Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

10 câu tiếng Anh làm bạn “khó đọc”

Bạn sẽ phải gặp những câu tiếng Anh rất khó đọc xoắn cả lưỡi mới đọc chuẩn. Vậy hãy thử sức đọc chuẩn với các câu sau đây nhé!

Xem thêm bài viết: 


1. The two-twenty-two train tore through the tunnel.
Đoàn tàu chạy lúc 2 giờ 22 phút lao vút qua đường hầm.

2. Fourty four fearless firemen fought forty four flaming fires fearlessly.
Bốn bốn anh lính cứu hỏa dũng cảm chống lại bốn bốn đám lửa rực cháy mà không hề sợ hãi.

3. Seventy seven benevolent elephants.
Bảy bảy con voi thân thiện.

7. Twelve twins twirled twelve twigs.
Mười hai cặp sinh đôi xoắn 12 cái dây.

4. Thirty three thirsty, thundering thoroughbreds thumped Mr.Thunder on Thursday.
Hôm thứ năm, ba ba con ngựa khổng lồ đói khát đã tấn công ông Thunder.

5. Nine nice night nurses nursing nicely.
Chín cô y tá trực đêm xinh xắn chăm sóc bệnh nhân thật chu đáo.

6. There are two minutes difference from four to two to two to two, from two to two to two, too.
Có 2 phút chênh nhau giữa 2 giờ kém 4 phút và 2 giờ kém 2 phút, giữa 2 giờ kém 2 phút và 7 giờ cũng thế.

8. Send toast to ten tense stout sailors ten tall tents.
Đưa bánh mì nướng đến mười cái lều cao của mười thủy thủ đang bồn chồn, căng thẳng.

9. The sixth sick sheik’s sixth sheep’s sick.
Con cừu thứ sáu của vị tù trưởng thứ sáu bị bệnh.

10. Silly Sally swiftly shooed seven silly sheep, the seven silly sheep Silly Sally shooed shilly-shallied South.
Sally ngốc nghếch nhanh chóng xua 7 con cừu ngố mà Sally ngốc nghếch đang lưỡng lự xua về phía Nam.



Chủ đề EDUCATION - Giáo dục

📝 education (n.) /ɛdjʊˈkeɪʃ(ə)n/ : giáo dục
📝 nursery school (n.) /ˈnəːs(ə)ri skuːl/ : trường mẫu giáo (2-5 tuổi)
📝 primary school (n.) /ˈprʌɪm(ə)ri skuːl/ : trường tiểu học (5-11 tuổi)
📝 secondary school (n.) /ˈsɛk(ə)nd(ə)ri skuːl/ : trường trung học (11-16/18 tuổi)
📝 technical college (n.) /ˈtɛknɪk(ə)l ˈkɒlɪdʒ/ : trường cao đẳng kỹ thuật
📝 vocational college (n.) /və(ʊ)ˈkeɪʃ(ə)n(ə)l ˈkɒlɪdʒ/ : trường cao đẳng dạy nghề
📝 art college (n.) /ɑːt ˈkɒlɪdʒ/ : trường cao đẳng nghệ thuật
📝 university (n.) /juːnɪˈvəːsɪti/ : đại học
📝 curriculum (n.) /kəˈrɪkjʊləm/ : chương trình học
📝 qualification (n.) /ˌkwɒlɪfɪˈkeɪʃ(ə)n/ : bằng cấp
📝 attendance (n.) /əˈtɛnd(ə)ns/ : mức độ chuyên cần

Xem thêm:

TỪ VỰNG CHỦ ĐỀ : "Cosmetic: - mỹ phẩm

 Normal skin /ˈnɔːm(ə)l skɪn/ : da thường
 Dry skin /drʌɪ skɪn/ : da khô
 Oily skin /'ɔili skɪn/ : da nhờn
 Cream liner /kriːm ˈlʌɪnə/: kem lót
 Deodorant /dɪˈəʊd(ə)r(ə)nt/ : phấn thơm
 Lipstick /'lipstik/: son môi
 Blusher /ˈblʌʃə/ : phấn má
 Perfume /ˈpəːfjuːm/ : nước hoa
 Eyeliner /ˈʌɪlʌɪnə/: kẻ mắt nước
 Blush pink /blʌʃ pɪŋk/: phấn má hồng
 Body milk /ˈbɒdi mɪlk/ : kem dưỡng thể
 Eye brown pencil /ai braʊn ˈpɛns(ə)l/: chì kẻ mắt
 Beauty products /ˈbjuːti ˈprɒdʌkt/: sản phẩm làm đẹp

Xem thêm:

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Câu giả định dùng would rather và that

luyen phat am tieng anh
học toeic ở đâu tốt
luyện thi toeic online miễn phí


1     Câu giả định dùng would rather  và that
1.1 Diễn tả sự việc ở hiện tại (present subjunctive):
Là loại câu người thứ nhất muốn người thứ hai làm việc gì (nhưng làm hay không còn phụ thuộc vào người thứ hai). Xem thêm về câu cầu khiến ở phần sau. Trong trường hợp này động từ ở mệng đề hai để ở dạng nguyên thể bỏ to. Nếu muốn thành lập thể phủ định đặt not trước nguyên thể bỏ to.
S1 + would rather that + S2 + [verb in simple form] …

