Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

7 vị trí “ưa thích” của trạng từ trong bài thi TOEIC.


Note nhanh để ăn trọn điểm trong bài thi Toeic nhé:

– Be + Adv + Adj — > đứng trước tính từ. VD: Products need to be extremely attractive to customers
– Be + Adv + Ving — > đứng trước Ving trong thì tiếp diễn. VD: He is presently working in the Personnel Division
– Be + Adv + Vp2 — > Đứng trước Vp2 trong bị động. VD: The library is perfectly located in the center of this city
– Verb + Adv — > đứng sau động từ. VD: It is advisable to dress appropriately when going to an interview
– Subject + adv + Verb — > đứng trước động từ. VD: We proudly present to you our newest ranges of cars
– Modal verb + adverb + V — > đứng giữa động từ khuyết thiếu và động từ nguyên thể. VD: we will happily refund your money if you are not satisfied with our products.
– Have + adv + Vp2 — > đứng trước Vp2 trong cấu trúc hoàn thành. VD: They have never read Twilight novels before.
phat am tieng anh, phát âm tiếng Anh
ôn thi toeic, on thi TOEIC
luyen phat am tieng anh, luyện phát âm tiếng anh

Nhưng sai lầm khi luyện thi toeic

Bạn đang luyện nghe tiếng anh bằng phương pháp xem phim?. Đây quả là một phương pháp hữu hiệu, tuy nhiên, nghe thế nào đúng cách và làm sao để thu được hiệu quả. Hãy cùng điểm lại những sai lầm khi luyện nghe tiếng Anh bằng phương pháp này nhé.
  1. Xem phim có phụ đề bằng tiếng mẹ đẻ
Nếu như bạn xem phim có phụ đề bằng tiếng Việt, bạn có thể bị rối. Thông thường, phụ đề được viết khác đi đôi chút về ý nghĩa thực do sự khác nhau về văn hóa của mỗi nước. Hơn nữa, khi có phụ đề lúc này bộ não của bạn chỉ tập trung vào đọc mà thôi, khả năng nghe bị sao nhãng. Đây chính là lý do bạn nên bỏ phụ đề bằng tiếng mẹ đẻ khi muốn học nghe qua các bộ phim bằng tiếng Anh.
  1. Chỉ xem 1 lần duy nhất
Luyện tập có nghĩa là lặp lại các hành động. Nếu bạn chỉ xem bộ phim có 1 lần thì đó không phải là luyện nghe nữa. Bộ não của chúng ta cần được nhắc đi nhắc lại các thông tin vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn dành nhiều lần xem lại các đoạn phim. Ở đây chỉ khuyến khích các bạn xem các đoạn, cảnh phim hấp dẫn, lôi cuốn với lời thoại hay, vì nếu như xem hết cả bộ phim nhiều lần sẽ tốn khá nhiều thời gian.học tiếng anh trẻ em ở đâu tốt hà nội
  1. Xem phim không ngừng nghỉ
Có nhiều bạn cố gắng xem toàn bộ tập phim bằng tiếng Anh mà không có thời gian ngừng nghỉ, điều này sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi. Từ 10 đến 15 phút đầu, bộ não của bạn khá minh mẫn nhưng sau đó sự mệt mỏi sẽ khiến bạn tiếp thu được ít hơn. Luyện tập khi bạn quá mệt mỏi chỉ làm lãng phí thời gian. Hãy nhớ rằng thời gian nghỉ ngơi cũng không kém phần quan trọng đối với kết quả học tập. Mọi người thường có thói quen xem phim một lần vì đã hiểu nội dung, tuy nhiên nếu để áp dụng vào học nghe thì nên xem phim ít nhất 2 lần. Trong lần đầu nghe, bạn sẽ không thể nào nghe được các chỗ luyến âm vì tập trung vào nội dung phim nên lần thứ 2 sẽ có thời gian quan tâm tới các chỗ khó nghe ấy.
  1. Cố gắng hiểu hết tất cả
Ngay cả người bản xứ cũng không thể nào hiểu trọn vẹn lời trong bộ phim.Với vai trò là một người học, bạn không nên gò ép mình vào sự hoàn hảo nếu không bạn sẽ nhanh chóng nản chí và từ bỏ kế hoạch của mình.
Một trong số những cách hữu hiệu khi luyện nghe tiếng Anh qua các bộ phim đó là nói theo phim. Có nghĩa là bạn nhắc lại những gì bạn vừa nghe thấy. Kỹ năng này yêu cầu các bạn cần có sự tập trung cao. Có thể bạn sẽ không hiểu bạn vừa nhắc lại gì nhưng điều này tạo phản xạ và giúp bạn sẽ học tiếng Anh Toeic nhanh hơn là chỉ nghe bộ phim.
  1. Vừa nghe phim vừa làm việc khác.
Nếu như bạn cố gắng ghép việc học nghe tiếng Anh qua các bộ phim cùng với việc làm những công việc khác thì sẽ chẳng khác gì bạn đang nghe nhạc nền. Bạn có thể nhớ được lời bài hát khi mà bạn chỉ nghe nhạc nền mà thôi? Có lẽ là không. Hãy dành thời gian, sự tập trung cho việc học nghe bạn sẽ thu lại kết quả tốt. Hãy để việc kết hợp học nghe với các công việc khác khi trình độ tiếng Anh bạn khá tốt.

Tóm lại luyện nghe tiếng Anh là một phương pháp hữu ích trong việc nâng cao khả năng nghe đặc biệt là trong quá trình luyện thi TOEIC, hi vọng các bạn sẽ áp dụng phương pháp này một cách đúng đắn và gặt hái được thành quả như mong đợi.

