Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Verbs and sentences (Động từ và câu)

Động từ trong tiếng Anh gọi là Verb.
Động từ là từ dùng để chỉ hoạt động.
Động từ là từ loại có rất nhiều biến thể. Động từ chưa biến thể gọi là động từ nguyên thể (Infinitive), các động từ nguyên thể thường được viết có to đi trước.
Ví dụ to go (đi), to work (làm việc),…

Động từ TO BE
Động từ to be có nghĩa là thì, là, ở.
Đi với chủ từ số ít to be biến thể thành is /iz/
Đi với chủ từ số nhiều to be biến thể thành are /a:/
To be còn là một trợ động từ (Auxiliary Verb). Các trợ động từ là những động từ giúp tạo thành các dạng khác nhau của động từ.Khi giữ vai trò trợ động từ, những động từ này không mang ý nghĩa rõ rệt.

I. Động từ được chia và không được chia (Finites and Non-finites)
1.Những hình thức nào của động từ có thể giúp hình thành một vị ngữ (predicate) thì gọi là hình thức được chia (finites).
He walked slowly in the yard.
Các hình thức được chia của động từ đều nằm trong các thì (tense).
Khi hình thành thì quá khứ đơn (simple past) và quá khứ phân từ (past participle) tất cả các động từ đều được xếp vào hai nhóm: nhóm động từ có qui tắc (regular verbs) và nhóm động từ bất qui tắc (irregular verbs).
2.Động từ không được chia gồm có các dạng nguyên mẫu (infinitive), V+ing (present participle và gerund) và quá khứ phân từ (past participle).
II. Thêm -ED và thêm -ING
1. Các trường hợp thêm -ED:
Những cách thức thêm -ED sau đây được dùng để thành lập thì Quá khứ đơn (Simple Past) và Quá khứ phân từ (Past Participle).
a)Thông thường: Thêm ED vào động từ nguyên mẫu.
to walk – They walked home.
b)Động từ tận cùng bằng E – chỉ thêm D.
to live – They lived in Paris for three years.
c)Động từ tận cùng bằng phụ âm + Y – Đổi Y thành IED.
to study – He studied in the lab at weekends.
d)Động từ một vần tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm và động từ được nhấn mạnh (stressed) ở vần cuối (Gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm ED.
to stop – She stopped to buy some food.
to control – controlled
e)Một số động từ 2 vần, tận cùng bằng L, được nhấn mạnh (stressed) ở vần thứ nhất cũng gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm ED.
to travel – They travelled a lot.
Tương tự: to kidnap – kidnapped; to worship – worshipped.
2. Cách phát âm -ED tận cùng
-ED tận cùng được phát âm theo 3 cách khác nhau:
/ id /: sau các âm /t/ và /d/
to want – wanted; to decide – decided
/t/: sau các phụ âm điếc (voiceless consonant sounds)
to ask – asked; to finish – finished
/d/: sau các nguyên âm (vowel sounds) và phụ âm tỏ (voiced consonant sounds)
to answer – answered; to open – opened
3. Các trường hợp thêm ING
V.ing được hình thành để tạo nên hiện tại phân từ (present participle), trong các thì tiếp diễn (Continuous Tenses) và để tạo thành động danh từ (Gerund). Có 6 trường hợp thêm ING:
a)Thông thường: thêm -ING và cuối động từ nguyên mẫu.
to walk – walking; to do – doing
b)Động từ tận cùng bằng E- bỏ E trước khi thêm -ING
to live – living; to love – loving
c)Động từ tận cùng bằng -IE- đổi thành -Y trước khi thêm ING.
to die – dying; to lie – lying
d) Động từ một vần tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm và động từ được nhấn mạnh (stressed) ở vần cuối – Gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ING.
to run – running; to cut – cutting
e)Một số động từ 2 vần, tận cùng bằng L, được nhấn mạnh (stressed) ở vần thứ nhất cũng gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ING.
to travel – travelling
f)Một số động từ có các thêm -ING đặc biệt để tránh nhầm lẫn:
to singe (cháy xém) – singeing
khác với to sing (hát) – singing
to dye (nhuộm) – dyeing
khác với to die (chết) – dying
III. Trợ động từ (Auxiliary verbs) và Động từ thường (Ordinary verbs)
1.Trợ động từ (auxiliary verbs) là những động từ giúp tạo thành các dạng khác nhau của động từ. Khi giữ vai trò trợ động từ, những động từ này không mang ý nghĩa rõ rệt. Tự bản thân các trợ động từ cũng có thể là những động từ chính (main verb) trong câu. Khi là động từ chính, nó có ý nghĩa riêng.
2.Có hai nhóm trợ động từ:
