp này người ta ưa dùng thì simple present hơn.

4. Whill đi với ngôi thứ 2 và thứ 3 diễn tả sự phỏng đoán

  • Your name is Antonio, I see. You will be Italian then
  • Tên anh là Antonio. A, vậy thì có lẽ anh là người Ý

  • She took the sleeping pills an hour ago. She will be asleep now.
  • Cô ta uống thuốc ngủ được một giờ rồi. Bây giờ có lẽ cô ta đang ngủ

Chú ý: Trong trường hợp phỏng đoán sự việc đã xảy ra ta đặt động từ perfect infinitive sau will
Ví dụ:

It is midnight now. They will have gone to bed.
Bây giờ là nửa đêm. Có lẽ họ đã đi ngủ rồi.

5. Will đặt đầu câu diễn tả sự thỉnh cầu(request). Nhớ thêm please để khỏi lầm với thể nghi vấn ở tương lai.
Ví dụ:

  • Will you open the door, please!
  • Xin bạn làm ơn mở cửa!
  • Will you type this letter, please!
  • Xin bạn làm ơn đánh giùm là thơ này!

Chú ý:
Trong trường hợp này có thể dùng would you thay thế Ví dụ: Would you open the door, please
Will you và would you có thể đặt sau một câu mệnh lệnh(a command) nhưng không được lịch sự, chỉ nên dùng giữa các bạn thân.

6. "Will you" đặt đầu câu trong câu diễn tả sự mời mọc(invitation)

Ví dụ:

  • Will you have a cup of tea?
  • Mời ông uống một tách trà

7. Will trong câu xác định diễn tả một mệnh lệnh Ví dụ

  • You will stay here till I come back
  • Anh ở lại đây cho tới [​IMG] tôi về

  • All boyss will tattend, roll-call at 9 o'clock (school notice).
  • Tất cả học sinh hãy đến điểm danh hồi 8 giờ(thông báo của nhà trường)

8. "Will not" đi với tất cả các ngôi diễn tả sự từ chối(refusal)

Ví dụ

  • He will not accept what I have given him.
  • Nó từ chối không nhận những gì tôi cho.

II. CÁCH DÙNG SHALL

1. Shall đi với ngôi thứ hai và thứ ba để diễn tả sự hứa hẹn(promise)

Ví dụ:

  • Don't worry! My wife shall bring you the money tomorrow morning
  • Đừng lo. Sáng mai vợ tôi sẽ đem tiền trả cho bạn

  • If you pass your examination, you shall have bicycle.
  • Nếu con thi đậu, ba hứa sẽ mua cho con một chiếc xe đạp

2. Shall diễn tả sự đe dọa.

Ví dụ:

  • You shall be punished if you disobey me.
  • Nếu không tuôn lệnh tôi, anh sẽ bị phạt.

3. Shall đi với tất cả các ngôi diễn tả sự bắt buộc.

Ví dụ:

Which one shall I buy
Tôi phải mua cái nào đây

Each competitor shall wear a number
Mỗi người dự thi phải mang số.

You shall not have it, it is mine
Anh không được lấy cái đó. Đó là của tôi.

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Một số liên từ và cụm giới từ thông dụng

Liên từ và cụm giới từ là một phần không thể thiếu trong tiếng Anh. Vậy khi Hoc giao tiep tieng Anh, chúng ta hãy chú ý đến vấn đề này nhé. Hôm nay Tiếng Anh giao tiếp công việc sẽ giới thiệu với các bạn một số liên từ và cụm giới từ thông dụng trong tiếng Anh.

1384766_634696509800376250-1
1. Beside (giới từ) có nghĩa là “bên cạnh”. Nó đứng trước danh từ/ đại từ/ danh động từ.
Ví dụ: He sat beside her all night.
Besides (giới từ) nghĩa là ngoài cái gì đó ra.Ví dụ: Besides doing the cooking I look after the garden.
(Ngoài việc nấu nướng tôi còn trông nom cả khu vườn nữa).
Besides (trạng từ) có nghĩa là “ngoài ra”. Nó thường đứng trước mệnh đề.
Ví dụ: I can’t go now, I’m too busy. Besides, my passport is out of date.
(Tôi không thể đi bây giờ; tôi bận lắm. Ngoài ra, giấy thông hành của tôi đã hết hạn).