10 BÍ QUYẾT CHNH PHỤC TỪ VỰNG TOEIC

1. Hãy đọc, đọc và đọc!
Hầu hết những từ mới được học từ những bài đọc. Bạn càng gặp nhiều từ mới, bạn càng có thể học được nhiều. 
 Trong lúc đó, hãy chú ý tới những từ bạn chưa biết. Đầu tiên cố gắng hình dung ra nghĩa của chúng từ trong ngữ cảnh. Sau đó mới tra từ điển.
Đọc và nghe nhiều loại tài liệu khác nhau để có cơ hội gặp được nhiều từ mới hơn.
2. Tăng cường kỹ năng đọc ngữ cảnh
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các từ mới được học từ ngữ cảnh. Để tăng cường kỹ năng đọc ngữ cảnh, hãy chú ý tới các từ được sử dụng như thế nào.  Làm các bài tập  luyện thi  TOEIC về từ vựng thường xuyên.
3. Luyện tập
Việc học từ mới sẽ chẳng có tác dụng gì nhiều nếu bạn quên chúng một cách nhanh chóng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng phải mất tới 20 lần lặp đi lặp lại một từ mới giúp bạn ghi nhớ chúng. Hãy thử viết chúng ra dưới dạng từ điển hoặc viết trong một câu nào đó ra sổ, điện thoại, sticky note… để có thể xem lại. Mỗi khi học được từ mới, hãy cố gắng sử dụng chúng. Xem lại các cuốn sổ lưu từ mới một cách thường xuyên để đảm bảo rằng bạn không quên những từ đã học.
4. Sử dụng các kết nối với từ
Hãy đọc to để tăng cường khả năng nhớ từ vựng của bạn. Kết hợp từ mới với những từ khác bạn đã học. Ví dụ từ GARGANTUAN (rất lớn) có nghĩa tương tự với những từ khác như gigantic, huge, large. Bạn có thể tạo chuỗi sắp xếp như small, medium, large, very large, GARGANTUAN. Liệt kê một loạt những thứ liên quan tới từ này như Godzilla, mụ đàn bà béo trong rạp xiếc, cái mụn to trên mũi của bạn…
5. Sử dụng những ký hiệu gợi nhớ
Ví dụ bạn học từ EGREGIOUS (cực kỳ tồi tệ). Hãy ghi nhớ chúng như là EGG REACH US, tưởng tượng rằng ai đó cư xử rất tệ khi ném trứng vào bạn và một quả trứng (EGG) thối đã dính (REACH) vào chúng ta (US). Những câu giàu hình ảnh hài hước như vậy sẽ giúp bạn nhớ nghĩa của chúng hơn. Hãy tìm những cách học nào bạn cảm thấy thú vị nhất, mỗi người có cách học phù hợp khác nhau.
6. Tạo thói quen tìm những từ mới
Nếu bạn có một cuốn kim từ điển, hay luôn bật chúng. Sử dụng các từ điển của American Online và các dịch vụ khác trên internet như là một nguồn tham khảo quý giá trên thanh công cụ của trình duyệt. Sử dụng chúng để tìm kiếm những từ bạn chắc chắn là không biết nghĩa.
7. Chơi với những từ vựng
Hãy chơi các trò chơi liên quan tới từ vựng như các thẻ flashcard, ô chữ… Những trò này có trên mạng rất nhiều do đó bạn không cần phải tìm người chơi cùng. Thử sử dụng từ điển Franklink Electronic Dictionary với những trò chơi về từ vựng có sẵn.
8. Dùng các danh sách từ vựng
Đối với sinh viên, có rất nhiều tài liệu tập trung vào những từ thường xuất hiện trong các giáo trình hay bài thi như SAT, GRE. Những từ khác cũng xuất hiện rất nhiều trên Internet ở các website, sẽ gửi những từ mới tới bạn hàng ngày.
9. Làm các bài kiểm tra từ vựng
Chơi trò chơi, ví dụ kiểm tra kiến thức, trên các website sẽ giúp bạn học các từ mới luôn một thể. Các tài liệu offline khác như sát luyện thi SAT (chúng tôi khuyến nghị dùng “10 Real SATs” của ETS) và cuốn Reader’s Digest Wordpower. Các bạn có thể tìm chúng trên Amazon hoặc các hiệu sách địa phương.
10. Cảm thấy thú vị với từ mới
Học cách nói những gì bạn muốn và khám phá sự thú vị của việc có khả năng viết ra những gì bạn muốn. Tương lai của bạn phụ thuộc vào vốn từ vựng của bạn. Một vốn từ vựng tốt sẽ làm bạn trở nên khác biệt đối với mỗi bài kiểm tra như SAT hay GRE, cái quyết định bạn có thể đi học tiếp hay không. Hãy xây dựng vốn từ vựng một cách lâu dài. Hãy nhớ rằng: Tất cả bắt đầu với từ vựng. Mọi thứ sẽ không tồn tại cho tới khi bạn biết từ đó. Hãy học chúng và điều này sẽ giúp bạn trở nên giàu có hơn
Chúc các bạn luyện thi Toeic thành công!
Luyện thi Toeic tại đây!

Kỹ năng làm tốt bài nghe và đọc có số liệu trong đề thi TOEIC

Như các bạn đã tìm hiểu thì de thi toeic thường chỉ tập trung vào các chủ điểm liên quan đến lĩnh vực kinh tế, nên hầu hết các dạng bài trong cả 2 phần nghe và đọc đều xuất hiện các số liệu. Vậy câu hỏi đặt ra là, đã bao giờ các bạn từng cảm thấy bối rối trước những bài học TOEIC Listening hay TOEIC Reading có số liệu chưa? Và khi gặp dạng bài này, các bạn thường giải quyết như thế nào để đạt được hiệu quả nhất. Trên thực tế thì loại bài này trông khó vậy thôi, nhưng khi nắm được bí quyết thì nó thực ra lại cực kì dễ đấy.
Luyện TOEIC - địa chỉ luyện toeic online free cực hiệu quả