I would rather that you call me tomorrow.
He would rather that I not take this train.
Ngữ pháp nói ngày nay đặc biệt là ngữ pháp Mỹ cho phép bỏ that trong cấu trúc này mà vẫn giữ nguyên hình thức giả định.
1.2 Diển tả sự việc  đối lập với thực tế ở hiện tại
Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở simple past, to be phải chia là were ở tất cả các ngôi.
S1 + would rather that + S2 + [verb in simple past tense] …
Henry would rather that his girlfriend worked in the same department as he does.
(His girlfriend does not work in the same department)
Jane would rather that it were winter now. (Infact, it is not winter now)
Nếu muốn thành lập thể phủ định dùng didn’t + verb hoặc were not sau chủ ngữ hai.
Henry would rather that his girlfriend didn’t work in the same department as he does.
Jane would rather that it were not winter now.
1.3. Diễn tả sự việc  trái ngược với thực tế ở quá khứ
Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở dạng past perfect. Nếu muốn thành lập thể phủ định dùng hadn’t + P2.
S1 + would rather that + S2 + past perfect …
Bob would rather that Jill had gone to class yesterday.
(Jill did not go to class yesterday)
Bill would rather that his wife hadn’t divorced him.
Chú ý: Ngữ pháp hiện đại cho phép lược bỏ that trong một số câu giả định dùng would rather
2     Câu giả định dùng với các động từ trong bảng dưới đây.
AdviseDemandPreferRequire
AskInsistProposeStipulate
CommandMoveRecommendSuggest
DecreeOrderRequestUrge
– Trong câu nhất định phải có that.
– Động từ  sau chủ ngữ 2 ở dạng nguyên thể bỏ to.
Subject1 + verb + that + subject 2+ [verb in simple form] ...
Ví dụ:
We urge that he leave now.
Nếu bỏ that đi chủ ngữ 2 sẽ trở thành tân ngữ, động từ trở về dạng nguyên thể có to, câu sẽ mất đi ý nghĩa giả định và trở thành câu bình thường.
Ví dụ:
We urge him to leave now.
Lưu ý : Trong tiếng Anh của người Anh (British English), trước động từ nguyên thể bỏ to có should. Nhưng trong tiếng Anh của người Mỹ (American English) người ta bỏ nó đi.
Một số ví dụ
The judge insisted that the jury return a verdict immediately.
The university requires that all its students take this course.
The doctor suggested that his patient stop smoking.
Congress has decreed that the gasoline tax be abolished.
We proposed that he take a vacation.
move that we adjourn until this afternoon.
3     Câu giả định dùng với tính từ
Các tính từ dùng trong câu giả định gồm các tính từ trong bảng dưới đây.
AdvisedNecessary
Essential
Vital
Recommended
Urgent
Important
ObligatoryRequiredimperative
MandatoryProposedSuggested
Trong công thức sau, adjective chỉ định một trong các tính từ có trong bảng trên.
it + be + adjective + that + subject + [verb in simple form ]...(any tense)
Một số ví dụ:
It is necessary that he find the books.
It was urgent that she leave at once.
It has been proposed that we change the topic.
It is important that you remember this question.
It has been suggested that he forget the election.
It was recommended that we wait for the authorities.
Trong một số trường hợp có thể dùng danh từ tương ứng với các tính từ ở trên theo công thức sau.
it + be + noun + that + subject + [verb in simple form ]...(any tense)
Ví dụ:
It is a recommendation from a doctor that the patient stop smoking.
4     Dùng với một số trường hợp khác
– Câu giả định còn dùng được trong một số câu cảm thán, thường bao hàm các thế lực siêu nhiên.
Ví dụ:
God save the queen !. Chúa phù hộ cho nữ hoàng.
God be with you ! = good bye (khi chia tay nhau)
Curse this frog !: chết tiệt con cóc này
– Dùng với một số thành ngữ:
  • Come what may: dù có chuyện gì đi nữa.
Ví dụ:
Come what may we will stand by you.
  • If need be : nếu cần
Ví dụ:
If need be we can take another road.
– Dùng với  if this be trong trường hợp muốn nêu ra một giả định từ phía người nói nhưng không thật chắc chắn lắm về khả năng.
Ví dụ:
If this be proven right, you would be considered innocent.
5     Câu giả định dùng với it is time
It is time (for smb) to do smth : đã đến lúc phải làm gì. (thời gian vừa vặn, không đưa ra giả định)
Ví dụ:
It is time for me to get to the airport (just in time).
Nhưng:
It is time
It is high time       subject + simple past      (đã đến lúc – giả định thời gian đến trễ một chút)
It is about time
Nhận xét: High/ about được dùng trước time để thêm vào ý nhấn mạnh.
Ví dụ:
It’s high time I left for the airport.
(it is a little bit late)

Phân biệt Gerund & To-infinitive



GERUND
TO-INFINITIVE
1. Cách sử dụng

• Là chủ ngữ của câu: dancing bored him.
• Bổ ngữ của động từ: her hobby is painting.
• Là bổ ngữ: Seeing is believing.
• Sau giới từ: He was accused of smuggling.
• Sau một vài động từ: avoid, mind, enjoy,...

2. Một số cách dùng đặc biệt

Những động từ sau được theo sau bởi V-ing: admit, avoid, delay, enjoy, excuse, consider, deny, finish, imagine, forgive, keep, mind, miss, postpone, practise, resist, risk, propose, detest, dread, resent, pardon, try, fancy.
Ex:
- He admitted taking the money.
- Would you consider selling the property?
- He kept complaining.
- He didn't want to risk getting wet.

Verbs + prepositions: apologize for, accuse of, insist on, feel like, congratulate on, suspect of, look forward to, dream of, succeed in, object to, approve/disapprove of...

Gerund cũng theo sau những cụm từ như:
- It's no use / It's no good...
- There's no point ( in)...
- It's ( not) worth ...
- Have difficult ( in) ...
- It's a waste of time/ money ...
- Spend/ waste time/money ...
- Be/ get used to ...
- Be/ get accustomed to ...
- Do/ Would you mind ... ?
- be busy doing something
- What about ... ? How about ...?
- Go + V-ing ( go shopping, go swimming... )
Cách dùng To-infinitive:

1. Verb + to V
Những động từ sau được theo sau trực tiếp bởi to-infinitive: agree, appear, arrange, attempt, ask, decide, determine, fail, endeavour, happen, hope, learn, manage, offer, plan, prepare, promise, prove, refuse, seem, tend, threaten, try, volunteer, expect, want,...
Ex:
- She agreed to pay $50.
- Two men failed to return from the expedition.
- The remnants refused to leave.
- She volunteered to help the disabled.
- He learnt to look after himself.