2. However thường có nghĩa là “nhưng mà, tuy nhiên”. Nó có thể đi liền trước hoặc theo sau mệnh đề hoặc đi liền sau từ hoặc cụm từ đầu tiên của mệnh đề.
Ví dụ: I’ll offer it to Tom. However, he may not want it.
3. Otherwise (nếu không, kẻo)
Ví dụ: We must be early; otherwise we won’t get a seat.
(Chúng ta phải đi sớm; nếu không ta sẽ không có chỗ ngồi).
4. Therefore (do đó) được dùng thay cho so trong tiếng Anh trang trọng. Nó có thể đứng đầu mệnh đề hoặc sau từ, cụm từ đầu tiên hoặc trước động từ chính.
5. Though, although, even though (mặc dù) thường giới thiệu các mệnh đề chỉ sự nhượng bộ. Chú ý rằng sau though, although, even though là các mệnh đề.
Ví dụ: Though/ although they are expensive, people buy them.
(Mặc dù chúng đắt giá, người ta vẫn mua).

6a00d8341c64d253ef0128768983bd970c-800wi
6. In spite of và despite
In spite of và despite có nghĩa tương đương với though, although, even though (mặc dù) nhưng sau chúng phải là danh từ/ đại từ/ danh động từ.
Ví dụ: In spite of having no qualifications he got the job.
(Mặc dù không có chuyên môn gì, anh ta vẫn xin được việc).
– Khi chuyến câu trên sang dùng với although thì sau nó phải là một mệnh đề:
Ví dụ: Although he has no qualifications he got the job.

7. Because và because of (bởi vì)
– Sau because là một mệnh đề:
Ví dụ: Because it rained, I didn’t go to school.
(Bởi vì trời mưa, tôi đã không đến trường)
– Sau because of là danh từ/ đại từ/ danh động từ:
Ví dụ: I didn’t go to school because of rain.

8. Reason why và reason for: (lý do)
– Sau reason why là một mệnh đề:
Ví dụ: The reason why grass is green was a mystery to the little boy.
(Lý do tại sao cỏ màu xanh là một điều bí ẩn đối với cậu bé)
– Sau reason for là danh từ:
Ví dụ: The reason for the disaster was engine failure, not human error.
(Lý do của thảm họa đó là lỗi của động cơ, không phải là sai lầm của con người)

9. So that (= in order that) và so as to (= in order to)
Các cụm từ trên đều giới thiệu cho mệnh đề hoặc cụm từ chỉ mục đích. Sau so that và in order that là một mệnh đề. Sau so as to và in order to là động từ nguyên thể.


Tham khảo:

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Làm thế nào để nuôi dưỡng đam mê học tiếng Anh?

Để hoc tieng Anh giao tiep tốt cần có đam mê. Thế nhưng không phải ai cũng dễ dàng tạo dựng và duy trì được đam mê đó. Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng đam mê khi tu hoc Anh van giao tiep? Thử tìm hiểu xem nhé!

 

1. Nuôi dưỡng niềm đam mê học Tiếng Anh

Tất cả những người Hoc giao tiep tieng Anh đều mong muốn mình nói Tiếng Anh thật tốt. Họ vô cùng thích thú với ý nghĩ rằng mình sẽ có khả năng giao tiếp trôi chảy bằng Tiếng Anh. Tuy nhiên, họ thường không mấy chú trọng đến quá trình học. Đối với hầu hết mọi người, việc học Tiếng Anh là một nghĩa vụ – một cái gì đó mang tính bắt buộc nhưng họ lại không thích. Họ không tìm thấy niềm đam mê trong việc học Tiếng Anh.

Nói tóm lại, hầu hết người học đều muốn nói thành thạo Tiếng Anh nhưng lại chẳng thích việc học hành. Đây chính là trở ngại đầu tiên và cũng là lớn nhất mà họ phải đối mặt bởi một lẽ: người ta sẽ không thể nào học tốt Tiếng Anh nếu như họ không có hứng thú với nó. Nếu bạn không thích Tiếng Anh thì nó cũng chẳng thích gì bạn đâu! Để thành công, bạn phải yêu thích chính quá trình học của mình. Bạn cần sử dụng thời gian học Tiếng Anh như là thời gian để thư giãn và giải trí. Ví dụ như bạn nên tập thói quen:

  • Đọc các mẫu câu Tiếng Anh và suy ngẫm về cấu trúc của chúng
  • Học từ mới trong từ điển
  • Viết một câu Tiếng Anh chuẩn xác bằng cách tham khảo từ điển, sách hướng dẫn văn phạm và các trang web
  • Luyện tập phát âm các từ Tiếng Anh
  • Giao tiếp tiếng Anh thường xuyên
  • Học tiếng Anh giao tiếp bằng sự yêu thích và tích cực

Lý tưởng nhất là bạn hãy xem việc học Tiếng Anh như một sở thích. Bạn nên nghĩ rằng bạn là một Người Học Tiếng Anh – người đã chọn việc học ngôn ngữ này là hoạt động yêu thích nhất. 