a) Trợ động từ cơ bản (primary auxiliary verbs)
Gồm có be, have, do.
b) Trợ động từ khuyết thiếu (modal auxiliary verbs)
Gồm có will, would, can, could, may, might, shall, should, must, ought to, used to, dare, need.
IV. Ngoại động từ (Transitive) và Nội động từ (Intransitive)
1.Ngoại động từ (Transitive verbs) là những động từ diễn tả một hành động tác động lên một túc từ nào đó. Nói tóm tắt, ngoại động từ luôn đòi hỏi phải có một túc từ.
I hit the ball.
He killed the lion.
2.Nội động từ (Intransitive verbs) là những động từ không chuyển hành động đến một túc từ nào. Nó không có túc từ. Túc từ duy nhất mà nội động từ có thể có là loại túc từ cùng gốc (cognate objects).
The sun rises.
He sings a song. She lived a happy life.
3.Một số động từ có thể được sử dụng vừa như một nội động từ vừa như một ngoại động từ. Khi ấy, có thể có một thay đổi chút ít trong ý nghĩa. Ví dụ:
intransitive
The bell rings.
The fire lit quickly
transitive
The waiter rings the bell.
He lit the fire
V. Động từ khuyết thiếu (Defective verbs)
Động từ khuyết thiếu (defective verbs còn được gọi là model verbs) là những động từ có chung một tính chất thiếu một số hình thức (forms) và có chung một số cách sử dụng khác biệt với các động từ còn lại.
VI. Động từ liên kết (linking verbs)
Động từ liên kết (linking verbs) là những động từ nối chủ từ (subject) với các thành phần khác của mệnh đề (clause). Những thành phần này mô tả một tính chất nào đó của chủ từ.
The soldiers stayed perfectly still.
Những động từ liên kết (linking verbs) chính là: be, appear, become, end (up), feel, get, go, grow, keep, look, prove, remain, seem, smell, sound, stay, taste, turn (out)…
Câu (Sentence)
Câu có thể có rất nhiều dạng, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng chúng ta có thể quy về ba dạng cơ bản sau:
Thể xác định (Affirmative)
Thể phủ định (Negative)
Thể nghi vấn (Interrogative)
Trước hết chúng ta xét mẫu câu đơn giản nhất sau đây:
This is a book
(Đây là một quyển sách )
Trong câu này ta thấy:
This có nghĩa là đây, cái này, đóng vai trò chủ từ trong câu.
Is là động từ to be dùng với số ít (vì ta đang nói đến một cái bàn) và có nghĩa là là.
A book: một quyển sách.
Đây là một câu xác định vì nó xác định cái ta đang nói đến là một quyển sách.
Vậy cấu trúc một câu xác định cơ bản là:
Subject + Verb + Complement
(Chủ từ) (Động từ) (Bổ ngữ)
Khi viết câu ở thể phủ định ta viết:
This is not a book
(Đây không phải là một quyển sách)
Câu này chỉ khác câu trên ở chỗ có thêm chữ not sau is.
Vậy cấu trúc của câu phủ định là:
Subject+ Aux. Verb+ not+ Complement
(Chủ từ)(Trợ động từ)(Bổ ngữ)
is notcòn được viết tắt thànhisn’t /’iznt/
are notaren’t /a:nt/
Khi viết câu này ở thể nghi vấn ta viết:
Is this a book?
(Đây có phải là một quyển sách không?)
Trong câu này vẫn không thêm chữ nào khác mà ta thấy chữ is được mang lên đầu câu.
Vậy qui tắc chung để chuyển thành câu nghi vấn là chuyển trợ động từ lên đầu câu.
Cấu trúc:
Aux. Verb+Subject+ Complement
Đây là dạng câu hỏi chỉ đòi hỏi trả lời Phải hay Không phải. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi này chúng ta có thể dùng mẫu trả lời ngắn sau:
Yes, this is(Vâng phải)
No, this isn’t (Không, không phải)
Cấu trúc:
Yes,+Subject+Auxiliary Verb
No,+Subject+Auxiliary Verb+not.
This, That
This có nghĩa là đây, cái này
That có nghĩa là đó, kia, cái đó, cái kia
Khi dùng với số nhiều this, that được chuyển thành these, those.
Ví dụ:
Those are tables
(Đó là những cái bàn)
Those aren’t tables
(Đó không phải là những cái bàn)
Are those tables?
(Có phải đó là những cái bàn không?)
Yes, those are.
(Vâng, phải)
No, those aren’t.
(Không, không phải)
Vocabulary
and, or , but
Đây là các liên từ dùng để nối các từ hay các mệnh đề trong câu.
and có nghĩa là và
or có nghĩa là hoặc, hay là
but có nghĩa là nhưng, mà
Ví dụ:
This is a table and that is a chair.
(Đây là một cái bàn và kia là một cái ghế)
Is that a pen or a pencil?
(Đó là một cây bút mực hay bút chì?)
This is a pen but that’s a pencil?
(Đây là cây viết mực nhưng kia là cây viết chì)
-------------------------------------------------------------------------------------