2. Verb + how/ what/ when/ where/ which/ why + to V
Những động từ sử dụng công thức này là:
ask, decide, discover, find out, forget, know, learn, remember, see, show, think, understand, want to know, wonder...
Ex:
- He discovered how to open the safe.
- I found out where to buy fruit cheaply.
- She couldn't think what to say.
- I showed her which button to press.

3. Verb + Object + to V
Những động từ theo công thức này là:
advise, allow, enable, encourage, forbid, force, hear, instruct, invite, order, permit, persuade, request, remind, train, urge, want, tempt...
Ex:
- These glasses will enable you to see in the dark.
- She encouraged me to try again.
- They forbade her to leave the house.
- They persuaded us to go with them.
* Note: Một số động từ  có thể đi cùng với cả động từ nguyên thể và V-ing, hãy so sánh sự khác nhau về ý nghĩa giữa chúng.
Stop V-ing: dừng làm gì (dừng hẳn)
Stop to V: dừng lại để làm việc gì
Ex:
– Stop smoking: dừng hút thuốc.
– Stop to smoke: dừng lại để hút thuốc
Remember/forget/regret to V: nhớ/quên/tiếc sẽ phải làm gì (ở hiện tại – tương lai)
Remember/forget/regret V-ing: nhớ/quên/tiếc đã làm gì (ở quá khứ)
Ex:
– Remember to send this letter (hãy nhớ gửi bức thư này)
– Don’t forget to buy flowers (đừng quên mua hoa nhé)
– I regret to inform you that the train was cancelled (tôi rất tiếc phải báo tin – cho anh rằng chuyến tàu đã bị hủy)
– I paid her $2. I still remember that. I still remember paying her $2. (tôi nhớ đã trả cô ấy 2 đô la rồi)
– She will never forget meeting the Queen. (cô ấy không bao giờ quên lần gặp nữ hoàng)
– He regrets leaving school early. It is the biggest mistake in his life. (Anh ấy hối tiếc vì đã bỏ học quá sớm)
Try to V: cố gắng làm gì
Try V-ing: thử làm gì
Ex:
–  I try to pass the exam. (tôi cố gắng vượt qua kỳ thi)
– You should try unlocking the door with this key. (bạn nên thử mở cửa với chiếc khóa này)
Like V-ing: Thích làm gì vì nó thú vị, hay, cuốn hút, làm để thường thức.
Like to do: làm việc đó vì nó là tốt và cần thiết
Ex:
– I like watching TV.
– I want to have this job. I like to learn English.
Prefer V-ing to V-ing
Prefer + to V  + rather than (V)
Ex:
– I prefer driving to traveling by train.
– I prefer to drive rather than travel by train.
Mean to V: Có ý định làm gì.
Mean V-ing: Có nghĩa là gì.
Ex:
– He doesn’t mean to prevent you from doing that. (Anh ấy không có ý ngăn cản bạn làm việc đó.)
– This sign means not going into. (Biển báo này có ý nghĩa là không được đi vào trong.)
Need to V: cần làm gì
Need V-ing: cần được làm gì (= need to be done)
Ex:
– I need to go to school today.
– Your hair needs cutting. (= your hair needs to be cut)
Used to V: đã từng/thường làm gì trong quá khứ (bây giờ không làm nữa)
Be/Get used to V-ing: quen với việc gì (ở hiện tại)
Ex:
– I used to get up early when I was young. (Tôi thường dậy sớm khi còn trẻ)
– I’m used to getting up early. (Tôi quen với việc dậy sớm rồi)
Advise/allow/permit/recommend + Object + to V: khuyên/cho phép/ đề nghị ai làm gì.
Advise/allow/permit/recommend + V-ing: khuyên/cho phép, đề nghị làm gì.
Ex:
– He advised me to apply at once.
– He advised applying at once.
– They don’t allow us to park here.
– They don’t allow parking here.
See/hear/smell/feel/notice/watch + Object + V-ing: cấu trúc này được sử dụng khi người nói chỉ chứng kiến 1 phần của hành động.
See/hear/smell/feel/notice/watch + Object + V: cấu trúc này được sử dụng khi người nói chứng kiến toàn bộ hành động.
Ex:
– I see him passing my house everyday.
– She smelt something burning and saw smoke rising.
– We saw him leave the house.
– I heard him make arrangements for his journey.

Câu điều kiện và cách xử lý

ôn thi toeic
luyen phat am tieng anh
học toeic ở đâu tốt


1. Mấy lưu ý về câu điều kiện.
– Câu điều kiện gồm có hai phần: Một phần nêu lên điều kiện và một phần còn lại nêu lên kết quả hay được gọi là mệnh đề chỉ điều kiện và mệnh đề chỉ kết quả.
Ví dụ:
If it rains, I will stay at home.
You will pass the exam if you work hard.
– Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chỗ được cho nhau
Ví dụ:  You will pass the exam if you work hard.