2. Tạo nên sự thay đổi đầu tiên trong đời

Quyết định học Tiếng Anh đòi hỏi ở bạn những sự thay đổi lớn lao. Ví dụ như khi bạn quyết tâm đọc một cuốn sách Tiếng Anh 30 phút mỗi ngày và luôn kiên trì với điều đó. Quả thật là rất khó để tạo nên một sự thay đổi tuy nhỏ mà lâu bền trong đời, đặc biệt là khi học Tiếng Anh đối với bạn không phải là “niềm đam mê”. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng hoc tieng anh 15 phút mỗi ngày sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc chỉ học một ngày trong cả tháng.

3. Tạo nên nhiều sự thay đổi hơn nữa
Nếu như sự thay đổi đầu tiên là điều khó khăn nhất thì những thay đổi sau này cũng chẳng dễ dàng gì hơn. Rất nhiều người đã thực hiện bước đầu tiên (ví dụ như họ bắt đầu đọc sách Tiếng Anh hằng ngày) và rồi dừng lại ở đó. Họ không tham gia vào bất kỳ hoạt động trau dồi Tiếng Anh nào khác.

Riêng người học có phương pháp sẽ tự trang bị cho mình một danh sách các hoạt động (đọc sách, xem truyền hình, luyện tập phát âm, nghe băng đĩa, v.v…) và lựa chọn những hoạt động nào phù hợp với mình. Chỉ một hoạt động thôi là không đủ bởi vì 1) bạn sẽ nhanh chán và 2) các kỹ năng của bạn sẽ phát triển không đồng đều. Ví dụ: chỉ đọc sách Tiếng Anh thôi thì không thể cải thiện cách phát âm của bạn dù cho nó có thể giúp bạn nâng cao vốn từ vựng, ngữ pháp, khả năng đọc hiểu và kỹ năng viết.

Tham gia 1 CLB tiếng Anh cũng là cách khiến việc hoc tieng Anh giao tiep của bạn trở nên thú vị hơn. Kể cả học tiếng Anh cho người đi làm, đây cũng là 1 cách hiệu quả giúp bạn nâng cao khả năng tiếng Anh của mình.

6 nguyên tắc giúp bạn học tiếng Anh

Học tiếng Anh giao tiếp luôn là nỗi kinh hoàng đối với rất nhiều bạn. Vậy làm sao để thoát khỏi nỗi kinh hoàng đó và học tiếng Anh hiệu quả? Thử áp dụng 6 nguyên tắc dưới đây nhé!

Hoc anh van giao tiep hang ngay the nao cho hieu qua?


Nguyên tắc số 1: Học tiếng Anh qua video

Có rất nhiều nguồn video học tiếng Anh hay trên internet hỗ trợ đắc lực cho việc học của bạn. Những video này được sắp xếp theo các tình huống giao tiếp tiếng Anh khác nhau giúp người học tiếp thu bài một cách hệ thống. Khác với việc xem TV, người học có thể xem đi xem lại các đoạn video này nhiều lần đến khi tiếp thu kỹ các nhóm từ vựng mới lẫn cách phát âm hay ngữ điệu khi giao tiep tieng anh.

Nguyên tắc số 2: Học từ vựng theo nhóm
Hãy sưu tập các nhóm từ, cấu trúc câu trong giao tiếp . Làm như vậy, tốc độ tiếp thu từ vựng mới cũng như việc áp dụng đa dạng cấu trúc ngữ pháp của bạn sẽ nhanh hơn gấp 4-5 lần.
Ngoài ra, bạn nên làm một cuốn vở sưu tập các nhóm từ, các mẫu câu giao tiếp Anh văn theo tình huống. Dần dần, bạn sẽ có một cuốn từ vựng giao tiếp cho riêng mình đấy!

Nguyên tắc số 3: Tư duy bằng tiếng Anh

Khi giao tiếp, đa số người Việt Nam có xu hướng dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Điều này sẽ cản trở tốc độ giao tiếp rất nhiều. Đặc biệt, đối với những người mà việc dịch tiếng Việt sang tiếng Anh đã trở thành thói quen, việc giao tiếp tiếng Anh lại càng trở nên vấp váp và khó khăn hơn nhiều.