Trước tiên hãy nhìn vào một ví dụ điển hình của một câu mô tả số liệu:
“The number of students in this school increased dramatically from 10,000 to 12,000 in the last 3 months – a significant growth.” Các bạn có thể nhận ra câu này bắt đầu bằng cách nêu ra xu hướng của số liệu “increased dramatically”, theo sau đó là số liệu cụ thể “from 10,000 to 12,000”, được bổ sung bởi khoảng thời gian “in the last 3 months”; và cuối cùng là nhận xét“significant growth”. Vậy chúng ta có thể rút ra được cách trình bày số liệu điển hình như sau:
   “Xu hướng – Số liệu – Thời gian – Nhận xét”

Nắm được cách trình bày nhận xét số liệu, các bạn sẽ nhạy bén hơn trong việc luyen nghe toeic và đọc những bài mô tả số liệu đấy.
Khi đọc hay nghe mô tả số liệu, các bạn có thể gặp một số từ lạ và ít được sử dụng, nhưng điều đáng lo là chúng thường đóng vai trò thể hiện xu hướng của số liệu – nếu không nắm được từ đó thì sao nắm được ý chính của câu?
Do vậy, sau đây các em có thể làm quen một số động từ chỉ xu hướng khá thú vị có thể bắt gặp trong quá trình ôn luyen thi toeic :
1. To dive/ to plunge: Chỉ số liệu giảm mạnh, như một vận động viên bơi lội đang chuẩn bị lao xuống nước.
2. To nosedive: Giảm nhanh hơn cả “to dive” hay “to plunge”. Hãy tưởng tượng một chiếc máy bay bị hỏng và đang chúi mũi (nose) lao xuống một cách chóng mặt.
3. To plummet: Rớt thẳng xuống đất như một chú chim đang bay thì ngất xỉu.
4. To collapse: Một căn nhà sụp đổ, một người say nắng ngã quay ra đất, hay đồng tiền của một nước rớt giá thê thảm, chúng ta đều dùng từ “to collapse”.
5. To soar: Trái lại với “to plummet”, “to soar” mang nghĩa “bay vút lên” – trong trường hợp này là bất ngờ tăng mạnh. “To soar” mang hình ảnh chú chim ngất xỉu ở câu 3 tỉnh dậy và bay vút lên trời.
6. To rocket: Chắc là các em đều đoán được, “to rocket” nghĩa là tăng vọt lên trong thời gian ngắn – như một quả tên lửa được phóng thẳng lên trời.
7. To balloon: Tăng đều đặn, dần dần như quả bóng bay được thổi ngày càng to lên.

Khi đã nắm bắt được các từ chỉ xu hướng, các bạn hoàn toàn có thể giải quyết các dạng bài liên quan đến số liệu dễ dàng hơn. Chúc các bạn ôn luyen thi toeic thật thành công!