Từ loại trong Tiếng Anh

1. Danh từ (Nouns): Là từ gọi tên người, đồ vật, sự việc hay nơi chốn.
Ex: teacher, desk, sweetness, city

2. Đại từ (Pronouns): Là từ dùng thay cho danh từ để không phải dùng lại danh từ ấy nhiều lần.
Ex: I, you, them, who, that, himself, someone.

3. Tính từ (Adjectives): Là từ cung cấp tính chất cho danh từ, làm cho danh từ rõ nghĩa hơn, chính xác và đầy đủ hơn.
Ex: a dirty hand, a new dress, the car is new.

4. Động từ (Verbs): Là từ diễn tả một hành động, một tình trạng hay một cảm xúc. Nó xác định chủ từ làm hay chịu đựng một điều gì.
Ex: The boy played football. He is hungry. The cake was cut.

5. Trạng từ (Adverbs): Là từ bổ sung ý nghĩa cho một động từ, một tính từ hay một trạng từ khác. Tương tự như tính từ, nó làm cho các từ mà nó bổ nghĩa rõ ràng, đầy đủ và chính xác hơn.
Ex: He ran quickly. I saw him yesterday. It is very large.

6. Giới từ (Prepositions): Là từ thường dùng với danh từ và đại từ hay chỉ mối tương quan giữa các từ này với những từ khác, thường là nhằm diễn tả mối tương quan về hoàn cảnh, thời gian hay vị trí.
Ex: It went by air mail. The desk was near the window.

7. Liên từ (Conjunctions): Là từ nối các từ (words), ngữ (phrases) hay câu (sentences) lại với nhau.

Ex: Peter and Bill are students. He worked hard because he wanted to succeed.

8. Thán từ (Interjections): Là từ diễn tả tình cảm hay cảm xúc đột ngột, không ngờ. Các từ loại này không can thiệp vào cú pháp của câu.
Ex: Hello! Oh! Ah!

Có một điều quan trọng mà người học tiếng Anh cần biết là cách xếp loại trên đây căn cứ vào chức năng ngữ pháp mà một từ đảm nhiệm trong câu. Vì thế, có rất nhiều từ đảm nhiệm nhiều loại chức năng khác nhau và do đó, có thể được xếp vào nhiều từ loại khác nhau.