Nguyên tắc số 4: Giải trí bằng việc xem các bộ phim, bản tin bằng tiếng Anh, từ đơn giản đến phức tạp

Có rất nhiều kênh TV tiếng Anh hay như Bloomberg, CNBC, BBC… giúp bạn điều này. Những vấn đề đa dạng trong các bản tin giúp bạn không cảm thấy nhàm chán. Bạn hãy chú ý tới phát âm tiếng Anh của các giọng nói trên đó. Ngoài ra, xem phim tiếng Anh có phụ đề tiếng Anh là cách tốt nhất để bạn học phát âm và xây dựng vốn từ vựng trong giao tiếp. Đây là cách học anh văn giao tiếp thú vị hơn nhiều so với đọc sách. Luôn mang theo từ điển, mỗi khi bạn nghe một từ tiếng Anh mới thì hãy tra ngay!

Nguyên tắc số 5: Tìm một trung tâm tốt

Nếu chỉ luyện tiếng Anh giao tiếp tại nhà hoặc trên mạng, bạn sẽ khó có thể hoàn thành mục tiêu nghe nói tốt của mình. Hãy chinh phục mục tiêu thông thạo giao tiếp Anh ngữ của bạn bằng khóa học tiếng Anh giao tiếp. Thử lên google và tìm kiếm “Học tiếng Anh giao tiếp ở đâu“, bạn sẽ nhận lại được vô số kết quả. Hãy tham khảo kỹ trước các nguồn tin để tìm cho mình 1 trung tâm tốt nhé.


Nguyên tắc số 6: Tham gia 1 CLB Tiếng Anh

Tham gia 1 Câu lạc bộ Tiếng Anh sẽ giúp bạn cải thiện rất nhiều về khả năng giao tiếp tiếng Anh, nâng cao vốn từ. Đặc biệt, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh.

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Bạn muốn học tiếng Anh siêu tốc?


Làm sao để có thể học tiếng Anh siêu tốc trong vòng từ 2 đến 3 tháng? Dưới đây là bí quyết hoc tieng Anh cap toc giúp bạn bạn có thể học tiếng Anh nhanh hơn.


1. Xây dựng cảm xúc yêu thích học tiếng Anh

Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi bat dau hoc tieng Anh để bạn đạt được mục tiêu này đó là bạn phải có niềm đam mê mạnh mẽ. Bạn phải có sức mạnh tinh thần cực kỳ lớn để có thể học tiếng anh cực nhanh . Tại sao vậy ? Bởi vì bạn sẽ phải học tiếng Anh 8-14 giờ một ngày ….và mỗi giờ, bạn cần phải có sự tập trung, niềm hứng khởi và cơ thể tràn đầy năng lượng. Đặc biệt, khi bạn tu hoc Anh van giao tiep, điều này cực kì quan trọng.

Để tiến bộ nhanh chóng thì bạn cần phải xây dựng cảm xúc. Bạn cần phải bị ám ảnh với tiếng Anh. Bạn cần phải có niềm đam mê và lòng nhiệt tình mạnh mẽ. Hãy nhớ rằng, cảm xúc chiếm 80% thành công, phương pháp chỉ là 20%.

Để tạo niềm đam mê, bạn cần lý do rất thuyết phục để học tiếng Anh. Nếu mục tiêu của bạn chỉ cần làm tốt bài kiểm tra hay nhận được công việc mới thì đó chưa phải là một lý do đủ mạnh. Bạn cần lý do CỰC LỚN để có thể làm được điều này. Hãy tưởng tượng tất cả những lợi ích to lớn mà bạn sẽ có được khi bạn là người nói tiếng Anh thông thạo. Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi sau 5 năm, sau 10 năm, sau 20 năm nữa.

Nếu tiền bạc thúc đẩy bạn, thì bạn hãy tưởng tưởng tiếng Anh sẽ giúp bạn trở nên giàu có như thế nào. Bạn hãy hình dung ngôi nhà mơ ước của bạn, chiếc xe ước mơ của bạn, hay cuộc sống mà bạn mơ ước.

Nếu tình yêu thúc đẩy bạn, bạn hãy tưởng tượng tiếng Anh sẽ giúp bạn gặp gỡ những người tuyệt vời từ các nước khác. Hãy tưởng tượng bạn đang hẹn hò với người bạn nước ngoài rất xinh đẹp hoặc rất đẹp trai ! Hãy tưởng tượng một mối tình thật lãng mạn và thật thơ mộng có thể có được bởi vì bạn là một người nói tiếng Anh giỏi.

Bạn cũng nghĩ về những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu bạn không nói tiếng Anh tốt. Hãy tưởng tượng bạn sẽ bỏ lỡ nhiều công việc tốt. Hãy tưởng tượng bạn sẽ không bao gặp được những người bạn tuyệt vời. Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ tồi tệ như thế nào do bạn không nói được tiếng Anh lưu loát.