Nghe tiếng anh hiệu quả

Kỹ năng nghe tiếng anh vẫn luôn là kỹ năng khó trong quá trình bạn tiếp cận ngôn ngữ này. Tuy nhiên, nếu rèn luyện đúng phương pháp và đều đặn, việc thành thạo trong kỹ năng nghe tiếng Anh, ngay cả với những học sinh còn đang đi học, là hoàn toàn có thể.
1: Phát âm tiếng Anh giao tiếp chuẩn
Tại sao lại nhắc tới việc phát âm khi đang bàn tới kỹ năng nghe? Thế nhưng, thực tế thì việc nắm chắc và phát âm đúng trong tiếng Anh sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nghe tốt tiếng Anh. 90% sinh viên phát âm tiếng Anh sai, và hầu hết sinh viên đều dùng tiếng Anh không có trọng âm, không có vần điệu lên xuống. Điều này đồng nghĩa với việc gì?
Giả sử khi bạn nắm không tốt kỹ năng phát âm tiếng Anh trong lúc học, và nắm được nhịp điệu cần thiết trong tiếng Anh cũng giống như bạn sống ở Hà Nội mà vào Huế nghe nói chuyện vậy. Rõ ràng là người Huế nói tiếng Việt, nhưng tại sao lại khó nghe đến vậy. Vì cách họ phát âm từ khác với người Hà Nội. Người Hà Nội không quen cách phát âm và nhấn nhá âm điệu kiểu Huế nên phải gồng mình lên nghe mà cũng chẳng hiểu gì. Tương tự với tiếng Anh, việc bạn cẩu thả trong phát âm tiếng anh có thể ngăn cản việc bạn nghe tiếng Anh tốt.
Và một lời khuyên cho giờ này vẫn chưa thật chắc chắn về phát âm tiếng Anh là hãy rà soát lại toàn bộ những kiến thức này của mình và sửa ngay nếu thấy hổng nhé
Biết được cách phát âm tiếng anh chuẩn của người nước ngoài sẽ giúp bạn nghe tiếng Anh tốt lên rất nhiều.trung tâm tiếng anh cho trẻ em
2: Tập trung vào từng phần khi luyện nghe tiếng anh giao tiếp
Hãy thực sự tập trung khi bạn nghe. Nghe ai nói mà không tập trung, kể cả tiếng Việt cũng đã khó chứ đừng nói là tiếng Anh. Khi đang nghe tiếng Anh, hãy chắc rằng đầu bạn đang làm việc. Khi tai nghe được gì thì đầu cũng tiếp nhận và dịch ra từng đấy. Điều sợ nhất trong luyện nghe tiếng Anh giao tiếp là để tiếng đi qua “rửa tai” cái đầu không hoạt động,. Không tập trung, cho dù có ngồi nghe cả buổi mà không cố gắng tập trung thì cũng không nên cơm cháo gì đâu bạn nhé.
3: Luyện nghe theo phương pháp ngược
Nghe trước, chữa sau là một phương pháp truyền thống khi luyện nghe tiếng Anh của học sinh. Nghĩa là các bạn học sinh có xu hướng bật file mp3 nghe bài trước, nghe đi nghe lại, đến khi nào không nghe được hoặc mệt quá thì mới lôi phần file đánh chữ ra so sánh đối chiếu.
Đôi khi bạn sẽ thấy hiệu quả nếu bạn làm ngược lại. Đầu tiên, hãy cầm file văn bản của bài nghe, đọc và dịch. Bạn không cần phải vội, cứ đọc từ từ, phân tích ý, dịch cẩn thận, cày bài thế nào tùy ý. Miễn là bạn phải hiểu bài thật tốt. Nếu cảm thấy cần thiết cứ lấy từ điển ra tra từ mới. Sau khi đọc xong bài, hãy dành ra vài giây hình dung lại tổng thể cả bài nói về cái gì và chuyển sang nghe. Bật đúng file bài đó lên và nghe.
Tất nhiên, chả cần nghe bạn cũng thừa biết nó nói về cái gì. nhưng hãy cứ nghe một cách chăm chú. Nếu trình độ nghe của bạn đang ở tầm trung, bạn sẽ nhận thấy mình thường chỉ nghe được lõm bõm vài ba từ. Nhưng do đã đọc văn bản nên bạn nghe được nhiều từ hơn. Số từ còn lại bạn không nghe được nhưng vì đã đọc rồi. Bạn hãy cứ nghe tiếp như vậy vài lần. Sau khi đã khá ngấm, bây giờ là lúc cày bài nghe. Tốt nhất là dùng Media player để dễ dàng điều chỉnh ngắt nhịp của file khi cần. Bây giờ hãy cầm văn bản lên kết hợp với nghe.
Bạn cũng phải thường xuyên để ý đến những từ mình đọc trong văn bản nhưng trong file nghe lại chưa nghe tốt được, hãy bật đi bật lại những đoạn xung quanh các từ đó. Bây giờ vấn đề không phải là hiểu bài nói gì, mà bạn phải cày để tai của mình quen với tất cả các từ trong bài và phát hiện ra chúng.
Đừng sợ rằng cách làm ngược này sẽ không phát huy hiệu quả. Hãy làm thử trong một thời gian đều đặn, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả.
4: Hãy để tâm lý mình thật thoải mái và rèn luyện khả năng dự đoán khi nghe tiếng anh
Quá hồi hộp là một trong những sai lầm của nhiều người luyện nghe tiếng Anh. Khi giao tiếp với ai đó sử dụng tiếng Anh, biết là khả năng nghe của mình không tốt, họ cứ lo lắng và dành nhiều thời gian để sợ hơn là để tập trung nghe. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh nếu bạn phải đối thoại với người bản ngữ cho dù trình độ nghe của bạn chưa tốt. Phải từ từ tập trung thì bạn mới có thể nghe được.
Một điều nên nhớ nữa là hãy cố gắng đoán nghĩa. Đừng bao giờ cho rằng bạn phải nghe được từng câu từng chữ mới là đạt. Bạn chỉ cần nghe được những từ khóa quan trọng, cộng thêm nhịp điệu, thái độ người nói và văn cảnh là có thể nhận ra ý người người nói muốn truyền đạt. Muốn đạt đến khả năng nghe đâu thủng đấy, bạn phải tiếp tục luyện tập.
Có 1 điều đặc biệt đó là không phải bạnh cứ nghe nhiều là tốt, việc nghe nhiều cần kết hợp với việc bạn tập trung trọng tâm vào 1 vấn đề giao tiếp cụ thể. Nhiều người cứ cố gắng nghe từng từ một , cố gắng nghe hết nhưng thực sự đến sau những cái bạn nghe đó vẫn không hề ảnh hưởng đến việc giao tiếp bằng tiếng anh.
5: Chọn nguồn nghe và tài liệu luyện nghe tiếng anh giao tiếp
Việc luyện nghe tiếng Anh giao tiếp tốt cần cũng cần chọn các nguồn học và tài liệu chuẩn. Khi lựa chọn được các nguồn học tiếng Anh tin cậy, hãy thực hành với các nguồn và phương tiện khác nhau.
Ngày nay các nguồn học tiếng anh giao tiếp hàng ngày khá phong phú, các nguồn nghe trên internet, phương tiện truyền thông và nguồn các nhân đều thuận tiện cho việc luyện nghe. Bạn có thể học luyện nghe tiếng anh giao tiếp qua các kênh thông tin như bổ ích như BBC, CNN, VOA….
Để luyện nghe tiếng anh giao tiếp hiệu quả hàng ngày là khó nhưng không phải là điều không thể làm được nếu như bạn có một sự quyết tâm, cố gắng nổ lực phấn đấu hết sức mình trong việc học thì chắc rằng mọi thứ sẽ dễ dàng và suôn sẻ hơn nhiều đấy. Chúc các bạn thành công!

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Gerunds (Danh động từ)


Xét hai câu sau:
Reading newspaper, I hear a big noise.
(Đang đọc báo, tôi nghe một tiếng ồn lớn.)
Reading newspaper everyday can know many informations.
(Đọc báo hàng ngày có thể biết nhiều thông tin.)
Reading trong câu thứ nhất là một hành động diễn ra đồng thời với hành động hear.
Nó đóng vai trò là một động từ vì vậy trong trường hợp này là một -ing clause. Trong câu thứ hai Reading dùng để chỉ việc đọc báo, nó đóng vai trò là chủ từ của can, vì vậy nó có chức năng của một danh từ. Khi động từ được dùng với tính cách là một danh từ như thế này nó được gọi là một gerund (danh động từ).
Như vậy danh động từ là một động từ thêm -ing và có đặc tính của một danh từ.
Danh động từ có thể viết ở các thể như sau:
ActivePassive
Presentverb + -ingbeing + PP
Perfecthaving+PPhaving been + PP
Ví dụ:
Swimming is a good sport.
(Bơi lội là một môn thể thao tốt)
Being loved is the happiest of one’s life.
(Được yêu là niềm hạnh phúc nhất trong đời.)
My brother likes reading novels.
(Anh tôi thích đọc tiểu thuyết.)
His bad habit is telling lies.
(Thói quen xấu của nó là nói dối.)
Chúng ta cũng có thể dùng gerund với sở hữu cách. Ở đây tiếng Anh có cách dùng đặc trưng khác với tiếng Việt. Xem kỹ các ví dụ sau:
You may rely on my brother’s coming.
(Anh có thể tin rằng em tôi sẽ đến.)
He insisted on my coming.
(Anh ấy cứ nài tôi đến.)
I don’t like your going away.
(Tôi không thích anh đi.)