2. Các loại câu điều kiện.
Loại 1: Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Ví dụ:  If I have enough money, I will buy a new car.
Cấu trúc: If + Thì hiện tại đơn, Thì tương lai đơn
Loại 2: Điều kiện không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai -ước muốn ở hiện tại. (Nhưng thực tế khổng thể xảy ra được).
Ví dụ:
–  If I had millions of US dollars now, I would give you a half. ( I have some money only now)
– If I were the president, I would build more hospitals.
Cấu trúc: If + Thì quá khứ đơn,  S + would/ Could/ Should + V
Chú ý: Ở câu điều kiện loại 2, trong vế “IF”, “to be” của các ngôi chia giống nhau và là từ “were“, chứ không phải “was“.
Loại  3: Điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ – mang tính ước muốn trong quá khứ. (nhưng thực tế khổng thể xảy ra được).
Ví dụ:
If they had had enough money, they would have bought that villa.
If we had found him earlier, we might/could saved his life.
Cấu trúc:  If + thì quá khứ hoàn thành,  S + would/ could/ should + have PII + O.
* Loại 4: Cấu trúc này dùng để diễn tả một sự việc trái với Quá khứ dẫn đến một kết quả trái với hiện tại.
Ví dụ:
If I had been born in town, I would like life there.
(the fact that I wasn’t born in town, so I don’t like life there now)
Cấu trúc: Clause 1 (would + V)  if + Clause 2 (had + P2)
3. Các cách diễn đạt khác của câu điều kiện3.1. Loại 2
Ví dụ:
You help me everyday so I can finish my work.
→ But for your daily help, I couldn’t finish my work.
She encouraged him and he succeeded.
→Without  her encouragement, he wouldn’t have succeeded.
The teacher explained and we understood.
→ Were it not for the teacher’s explanation, we wouldn’t have understood.
Cấu trúc: But for/ without/ were it not for + noun, S would/ could/ should + V
3.2. Loại 3
Ví dụ:
If he had n’t got my book, he couldn’t have written well the thesis.
-> But for my book, he couldn’t have written well the thesis.
If they hadn’t helped me, I wouldn’t have finished that work.
-> Without their help, I wouldn’t have finished that work.
It rained and we had to cancel the match.
-> Had it not been for the rain, we wouldn’t have cancelled the match.

4. Đảo ngữ câu điều kiện
3.1. Điều kiện loại I
• Nếu trong câu có “should” ở mệnh đề “if“, thì đảo “should” lên đầu câu.
Ví dụ:
If he should ring , I will tell him the news.
→ Should he ring, I will tell him the news.
• Nếu trong câu không có “should”, chúng ta phải mượn “should
If he has free time, he’ll play tennis.
→ Should he have free time, he’ll play tennis.
If she comes early, we’ll start.
→ Should she come early, we’ll start.

3.2. Điệu kiện loại II
Ví dụ:
If I were a bird, I would fly.
→ Were I a bird, I would fly.
They would answer me if they were here.
→ Were they here, they would answer me.
• Cấu trúc: Nếu trong câu có were ở mệnh đề ” if “ thì đảo were lên đầu câu và bỏ if đi.
Ví dụ:
If I learnt Russian, I would read a Russian book.
→ Were I to learn Russian, I would read a Russian book.
If they lived in Australia now, they would go swimming.
→ Were they to live in Australia now, they would go swimming.
• Nếu trong câu không có động từ “were” thì mượn “were” và dùng “ to V”.
3.3. Điều kiện loại III
• Đảo trợ động từ của thì quá khứ hoàn thành.
Ví dụ:
If it had rained yesterday, we would have stayed at home.
→ Had it rained yesterday, we would have stayed at home.
If he had trained hard, he would have won the match.
→ Had he trained hard, he would have won the match.
Chú ý: Ở dạng phủ định, “not” được đặt sau chủ ngữ:
Ví dụ: Had it not been so late, we would have called you.


4. Cách dùng với unless
Lưu ý rằng “Unless” cũng thường được dùng trong câu điều kiện, lúc đó “Unless = If ….. not”. 
Ví dụ:
Unless we start at once, we will be late = If we don’t start at once we will be late.
Unless you study hard, you won’t pass the exams = If you don’t study hard, you won’t pass the exams.

Định nghĩa đại từ và cách sử dụng


1. Định nghĩa đại từ
Đại từ là từ thay thế cho danh từ.
2. Phân loại và cách sử dụng của đại từ 
2.1. Đại từ nhân xưng (Personal pronouns)
Gồm:


Chủ ngữ
Tân ngữ
Số ít:ngôi thứ nhất
ngôi thứ hai
ngôi thứ ba 
I
you
he/she/it
me
you
him/her/it
Số nhiều:ngôi thứ nhất
ngôi thứ hai
ngôi thứ ba
we
you
they
us
you
them
• Chức năng:
– “I, you, it, he, she, we, they” có thể là chủ ngữ của động từ:
Ví dụ: They have lived here for 3 years. (Họ đã sống ở đây được 3 năm rồi.)
– “Me, him, her, us, them” có thể là tân ngữ trực tiếp của động từ.
Ví dụ:  These flowers are really nice. Tom likes them. (Những bông hoa này thật đẹpTom thích chúng)
– “Me, him, her, us, them” có thể là tân ngữ gián tiếp của động từ.
Ví dụ: Kate gives some money. (Kate đưa cho tôi ít tiền.)
Hoặc tân ngữ của giới từ:
Ví dụ:  We could do it without them. (Không có họ chúng tôi cũng có thể làm được việc đó).