Xét các câu dưới đây:

(1) He came by a very fast train.
Anh ta đến bằng một chuyến xe lửa cực nhanh.
(2) Bill ran very fast.
Bill chạy rất nhanh.
(3) They are going to fast for three days; during that time they won’t eat anything.
Họ sắp nhịn ăn trong ba ngày; trong thời gian ấy họ sẽ không ăn gì cả.
(4) At the end of his three-day fast he will have a very light meal.
Vào cuối đợt ăn chay dài ba ngày của anh ta, anh ta sẽ dùng một bữa ăn thật nhẹ.
 Trong câu (1) fast là một tính từ (adjective).
 Trong câu (2) fast là một trạng từ (adverb).
 Trong câu (3) fast là một động từ (verb).
 Trong câu (4) fast là một danh từ (noun).
-----------------------------------------------------------------------------------------

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Cấu trúc với Use to (do)

Tài liệu xem thêm:

A. Hãy xem xét ví dụ sau:
 Dennis stopped smoking two years ago. He doesn’t smoke any more.
Dennis đã bỏ thuốc lá hai năm trước đây. Anh ấy không còn hút thuốc nữa.
But he used to smoking
Nhưng anh ấy đã từng hút thuốc
He used to smoke 40 cigarettes a day.
Anh ấy đã từng hút 40 điếu thuốc mỗi ngày.
“He used to smoke”= Anh ấy đã hút thuốc thường xuyên trong một thời gian ở quá khứ, nhưng anh ấy bây giờ không còn hút thuốc nữa. Anh ấy đã là một người nghiện thuốc, còn bây giờ thì không.

B. Chúng ta dùng used to + infinitive để diễn tả một sự việc nào đó xảy ra thường xuyên ở quá khứ, nhưng bây giờ thì không còn diễn ra nữa.

I used to play tennis a lot but I don’t play often now.
Trước đây tôi thường chơi tennis nhưng bây giờ tôi không còn chơi thường xuyên nữa.
“Diane you go to cinema a very often?” “Not now, but I used to”. (= I used to go…)
“Bạn có thường xuyên đi xem phim không?” ” Bây giờ thì không, nhưng trước đây thì có”.
This building is now a furniture shop. It used to be a cinema.
Tòa nhà này bây giờ là một cửa hàng đồ dùng gia đình. Trước đây nó là một rạp chiếu phim.
I used to think he was unfriendly but now I realise he’s a very nice person.
Tôi đã từng nghĩ anh ấy là một người khó gần nhưng giờ đây tôi nhận ra rằng anh ấy là một người rất dễ mến.
I’ve started drinking coffee recently. I never used to like it before.
Tôi mới bắt đầu uống cà phê gần đây. Trước đây tôi chưa bao giờ thích cà phê cả.
Janet used to have very long hair when she was child.
Janet đã thường để tóc dài khi cô ấy còn nhỏ.

C. “I used to do something” luôn đề cập đến quá khứ, không có dạng thức hiện tại. Bạn không thể nói “I use to do”. Để nói về hiện tại bạn phải dùng thì present simple (I do).

Hãy so sánh:

Past
He used to smoke
We used to live
there used to be

Present
He smokes
We live
there is

We used to live in a small village but now we live in London.
Chúng tôi từng sống ở một ngôi làng nhỏ nhưng nay chúng tôi sống ở Luân Đôn.
There used to be four cinemas in the town. Now there is only one.
Trước kia trong thị trấn có bốn rạp chiếu phim. Nhưng hiện nay chỉ còn có một.

D. Hình thức câu hỏi là: Did (you) use to…?
 Did you use to eat a lot of sweets when you were a child?
Bạn có thường ăn nhiều kẹo khi bạn còn nhỏ không?

Hình thức câu phủ định là: didn’t use to… (cũng có thể dùng used not to…)
 I didn’t use to like him. (or I used not to like him).
Trước đây tôi không thích anh ấy.

E. Hãy so sánh I used to do với I was doing:

I used to watch TV a lot. (= I watched TV regularly in the past, but I no longer do this)
Tôi đã từng xem truyền hình rất nhiều (= Trước kia tôi đã xem truyền hình thường xuyên, nhưng bây giờ tôi không còn xem nữa).
I was watching TV when the phone rang. (= I was in the middle of watching TV)
Lúc điện thoại đổ chuông thì tôi đang xem truyền hình. (Tôi đang xem truyền hình dở dang).
 F. Đừng nhầm lẫn giữa I used to do và I am used to doing. Cả cấu trúc và ý nghĩa của chúng đều khác nhau:
 I used to live alone. (= I lived alone in the past but I no longer live alone)
Tôi đã từng sống một mình. (= Trước đây tôi thường sống một mình nhưng giờ đây tôi không còn sống một mình nữa).
I am used to living alone. (= I live alone and I don’t find it strange or new because I’ve been living alone for some time).
Tôi đã quen sống một mình. (= Hiện nay tôi đang sống một mình và không cảm thấy điều đó xa lạ hay mới mẻ vì đã có một thời gian tôi sống một mình rồi)

Cấu trúc với Have and have got

A. Have và have got (= Sở hữu, làm chủ, có…)

Have got thường được dùng hơn have. Vì vậy bạn có thể nói:
We’ve got a new car. hay We have a new car.
Chúng tôi có một chiếc xe hơi mới.
Ann has got two sisters. hay Ann has two sisters.
Ann có hai người chị.