Đôi khi chúng ta có thể thay gerund bằng một infinitive có to (nhưng không phải lúc nào cũng vậy)
Ví dụ:
Quarrelling is a foolish thing.
– To quarrel is a foolish thing.
(Cãi nhau là một điều ngu xuẩn.)
Most students like studying English.
– Most students like to study English.
(Hầu hết các sinh viên đều thích học tiếng Anh.)
Drinking-water is in this bottle.
– Water to drink is in this bottle.
(Nước uống ở trong cái chai này.)

Vì gerund có đặc tính của một danh từ nên chúng ta cũng có thể ghép nối với một tính từ để làm thành một danh từ kép.
Ví dụ:
The sweet singing of the bird delights us.
(Tiếng hót ngọt ngào của chim làm chúng tôi thích thú.)

Một số động từ khi sử dụng có một động từ thứ hai đi theo thì bắt buộc động từ thứ hai phải thêm -ing (tức là dùng nó như một gerund) chứ không phải ở dạng infinitive có to, ví dụ như trường hợp động từ to stop (ngưng, thôi).
Xét hai câu sau:
He stops to talk.
(Anh ngừng lại để trò chuyện.)
He stops talking.
(Anh ta thôi trò chuyện.)

Rõ ràng có sự khác nhau giữa cách dùng thêm -ing và infinitive.
Sau đây là các động từ mà động từ theo sau nó phải có -ing.

stop (ngưng, thôi)
fancy (mến, thích)
admit (thừa nhận)
consider (suy xét, cân nhắc, coi như)
miss (lỡ, nhỡ)
finish (hoàn thành, làm xong)
mind (lưu ý, bận tâm)
imagine (tưởng tượng)
deny (chối)
involve (làm liên lụy, dính dáng)
delay (hoãn lại)
suggest (gợi, đề nghị)
regret (than phiền)
avoid (tránh)
practise (thực hành)
risk (liều)
detest (ghét)
dislike (không thích)
cease (ngừng)
postpone (hoãn lại)

Và cả một số thành ngữ sau:
to be busy (bận) – to go on (tiếp tục)
to put off (hoãn lại) – carry on (tiếp tục)
keep, keep on (cứ, mãi) – to burst out (phá lên (cười))
to have done (đã làm) – to give up (ngưng, thôi)

Ví dụ:
Stop talking. (Im đi)
I’ll read when I’ve finished cleaning this room.
(Tôi sẽ đọc khi tôi lau xong cái phòng này)
I don’t fancy going out this evening.
(Chiều nay tôi không thích đi ra ngoài)
Have you ever considered going to live in another country?
(Có bao giờ bạn nghĩ tới chuyện sang nước khác sống không?)
I can’t imagine George doing that.
(Tôi không thể tưởng tượng được George lại làm điều đó.)
When I’m on holiday, I enjoy not having to get early.
(Khi tôi nghỉ lễ, tôi thích không phải dậy sớm.)
Are you going to give up smoking?
(Anh có định thôi hút thuốc không vậy?)
She kept (on) interrupting me while I was speaking.
(Cô ta cứ ngắt lời tôi khi tôi đang nói.)
They burst out laughing.
(Họ phá lên cười.)
He is busy reading.
(Anh ta bận đọc.)
He denies having done that.
(Hắn ta chối rằng đã làm điều đó.)
I always avoid quarrelling to my wife.
(Tôi luôn tránh cãi cọ với vợ tôi.)
I enjoy dancing.
(Tôi thích khiêu vũ.)
Do you mind closing the door?
(Anh có nhớ đóng cửa không đấy?)
Tom suggested going to the cinema.
(Tom đề nghị đi xem phim.)
He admitted having stolen the money.
(Hắn thừa nhận là đã ăn cắp tiền.)
They now regret having got married.
(Bây giờ họ than phiền là đã cưới nhau.)

Gerunds and Participle
Nhớ rằng
Động từ + -ing được dùng như một danh từ gọi là gerund.
Động từ + -ing được dùng như động từ gọi là present participle.
Người ta cũng dùng participle như một adjective để ghép nối với một danh từ.

Ví dụ:
a sleeping child: một đứa bé đang ngủ.
a running car: một chiếc xe đang chạy.

Gerund cũng được dùng để ghép nối với danh từ như thế này. Nhưng phân biệt sự khác nhau giữa gerund và participle.

Chẳng hạn:
a sleeping child = a child who is sleeping
(một đứa bé đang ngủ)
nhưng
a sitting-room = phòng khách
(không phải căn phòng đang ngồi)

Thường khi ghép nối gerund với danh từ giữa hai chữ này có dấu gạch nối (hyphen).
Khi Past Participle ghép nối với danh từ nó có nghĩa passive.
Ví dụ:
A loved man is the happy man.
(Kẻ được yêu là kẻ hạnh phúc.)

Gerund cũng được dùng sau các giới từ.
Ví dụ:
He is successful in studying English.
(Anh ấy thành công trong việc học tiếng Anh.)

Vocabulary

most
most đi trước tính từ để chỉ so sánh cực cấp (superlative).
Khi đi trước danh từ most có nghĩa là hầu hết.