Hãy làm cho lý do của bạn thật TO LỚN ! Lý do lớn hơn = Niềm đam mê lớn hơn. Niềm đam mê lớn hơn = Thành công lớn hơn.

Cảm xúc là chìa khóa. Hãy làm cho cảm xúc của bạn mạnh mẽ hơn! Trở thành nỗi ám ảnh với tiếng Anh!

2. Nạp vào thật nhiều

Chìa khóa thứ hai để học tiếng Anh nhanh đó là nạp thật nhiều tiếng Anh vào bộ não. Bạn đừng lãng phí thời gian để học ngữ pháp hay từ vựng. Bạn đừng lãng phí thời gian để cố gắng để nói tiếng Anh.

Bạn nên dành toàn bộ thời gian của bạn có thể nghe tiếng Anh hoặc đọc tiếng Anh. Đây là phương pháp học nhanh nhất và hiệu quả nhất để nói tiếng Anh lưu loát. Hoc tieng Anh giao tiep co ban trước khi đạt đến trình độ cao hơn.

Hãy luôn mang theo bên mình máy MP3 Player hoặc máy iPod và luôn có một cuốn sách ở bên cạnh.

Cụ thể, bạn nên lắng nghe chủ yếu là các bài học Mini-Story, bài học Point of View, bài học Main Audio Articles (bài học chủ đề) trong chương trình Effortless English A.J.Hoge. Đây là những bài học hay nhất và sẽ giúp bạn học nhanh nhất. Bạn cũng có thể tìm thấy rất nhiều trang web hoc tieng anh online mien phi để bổ trợ.

Bạn nên đọc tiểu thuyết tiếng Anh, bắt đầu từ những cuốn tiểu thuyết đơn giản và dễ hiểu dành cho trẻ em. Bạn tuyệt đối đừng bao giờ lãng phí thời gian đọc các sách giáo khoa.

3. Học với cường độ cao

Để có thông thạo tiếng Anh chỉ trong 2-3 tháng, thì bạn phải tạo ra một cường độ học cực lớn. Nói cách khác, bạn phải nghe và đọc tiếng Anh từ 8 đến 14 tiếng một ngày. Bạn phải nghe tiếng Anh liên tục. Bạn phải đọc tiếng Anh liên tục.

Trong thực tế, tôi khuyên bạn nên xen kẽ hai hoạt động nghe và đọc. Bạn nghe tiếng anh một giờ đồng hồ, sau đó bạn đọc một cuốn tiểu thuyết tiếng Anh trong một giờ. Sau đó, nghe một giờ nữa và sau đó đọc tiểu thuyết một giờ nữa.

Nếu bạn tập trung vào mục tiêu nói tiếng anh tốt thì bạn cần phải nghe nhiều hơn. Những bạn đừng lo lắng khi tiêu tốn thời gian cho việc đọc sách, vì đọc sách sẽ giúp bạn nạp vào bộ não rất nhiều từ vựng mới và hỗ trợ cho việc nói tiếng Anh của bạn.

Tất cả chỉ vậy thôi. Đây là phương pháp rất đơn giản của tôi để có thể nói tiếng Anh lưu loát nhanh.

Tất nhiên,không phải tất cả mọi người đều cần cải thiện tiếng Anh một cách nhanh chóng. Đối với hầu hết mọi người, nghe và đọc tiếng Anh mỗi ngày hai giờ là đủ. Bạn cũng nên tham gia 1 Câu lạc bộ tiếng Anh để nâng cao tự tin nói tiếng Anh. Rất nhiều người đã chọn được 1 CLB tiếng Anh phù hợp và tiến bộ nhanh.

Nhưng nếu bạn cần hoặc muốn trình độ tiếng Anh tiến bộ nhanh, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn này của tôi.

4. Lời kết

Điều quan trọng hàng đầu để học tiếng Anh nhanh nhất thì trước khi ngồi vào bàn học tiếng anh, bạn cần dành ra vài phút để khởi động và xây dựng cảm xúc yêu thích học tiếng anh của bạn. Bạn hãy nạp thật đầy năng lượng thích học tiếng Anh trước khi bước vào học tiếng Anh. Nếu bạn học tiếng anh bằng cảm xúc và bạn học tiếng Anh bằng năng lượng thì bạn sẽ tập trung cao độ và học cường độ cao liên tục nhiều giờ mà không mệt mỏi. Khi đó bạn sẽ học tiếng anh siêu tốc.