2.2. Đại từ bất định (Indefinite pronouns)
• Gồm:
Nhóm kết hợp với some: something, someone, somebody.
Nhóm kết hợp với any: anything, anyone, anybody.
Nhóm kết hợp với every: everything, everyone, everybody.
Nhóm kết hợp với no: nothing, no one, nobody.
Nhóm độc lập gồm các từ: all, one, none, other, another, much, less, (a) few, (a) little, enough, each, either, neither.
• Một số trong các đại từ trên đây cũng có thể được dùng như tính từ. Khi ấy người ta gọi chúng là tính từ bất định (indefinite adjectives). Đó là các từ any, some, every, no, all, one, none, other, another, much, less, (a) few, (a) little, enough, each, either, neither.
2.3. Đại từ sở hữu (Possessive pronouns)
• Gồm: mine, yours, hers, his, ours, yours, theirs
• Đại từ sở hữu = tính từ sở hữu + danh từ.
Ví dụ:
This is our room = this is ours. (Đây là phòng của chúng tôi)
You’ve got my pen. Where’s yours? (Bạn vừa cầm bút của tớ. Bút của bạn đâu rồi?)
2.4. Đại từ phản thân (Reflexive pronouns)
• Gồm: myself, yourself, himself, herself, itself, ourselves, yourselves, themselves 
Chú ý: “ourselves, yourselves, themselves” là hình thức số nhiều.
• Chức năng:
– Làm tân ngữ của động từ khi chủ ngữ và tân ngữ là cùng một người:
Ví dụ:
I cut myself. (Tự tôi cắt)
Tom and Ann blamed themselves for the accident. (Tom và Ann đã tự chịu trách nhiệm về vụ tai nạn)
– Được sử dụng như trường hợp trên sau động từ + giới từ:
Ví dụ:
He spoke to himself. (Anh ấy tự nhủ)
Look after yourself. (Hãy tự chăm sóc bản thân)
– Được sử dụng như các đại từ nhấn mạnh danh từ hoặc đại từ:
Ví dụ:  The King himself gave her the medal. (Chính quốc vương đã trao huy chương cho cô ấy)
Chúng thường nhấn mạnh chủ ngữ của câu và được đặt sau nó: Ann herself opened the door. (Tự Ann đã mở cửa)
Khi chúng nhấn mạnh các danh từ khác, chúng được đặt ngay sau danh từ đó: I saw Tom himself. (Tôi đã nhìn thấy đích thị là Tom)
– Được sử dụng như các tân ngữ sau giới từ:
Ví dụ:  I did it by myself. ( Tự tôi đã mua nó )
2.5. Đại từ quan hệ (Relative pronouns)
• Gồm: who, whom, which, that, whose,…
• Chức năng:
– Who, that, which làm chủ ngữ:
Ví dụ:  The man who robbed has been arrested. (Người đàn ông ăn trộm đã vừa bị bắt)
– Làm tân ngữ của động từ:
Ví dụ:  The man whom I saw told me to come back today. (Người đàn ông tôi nhìn thấy nói chuyện với bạn hôm nay trở lại)
– Theo sau giới từ:
Ví dụ:  The ladder on which I was standing began to slip. (Chiếc thang khi mà bạn đang đứng đã bắt đầu tuột xuống)
Tuy nhiên, giới từ cũng có thể chuyển xuống cuối mệnh đề:
Ví dụ: The ladder which I was standing on began to slip.
– Hình thức sở hữu (whose + danh từ):
Ví dụ: The film is about a spy whose wife betrays him. (Bộ phim nói về 1 điệp viên, người vợ đã phản bội anh ta).
• Chú ý:
when =in/on which
Where = in/at which
Why = for which
Ví dụ:  The day on which they arrived. (Ngày họ đến)
2.6. Đại từ chỉ định (Demonstrative pronouns)
• Gồm: this, that, these, those…
• Tính từ chỉ định (demonstrative adjectives) “this, that” và số nhiều của chúng là “these, those” được dùng trước danh từ nhằm xác định vị trí của danh từ ấy đối với người nói.
Khi những tính từ này được dùng độc lập, không có danh từ theo sau, nó trở thành đại từ chỉ định (demonstrative pronouns).
• Ngoài việc thay thế cho một danh từ, đại từ chỉ định còn cho người nghe khái niệm gần hơn hay xa hơn về thời gian hoặc khoảng cách.
Ví dụ:
Could you give me that book, please? (Làm ơn lấy cho tôi quyển sách đó với?)
2.7. Đại từ nghi vấn (Interrogative pronouns)
• Gồm: who, whom, whose, what, which
• Chức năng:
– Làm chủ ngữ: Who keeps the keys? (Ai đã cầm chùm chìa khóa?)
– Làm tân ngữ của động từ: Who did you see? (Ai đã trông thấy bạn?)

THAM KHẢO THÊM 
test toeic online free
luyen thi toeic
on thi TOEIC

Mệnh đề quan hệ và cách sử dụng

bằng toeic
tự học toeic
khóa học toeic



1. Mệnh đề quan hệ có chứa động từ V-ing (mệnh đề quan hệ ở dạng chủ động)
Có thể bỏ đại từ quan hệ và trợ động từ/động từ to be.
Ví dụ:
– The man who is standing there is handsome
Được giản lược thành: The man standing there is handsome
– The president made a speech for the famous man who visited him.
Được giản lược thành: The president made a speech for the famous man visiting him.
-Mr. Jackson, who is a professor, is traveling in the Mideast this year.
Được giản lược thành: Mr. Jackson, a professor, is traveling in the  Mideast this year.

2. Mệnh đề quan hệ có chứa động từ quá khứ phân từ 2 (mệnh đề quan hệ ở dạng bị động)
Có thể bỏ đại từ quan hệ và trợ động từ/động từ tobe
Ví dụ: The book which is written by Mr.A is interesting
Được giản lược thành: The book written by Mr.A is interesting

3. Mệnh đề quan hệ chứa động từ  nguyên thể
Danh từ mà mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho có các từ sau đây đứng trước: first, last, only, second… có thể bỏ đại từ quan hệ, trợ động từ/to be, và động từ được chuyển thành dạng nguyên thể
Ví dụ: He is the only man who can solve this problem
Được giản lược thành: He is the only man to solve this problem

4. Ngoài ra, còn có thể loại bỏ đại từ quan hệ và to be trước một ngữ giới từ (một giới từ mở đầu kết hợp với các danh từ theo sau).
Ví dụ:
+ The beaker that is on the counter contains a solution.
Được giản lược thành: The beaker on the counter contains a solution.