Ví dụ:
Most students like studying English.
(Hầu hết các sinh viên đều thích học tiếng Anh.)
almost: hầu như, gần như, suýt
He almost fell down in the river.
(Anh ta suýt ngã xuống sông.)

another: một cái nữa, một cái khác
Nhớ rằng other có nghĩa là khác. Trong trường hợp nói: Tôi muốn một quyển sách khác ta không nói I want an other book mà phải nói I want another book.

to try
Động từ to try có hai nghĩa cố gắng và thử
Phân biệt cách dùng giữa hai nghĩa này.
Khi có động từ theo sau try ở dạng infinitive có to try có nghĩa là cố gắng.

Ví dụ:
He is trying to learn English.
(Anh ta đang cố gắng học tiếng Anh.)

Khi theo sau try là một gerund hay không phải động từ try có nghĩa là thử.
Ví dụ:
He is trying studying English.
(Anh ta đang thử học tiếng Anh.)
Try this apple.
(Hãy thử trái táo này xem.)

Preposition (in/for/about…) + Ing

Ngữ pháp toeicHôm nay chúng ta sẽ học về những Giới từ mà đi kèm với động từ dạng V+ing

A. Nếu giới từ (in/for/about v.v…) có động từ theo sau, động từ phải có dạng -ing. Ví dụ:
 Preposition + Verb –ing
Are you interested in working for us?
I’m not very good at learning languages?
She must be fed up with studying
What are the advantages of having a car?
The knife is only for cutting bread.
How about playing tennis tomorrow?
I bought a new bicycle instead of going away on holiday.
Carol went to work in spite of feeling ill.
Bạn cũng có thể nói “interested in somebody (do)ing…”, “fed-up with you (do) ing…” v.v…
I’m fed up with you telling me what to do.
Tôi không thích anh bảo tôi phải làm những gì.
B. Chú ý cách dùng với +-ing của những giới từ sau:
Before -ing và after –ing
Before going out, I phoned Sarah. (không nói ‘Before to go out’)
Trước khi đi, tôi đã gọi điện thoại cho Sarah.
What did you do after leaving school?
Bạn đã làm gì sau khi ra trường?

Bạn cũng có thể nói Before I went out… và … after you left school:
By -ing (để nói một việc nào đó đã xảy ra như thế nào)
The burglars got into the house by breaking a window and climbing in.
Bọn trộm đã đột nhập bằng cách đập vỡ cửa sổ và chui vào.
You can improve your English by reading more.
Bạn có thể trau dồi tiếng Anh của bạn bằng cách đọc nhiều hơn nữa.
She made herself ill by not eating properly.
Cô ấy tự làm mệt mình bởi sự ăn uống không hợp lý.
Without –ing
I ran ten kilometres without stopping.
Tôi đã chạy mười kilomet không nghỉ.
They climbed through the window without anybody seeing them (hoặc …without being seen) .
Chúng đã trèo qua cửa sổ mà không ai nhìn thấy (hoặc… mà không bị phát hiện).
She needs to work without people disturbing her (hoặc … without being disturbed).
Cô ấy cần làm việc mà không bị ai quấy rầy (hoặc… mà không bị quấy rầy).
It’s nice to go on holiday without having to worry about money.
Thật là tuyệt khi đi nghỉ mát mà không phải lo lắng về chuyện tiền bạc.

C.  To –ing
To thường là thành phần của động từ nguyên mẫu (to do/to see etc)
We decided to go out.
Chúng tôi đã quyết định đi dạo.
Would you like to play tennis?
Bạn muốn chơi quần vợt không?

Nhưng to cũng còn là một giới từ (giống như in/for/about from v.v…) ví dụ:
We drove from London to Edinburgh.
Chúng tôi đã lái xe từ London tới Edinburgh.
I prefer tea to coffee.
Tôi thích chè hơn cà phê.
Are you looking forward to the weekend?
Bạn đang mong tới cuối tuần phải không?

Nếu một giới từ được theo sau bởi một động từ, động từ đó tận cùng bằng -ing (in doing/about going v.v… xem mục A). Bởi vậy, khi to là giới từ và theo sau nó là động từ, bạn phải nói to –ing

I prefer driving to travelling by train. (không nói ‘to travel’)
Tôi thích đi xe hơn là đi tàu.
Are you looking forward to seeing Ann again? (không nói ‘looking forward to see’)
Bạn đang mong gặp Ann lắm phải không?

Những bộ sách bạn nên tham khảo khi luyện thi TOEIC

Hiện nay với nhu cầu ôn thi TOEIC khá lớn, trên thị trường tài liệu luyện thi TOEIC có rất nhiều các loại đầu sách TOEIC khác nhau, khiến không ít bạn đã phải đắn đo không biết nên chọn sách TOEIC nào để ôn thi cho phù hợp nhất.  Dưới đây là một số tựa sách hay không thể thiếu trong việcluyện thi TOEIC. Đây là những bộ sách rất hay được sử dụng rất nhiều trong việc luyện thi TOEIC của các bạn sinh viên và thầy cô luyện thi Toeic. Hy vọng với những điều chia sẻ dưới đây, sẽ giúp các bạn phần nào đó dễ dàng hơn trong việc lựa chọn tài liệu ôn thi TOEIC cho mình.
1. Sách học về từ vựng
– 600 essential words For Toeic (Chắc chắn phải có cuốn này dù bạn ở trình độ TOEIC của bạn ở mức nào đi nữa). Hãy nhớ học thuộc 600 từ vựng TOEIC này nhé.
– Ngoài ra bạn có thể tăng cường khả năng từ vựng qua việc đọc các sách, tạp chí, nghe bản tin VOA vì các từ trong bài thi TOEIC chủ yếu là từ vựng về kinh tế.
– Ngoài ra, hiện nay có 1 phương pháp học từ vựng rất hiệu quả là học qua Flash Card của Blueup. Với cách học này, việc học từ vựng của bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán nữa, vì các hình ảnh được thiết kế sinh động, các từ vựng được sắp xếp bố trí 1 cách linh hoạt nên sẽ rất thú vị
2. Mẹo các phần trong bài TOEIC
Tactisc Toeic: Cuốn này Rất Hay và chia sẻ rất nhiều mẹo, nên học kỹ và nhớ các mẹo nàyChỉ cần cuốn này là đủ các mẹo làm bài rồi, cuốn sách còn có cả bài tập sau mỗi phần để giúp người học luyện tập với các mẹo đã được học luôn.
3. Từ vựng + Ngữ pháp + Chiến lược làm bài
Bộ Big Step Toeic (Cho các bạn mới bắt đầu ôn thi TOEIC): Chỉ cần mua Big Step 1 và 2 nhé, Big Step 3 không cần thiết lắm, vì nó toàn đề thôi. Và các đề cũng không hay bằng Economy TOEIC.
Tomato Basic TOEIC (Cho các bạn mới ôn thi TOEIC): Là một trong những bộ luyện TOEIC cho người mới bắt đầu cũng có khá nhiêu bạn mua bộ sách này bên mình. Chúng rất Hay, đặc biệt là phần Tomato Reading.
Tomato Intensive (Cho các bạn level Advanced): Cuốn này viết rất chi tiết và đẩy đủ, với mỗi một phần nhỏ lý thuyết lại có bài tập đi kèm để luyện rất hay. Sách chia làm các chủ đề khác nhau giúp thuận tiện trong quá trình học nhé. Sách được dịch sang tiếng Việt.
Hacker Toeic (Cho các bạn level Advanced): Cuốn sách này cũng hay không kém bộ Tomato Intensive, điểm khác biệt nhất giữa 2 bộ này là bộ Hacker được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh, trong khi bộ Tomato Intensive viết bằng tiếng Việt.
4. Về sách luyện đề thi TOEIC
Có thể nói sách luyện đề có rất nhiều, nhưng SÁT với đề thi nhất phải kể đến bộ sách Economy TOEIC huyền thoại. Nhiều bạn đi thi TOEIC ở IIG đã công nhận điều này. Bộ Economy TOEIC đã có tới phiên bản Vol 5 nhé.
Economy Toeic 1000 vol 4 5 | 4 cuốn |: Là một trong những bộ sách luyện thi TOEIC hay nhất hiện nay. Được xuất bản mới nhất (2013) so với những dòng sách tượng tự ở Việt Nam (2007) cho nên nội dung của bộ Economy Toeic 1000 vol 4 5 được cập nhật những dạng đề mới nhất . Trúng rất nhiều câu trong đề thi Toeic thật ( theo thầy Đỗ An Duy người thường xuyên tham dự kì thi Toeic 4 lần đạt 990 ).
1. Mỗi bộ sách Economy Toeic 1000 vol 4 5 được chia làm 4 cuốn ( LC 4 – LC5 – RC4 – RC5 )
2. Mỗi bộ gồm 20 đề mô phỏng đề thi Toeic thật của ETS ( đầy đủ đáp án – transcipt )
3. Sách được sử dụng cho những bạn đang trong quá trình luyện thi Toeic.
Economy Toeic 1000 volume 1 2 | 4 cuốn |: Economy Toeic LC + RC 1000 volume 1 là một trong những bộ sách được sử dụng nhiều nhất hiện nay trên thi trường Toeic. Sách gồm 10 đề Actual Test mô phỏng đề thi Toeic.
Gồm 10 đề Listening Comprehension của kì thi Toeic.( đề thi + đáp án )
Sách được soạn thảo bởi nhà sách Mozilge Toeic
Sách được photo từ sách gốc , giấy tốt, bìa kiếng.
Nằm trong Top những sách luyện thi Toeic bán chạy tại Việt Nam

Nhưng, nếu các bạn muốn luyện khó phòng trường hợp không phải lúc nào đề thi cũng giống Economy thì các bạn nên luyện thêm bộ Longman New Real Toeic nhé, bộ này phần nghe khá nhanh, nhất là cuốn Full Test (màu đỏ).

Làm sao để nghe tốt Tiếng Anh

Bạn có bao giờ gặp rắc rối khi nghe người bản ngữ nói chuyện không? Đối với một vài thứ tiếng, chẳng hạn như tiếng Nhật, người ta thường phát âm các âm tiết với một lực đều nhau. Nhưng trong tiếng Anh người nói lại dồn rất nhiều lực vào một số âm tiết nhất định. Điều này làm cho những người nước ngoài cảm thấy rất khó khăn khi nghe, đặc biệt những lúc người nói nói quá nhanh. Nhưng đối với người bản xứ thì vấn đề này lại hết sức đơn giản vì họ có thể nhận biết được các từ khác nhau thông qua trọng âm (những âm được nhấn mạnh trong khi nói). Hãy cùng mình tìm hiểu bí quyết để trở thành người luyện nghe tiếng anh thông minh trong bài học hôm nay nhé!

Trong tiếng Anh có hai loại trọng âm là trọng âm của từ (những âm tiết được nhấn mạnh trong một từ) và trọng âm của câu (những từ được nhấn mạnh trong một câu).
PHOtograph
phoTOgrapher
photographic
Điều này luôn đúng với mọi từ tiếng Anh có từ hai âm tiết trở lên như: TEACHer, JaPAN, CHINa, aBOVE, converSAtion, INteresting, imPORtant, deMAND, etCETera .v.v…
Những âm tiết không phải là trọng âm được gọi là những âm tiết “yếu” hay “im lặng”. Người bản xứ khi nói chuyện bằng tiếng Anh thường chỉ nghe những âm tiết được nhấn mạnh (có trọng âm) chứ không để ý nhiều đến những âm tiết yếu (không phải trọng âm).