5. Mệnh đề quan hệ có chứa ”to be” và tính từ.
Ta có thể bỏ đi đại từ quan hệ và ”to be”
+ The woman, who is very clever and beautiful is my aunt
Được giản lược thành: The woman, clever and beautiful is my aunt.

Kiến thức cơ bản về hai dạng động từ: Hiện tại phân từ và quá khứ phân từ


Anh van toeicAnh Văn TOEIC
đăng ký thi toeic ở đâu

1. Khái niệm.
1.1. Hiện tại phân từ chính là động từ thêm đuôi ”-ing”. Hiện tại phân từ còn được gọi là danh động từ, được thành lập bằng cách thêm ”-ing” vào sau động từ.
1.2. Qúa khứ phân từ hay còn gọi là quá khứ phân từ hai của động từ, có dạng ”V-ed” (đối với các động từ có quy tắc) và các động từ nằm ở cột thứ 3 trong bảng liệt kê các động từ bất quy tắc.
2. Cách dùng.
2.1. Cách dùng của hiện tại phân từ.
+ Dùng trong các thì tiếp diễn diễn tả hành động đang xảy ra tại một thời điểm nhất định như thì hiện tại tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn, tương lai tiếp diễn, hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ hoàn thành tiếp diễn và tương lai hoàn thành tiếp diễn.
Ví dụ:
– They are playing football at the moment.
– She has been working in this company for 5 years.
+ Dùng làm chủ ngữ trong câu. (vai trò giống như một danh từ.)
Ví dụ:
 Listening to music is his hobby.
– Going out now may be very dangerous.
+ Dùng làm tân ngữ của động từ.
Ví dụ:
– I hate being asked a lot of questions about my private life.
– She remembers meeting him somewhere.
+ Dùng làm tân ngữ  của cụm giới từ.
Ví dụ:
– Mary is interested in reading books.
– They are keen on living here.
+ Dùng như  bổ ngữ của chủ ngữ. Trong tiếng Anh, những câu dạng S + Be + complement thì ”complement” ở đây được gọi là bổ ngữ của chủ ngữ.
Ví dụ:
– My hobby is playing computer games.
– The main task in this program is teaching English for Children.
+ Dùng như tính từ trong câu.
Ví dụ:
– The smiling girl is my sister.
+ Dùng trong mệnh đề quan hệ rút gọn. ( Xem bài Giản lược mệnh đề quan hệ)
Ví dụ:
– She is the worker having the best quality.
2.2. Cách dùng của quá khứ phân từ.
+ Dùng trong các thì hoàn thành như hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành, tương lại hoàn thành.
Ví dụ:
– Ha has learned English for 5 years.
– When I came, he had left.
+ Dùng như tính từ trong câu.
Ví dụ:  She lived in an isolated village.
+ Dùng trong câu bị động.
Ví dụ: The boy is taught how to play the piano.
+ Dùng trong mệnh đề quan hệ rút gọn. ( Xem bài Giản lược mệnh đề quan hệ)
Ví dụ: I have read the novel written by O’Henry.

Hiểu rõ chức năng của tính từ và trạng ngữ



1. Tính từ
– Tính từ là từ chỉ tính chất, mức độ, phạm vi, … của một người hoặc vật. Nó bổ nghĩa cho danh từ, đại từ hoặc liên động từ (linking verb). Nó trả lời cho câu hỏi What kind?. Tính từ luôn đứng trước danh từ được bổ nghĩa: That is my new red car.
– Trừ trường hợp “galore (nhiều, phong phú, dồi dào) và “general” trong tên các cơ quan, các chức vụ lớn là hai tính từ đứng sau danh từ được bổ nghĩa:
Ví dụ:
There were errors galore in your final test. (Có rất nhiều lỗi trong bài kiểm tra cuối kỳ của bạn)
UN Secretary General (Tổng thư ký Liên hợp quốc).
– Tính từ đứng sau các đại từ phiếm chỉ (something, anything, anybody…)
Ví dụ:
It’s something strange. (Thứ gì lạ thế)
He is somebody quite unknown. (Anh ấy là người khá im hơi lặng tiếng)
– Tính từ được chia làm 2 loại là tính từ mô tả (Descriptive adjective) và tính từ giới hạn (Limiting adjective). Tính từ mô tả là các tính từ chỉ màu sắc, kích cỡ, chất lượng của một vật hay người. Tính từ giới hạn là tính từ chỉ số lượng, khoảng cách, tính chất sở hữu, … Tính từ không thay đổi theo ngôi và số của danh từ mà nó bổ nghĩa, trừ trường hợp của “these” và “those”.
TÍNH TỪ MÔ TẢ
TÍNH TỪ GIỚI HẠN
beautiful
large
red
interesting
important
colorful
one, two
first, second
my, your, his
this, that, these, those
few, many, much
số đếm
số thứ tự
tính chất sử hữu
đại từ chỉ định
số lượng
– Khi tính từ mô tả bổ nghĩa cho một danh từ đếm được số ít, nó thường có mạo từ” aan” hoặc “the” đứng trước như:  a pretty girl, an interesting book, the red dress.
– Tính từ đi trước danh từ nhưng đi sau liên từ . Tính từ chỉ bổ nghĩa cho danh từ, đại từ và liên từ.
– Nếu trong một cụm từ có nhiều tính từ cùng bổ nghĩa cho một danh từ thì thứ tự các tính từ sẽ như sau: tính từ sở hữu hoặc mạo từ, opinion(ý kiến), size(kích cỡ), age(tuổi tác), shape(hình dáng), color(màu sắc), origin(nguồn gốc), material(chất liệu), purpose(mục đích). Chú ý rằng tính từ sở hữu (my, your, our) hoặc mạo từ (a, an, the) nếu có thì luôn đi trước các tính từ khác. Nếu đã dùng mạo từ thì không dùng tính từ sở hữu và ngược lại. Ví dụ về thứ tự sắp xếp các tính từ:
a silly young English man (Một người đàn ông người Anh trẻ khờ khạo)
the huge round metal bowl (Một cái bát bằng kim loại tròn to)
 