Nếu đang theo một khoá học tiếng Anh, bạn có thể đề nghị giáo viên giúp bạn hiểu kỹ hơn về phát âm tiếng anh. Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện phát âm tiếng anh của những từ riêng lẻ mỗi khi bạn nghe tiếng Anh trên đài hay trong phim chẳng hạn. Đầu tiên hãy nghe và cố gắng xác định đâu là trọng âm của từ. Sau đó bạn có thể áp dụng nó khi nói chuyện với người bản xứ.
Có hai nguyên tắc cần ghi nhớ về trọng âm của từ:
• Từ có một âm tiết thì trọng âm rơi vào chính âm tiết đó.
• Trọng âm luôn rơi vào nguyên âm.
Nhưng hiểu ý nghĩa từng từ không có nghĩa là hiểu đúng được ý nghĩa của cả câu. Vì thế người luyện nghe tiếng anh thông minh thường là người xác định được đúng trọng âm của cả từ lẫn câu. Trong một câu tiếng Anh có những từ được nhấn mạnh nhưng cũng có những từ không được nhấn mạnh. Chẳng hạn trong câu“We want to go” người Anh không hề phát âm các từ với cùng một lực như nhau. Thực tế là họ chỉ nhấn mạnh những từ quan trọng và lướt qua những từ không quan trọng. Trong ví dụ trên, từ quan trọng là “want” (= muốn) và “go” (= đi). Bạn có thể thấy rõ điều này hơn trong các ví dụ dưới đây:Trẻ Em Nên Học Tiếng Anh Lúc Mấy Tuổi
We WANT to GO. (Chúng tôi MUỐN ĐI)
We WANT to GO to WORK. (Chúng tôi MUỐN ĐI LÀM)
We DON’T WANT to GO to WORK. (Chúng tôi KHÔNG MUỐN ĐI LÀM)
We DON’T WANT to GO to WORK at NIGHT. (Chúng tôi KHÔNG MUỐN ĐI LÀM vào BAN ĐÊM)

Nắm vững trọng âm từ và trọng âm câu không chỉ giúp bạn nâng cao trình độ luyện nghe tiếng Anh mà còn giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp tiếng anh cũng như chinh phục kỹ năng Nghe trong quá trình luyện thi TOEIC. Đừng bỏ qua bài học bổ ích này bạn nhé.

Kỹ năng nghe tranh bài thi TOEIC

Sau đây mình sẽ chia sẻ với mọi người về  Kỹ năng nghe tranh bài thi TOEIC. 
1.       Nắm được điểm cốt yếu của đề thi TOEIC
  • Các đáp án cho sẵn của 3-4 câu hỏi đầu tiên thường có chủ ngữ là người. Để chọn đáp án đúng, bạn hãy tập trung quan sát động tác của người trong hình
  • Trong câu 4-5, trên 90% trường hợp sẽ có một câu có đáp án được trình bày ở thể bị động với chủ ngữ là vật. Đáp án đúng là đáp án miêu tả tổng thể, còn những đáp án miêu tả trạng thái hay động tác mà ta nhìn thấy rõ trong hình thường không phải là đáp án đúng.
  • Những đáp án cho sẵn có động từ được gắn them các tiếp đầu ngữ như: re, un, dis thì tỉ lệ đúng của chúng là dưới 20%
2.       Phân bố thời gian hợp lí lúc học TOEIC
  • Trước khi bắt đầu Part 1, các bạn có 1phút 25 giây để nghe Direction và Sample Question. Hãy tận dụng thời gian này để đọc câu hỏi Part 3 (Short conversation)
  • Sau khi nghe xong 4 đáp án của mỗi  câu hỏi, băng sẽ dừng lại khoảng 5 giây. Trong thời gian này, bạn chỉ giải quyết câu hỏi đó trong 3 giây, 2 giây còn lại dùng vào việc phân tích hình tiếp theo. Nếu 3 giây trôi qua mà bạn không trả lời được, nếu bạn không trả lời được thì đừng lo lắng vì lo lắng sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian hơn, không nhớ ra được đáp án đúng. Bạn hãy đoán và nhanh chóng chuyển sang câu tiếp theo!
3.       Phương pháp nghe và trả lời đáp án bài luyện nghe TOEIC
  • Một nguyên tắc trong quá trình nghe Tranh đó là việc bạn tìm đáp án sai để loại trừ chứ không cố gắng tìm đáp án đúng ngay từ đầu. Ví dụ, đáp án sai là đáp án có chủ ngữ, tân ngữ, nơi chốn sai với mô tả trong tranh. Điều này là điểm mấu chốt để bạn giành được điểm tối đa.
  • Khi quan sát hình trong quá trình nghe, bạn nên thực hiện tất cả trên quyển Test paper  (đề thi) luôn, đánh dấu đáp án đúng  bên dưới hình, không nên đánh dấu luôn vào tờ Answer sheet  (Phiếu trả lời). Trong thời gian 5 giây, bạn mới sử dụng đến nó.
  • Đề thi thường có khuynh hướng đưa ra những chi tiết nhỏ nhặt trong các bức ảnh vào đáp án, nên nếu không quan sát hình thật tỉ mỉ, bạn có thể bị mắc bẫy. Bạn tránh để tờ Answer sheet làm phân tán tư tưởng của bạn
  • Trong quá trình tô vào phiếu đáp án, chú ý tô trọn đáp án vì các bạn tô rõ, đậm nét thì máy mới nhận dạng được. Nếu bạn muốn thay đổi đáp án, nên tránh trường hợp xóa không hết đáp án, coi như câu ấy bạn bị mất điểm.
Trên đây là một số chia sẻ, kinh nghiệm của tôi về  phương pháp luyện nghe TOEIC phần tranh.
Chúc mọi người luyện nghe TOEIC tốt nhé!