art/possopinionsizeageshapecolororiginmaterialpurposenoun
asilly
young

English

man
the
huge
round

metal
bowl
my
small

red

sleepingbag
2. Trạng từ (phó từ)
Phó từ bổ nghĩa cho động từ, cho một tính từ hoặc cho một phó từ khác. Nó trả lời cho câu hỏi How
Ví dụ:
Rita drank too much. (How much did Rita drink?)
don’t play tenis very well. (How well do you play?)
He was driving carelessly. (How was he driving?)
John is reading carefully. (How is John reading?)
She speaks Spanish fluently. (How does she speak Spanish?)
– Thông thường, các tính từ mô tả có thể biến đổi thành phó từ bằng cách thêm đuôi -ly vào tính từ.
Ví dụ:  He is a careful driver. He always drives carefully.
 
TÍNH TỪ
PHÓ TỪ
bright
careful
quiet
brightly
carefully
quietly
Tuy nhiên, có một số tính từ không theo quy tắc trên:
*  Một số tính từ đặc biệt: good => well; hard => hard; fast => fast; …
Ví dụ:
She is a good singer. She sings very well.
*  Một số tính từ cũng có tận cùng là đuôi –ly (lovely, friendly) nên để thay thế cho phó từ của các tính từ này, người ta dùng: in a/ an + Adj + way/ manner.
Ví dụ:He is a friendly man. He behaved me in a friendly way.
Các từ sau cũng là phó từ: so, very, almost, soon, often, fast, rather, well, there, too. Các phó từ được chia làm 6 loại sau:
ADVERB OF

Trạng ngữ
EXAMPLE

Ví dụ
TELL US

Ý nghĩa
Manner(cách thức)happily, bitterlyhow something happens
Degree(mức độ)totally, completelyhow much ST happens, often go with an adjective
Frequency(tần suất)never, oftenhow often ST happens
Time(thời gian)recently, justwhen things happen
Place(nơi chốn)here, therewhere things happen
Disjunct (quan điểm)hopefully, franklyviewpoint and comments about things happen
–  Các phó từ thường đóng vai trò trạng ngữ  trong câu. Ngoài ra các ngữ giới từ cũng đóng vai trò trạng ngữ như phó từ, chúng bao gồm một giới từ mở đầu và danh từ đi sau để chỉ: địa điểm (at home), thời gian (at 5 pm), phương tiện (by train), tình huống, hành động. Các cụm từ này đều có chức năng và cách sử dụng như phó từ, cũng có thể coi là phó từ.
– Về thứ tự, các phó từ cùng bổ nghĩa cho một động từ thường xuất hiện theo thứ tự: manner, place, time. Nói chung, phó từ chỉ cách thức của hành động (manner – cho biết hành động diễn ra như thế nào) thường liên hệ chặt chẽ hơn với động từ so với phó từ chỉ địa điểm (place) và phó từ chỉ địa điểm lại liên kết với động từ chặt chẽ hơn phó từ chỉ thời gian (time).
Ví dụ:        The old woman sits quietly by the fire for hours.
– Về vị trí, các phó từ hầu như có thể xuất hiện bất cứ chỗ nào trong câu: cuối câu, đầu câu, trước động từ chính, sau trợ động từ nhưng cũng vì thế, nó là vấn đề khá phức tạp. Vị trí của phó từ có thể làm thay đổi phần nào ý nghĩa của câu.
3. Dấu hiệu nhận biết tính từ và trạng từ
Việc xác định đuôi tính từ (hay trạng từ) đóng một vai trò quan trọng trong việc trả lời câu hỏi.

3.1. Dấu hiệu nhận biết tính từ
  • Tận cùng là “able”: comparable, comfortable, capable, considerable
Ví dụ: (Ex): We select the hotel because the rooms are comfortable
  • Tận cùng là “ible”: responsible, possible, flexible
Ex: She is responsible for her son’s life
  • Tận cùng là “ous”: dangerous, humorous, notorious, poisonous
Ex: She is one of the most humorous actresses I’ve ever known
  • Tận cùng là “ive”: attractive, decisive
Ex: She is a very attractive teacher
  • Tận cùng là “ent”: confident, dependent, different
Ex: He is confident in getting a good job next week
  • Tận cùng là “ful”: careful, harmful, beautiful
Ex: Smoking is extremely harmful for your health
  • Tận cùng là “less”: careless, harmless
Ex: He is fired because of his careless attitude to the monetary issue
  • Tận cùng là “ant”: important
Ex: Unemployment is the important interest of the whole company
  • Tận cùng “ic”: economic, specific, toxic
Ex: Please stick to the specific main point
  • Tận cùng là “ly”: friendly, lovely, costly
Ex: Making many copies can be very costly for the company.
  • Tận cùng là “y”: rainy, sunny, muddy (đầy bùn), windy…
Ex: Today is the rainiest of the entire month
  • Tận cùng là “al”: economical (tiết kiệm), historical, physical…
Ex: Instead of driving to work, he has found out a more economical way to save money.
  • Tận cùng là “ing”: interesting, exciting, moving = touching (cảm động)
Ex: I can’t help crying because of the moving film.
  • Tận cùng là “ed”: excited, interested, tired, surprised…
Ex: He has been working so hard today, so he  is really exhausted.
3.2. Dấu hiệu nhận biết Trạng từ
Trạng từ kết cấu khá đơn giản:
Adv= Adj+ly: wonderfully, beautifully, carelessly…
Ex: She dances extremely beautifully.

Tai lieu luyen thi toeictài liệu luyện thi toeictai lieu toeic ...
Dia chi luyen thi toeic

Các loại câu hỏi trong tiếng anh



1. Câu hỏi Yes/ No
Trợ động từ
be
do, does, did
+ chủ ngữ (S)+ động từ + ….?
 Sở dĩ ta gọi là như vậy vì khi trả lời, dùng Yes/No. Nhớ rằng khi trả lời:
– Yes, S + trợ động từ/ to be
– No, S + trợ động từ/ tobe + not.
Ví dụ:
Isn’t Mary going to school today? -> Yes, she is.
Was Mark sick yesterday? -> No, he was not.
Have you seen this movie before? -> Yes, I have.
Will the committee decide on the proposal today? -> No, it won’t.
2. Câu hỏi lấy thông tin (information question)
Đối với loại câu hỏi này, câu trả lời không thể đơn giản là “yes” hay “no” mà phải có thêm thông tin. Chúng thường dùng các từ nghi vấn, chia làm 3 loại sau:
2.1. Who hoặc What: câu hỏi chủ ngữ
Đây là câu hỏi khi muốn biết chủ ngữ hay chủ thể của hành động.
Who/ What+ động từ (V) + …… ?
Ví dụ:
Something happened lastnight => What happened last night?
Someone opened the door. => Who opened the door?
2.2. Whom hoặc What: câu hỏi tân ngữ
Đây là các câu hỏi dùng khi muốn biết tân ngữ hay đối tượng tác động của hành động
Whom/ What+ trợ động từ (do/ did/ does)+ S + V + …..?
Lưu ý:  Nhớ rằng trong tiếng Anh viết bắt buộc phải dùng whom mặc dù trong tiếng Anh nói có thể dùng who thay cho whom trong mẫu câu trên.
Ví dụ:
George bought something at the store. => What did George buy at the store?
Ana knows someone from UK. => Whom does Ana know from UK?
2.3 When, Where, How và Why: Câu hỏi bổ ngữ
Dùng khi muốn biết nơi chốn, thời gian, lý do, cách thức của hành động.
When/ where/ why/ how+ trợ động từ(be, do, does, did)+ S + V + bổ ngữ (+ tân ngữ)?
Ví dụ:
How did Maria get to school today?
When did he move to London?
Why did she leave so early?
3. Câu hỏi phức (embedded question)
Là câu hoặc câu hỏi chứa trong nó một câu hỏi khác. Câu có hai thành phần nối với nhau bằng một từ nghi vấn (question word). Động từ ở mệnh đề thứ hai (mệnh đề nghi vấn) phải đi sau và chia theo chủ ngữ, không được đảo vị trí như ở câu hỏi độc lập.
S + V + question word( từ để hỏi) + S + V
Ví dụ:       The authorities can’t figure out why the plane landed at the wrong airport.
We haven’t assertained where the meeting will take place.
  • Trong trường hợp câu hỏi phức là một câu hỏi, áp dụng mẫu câu sau:
Trợ động từ + S + V + question word + S + V
Ví dụ:
Do you know where he went?
Could you tell me what time it is?
  • Question word có thể là một từ, cũng có thể là một cụm từ như: whose + nounhow many, how much, how long, how often, what time, what kind.
Ví dụ:
I have no idea how long the interview will take.
Do you know how often the bus runs at night?
Can you tell me how far the museum is from the store?
4. Câu hỏi đuôi (tag questions)
Trong câu hỏi đuôi, người đặt câu hỏi đưa ra một mệnh đề (mệnh đề chính) nhưng không hoàn toàn chắc chắn về tính đúng / sai của mệnh đề đó, do vậy họ dùng câu hỏi dạng này để kiểm chứng về mệnh đề đưa ra.
Ví dụ:
He should stay in bed, shouldn’t he? (Anh ấy nên ở yên trên giường, có phải không?)
She has been studying English for two years, hasn’t she?
There are only twenty-eight days in February, aren’t there?
It’s raining now, isn’t it? (Trời vẫn còn mưa, phải không?)
You and I talked
 with the professor yesterday, didn’t we?
You won’t be leaving for now, will you?
Jill and Joe haven’t been to VN, have they?
Câu hỏi đuôi chia làm hai thành phần tách biệt nhau bởi dấu phẩy theo quy tắc sau:
  • Sử dụng trợ động từ giống như ở mệnh đề chính để làm phần đuôi câu hỏi. Nếu không có trợ động từ thì dùng dodoesdid để thay thế.
  • Nếu mệnh đề chính ở thể khẳng định thì phần đuôi ở thể phủ định và ngược lại.
  • Thời của động từ ở đuôi phải theo thời của động từ ở mệnh đề chính.
  • Chủ ngữ của mệnh đề chính và của phần đôi là giống nhau. Đại từ ở phần đuôi luôn phải để ở dạng chủ ngữ .
  • Phần đuôi nếu ở dạng phủ định thì thường được rút gọn (n’t). Nếu không rút gọn thì phải theo thứ tự: trợ động từ + S + not? (VDHe saw it yesterday, did he not?)
  • Động từ “have có thể là động từ chính, cũng có thể là trợ động từ. Khi nó là động từ chính của mệnh đề trong tiếng Anh Mỹ thì phần đuôi phải dùng trợ động từ “do, does hoặc did”. Tuy nhiên, trong tiếng Anh Anh thì bạn có thể dùng chính “have” như một trợ động từ trong trường hợp này.
Ví dụ:
You have got two children, haven’t you? (British English)
You have two children, don’t you? (American English)
  • There isthere are và “it is là các chủ ngữ giả nên phần đuôi được phép dùng lại there hoặc it giống như trường hợp đại từ làm chủ ngữ.