Chúng ta dùng have got và have để nói về bệnh tật, đau ốm…

I’ve got a headache hay I have a headache

Câu hỏi và câu phủ định có 3 dạng sau:

Have you got any money? – I haven’t got any money
Do you have any momey? – I don’t have any money
Have you any money? – I haven’t any money (ít dùng)
Has she got a car? – She hasn’t got a car
Does she have a car? – She doesn’t have a car
Has she a car? – She hasn’t a car. (ít dùng)

Khi have mang nghĩa sở hữu… bạn không dùng được với thể continuous (is having / are having …)

I have / I’ve got a headache (không nói ‘I’m having’)
Tôi bị nhức đầu.

Đối với thể quá khứ chúng ta dùng had (thường không đi với got):

Ann had along fair hair when she was a child (not ‘Ann had got’)
Khi còn nhỏ Ann đã có một mái tóc khá dài.

Trong câu hỏi và phủ định chúng ta dùng did/didn’t:

Did they have a car when they were living in London?
Khi sống ở Luân đôn họ có xe hơi không?
I didn’t have a watch, so I didn’t know the time.
Tôi không có đồng hồ nên tôi đã không biết giờ.
Ann had a long fair hair, didn’t she?
Ann đã có một mái tóc dài phải không?

B. Have breakfast / have a bath / have a good time v.v…

Have (không đi với got) cũng được dùng để diễn đạt nhiều hành động hay sự việc như:

have breakfast / dinner / a cup of coffee / a cigarette etc.
have a bath / a shower / a swim / a rest / a party / a holiday / a nice time etc.
have an accident / an experience / a dream ect.
have a look (at something) / a chat (with somebody)
have a baby (=give birth to a baby)
have difficulty / trouble / fun

Goodbye ! I hope you have a nice time.
Tạm biệt nhé! Tôi hy vọng anh sẽ vui vẻ.
Mary had a baby recently.
Mary mới sinh một cháu bé.

Have got không thể đi với những cụm từ này:

I usually have a sandwich for my lunch. (have = eat – not “have got”)
Buổi trưa tôi thường ăn bánh sandwich. (ở đây have có nghĩa là ăn, không mang nghĩa sở hữu)

Nhưng

I’ve got some sandwichs. Would you like one?
Tôi có mấy cái bánh sandwich đây. Bạn ăn một cái nhé?

Trong những câu này, have giống như các động từ khác, nghĩa là bạn có thể dùng thì conutinous (is having / are having) khi thích hợp:

I had a postcard from Fred this morning. He’s on holiday. He says he’s having a wonderful time. (not “he has a wonderful time”)
Tôi đã nhận được một tấm bưu thiếp của Fred sáng nay. Anh ấy đang đi nghỉ. Anh ấy nói rằng anh ấy đang có một khoảng thời gian tuyệt vời.
The phone rang while we were having dinner. (not “while we had”)
Khi chúng tôi đang ăn cơm thì điện thoại đổ chuông.
I don’t usually have a big breakfast. (not “I usually haven’t”)
Tôi thường không ăn điểm tâm nhiều.
What time does Ann have lunch? (not “has Ann lunch”)
Ann dùng bữa trưa vào lúc mấy giờ?
Did you have any difficulty finding somewhere to live?
Bạn có gặp khó khăn gì trong việc tìm nơi sinh sống không?
-------------------------------------------------------------------------------------------

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Một số cách nói khác nhau của tiếng Anh thông dụng


I/ Nice to meet you (Rất vui được gặp bạn)
1. Pleased to meet you
Rất vui được gặp bạn

2. It was lovely meeting you
Thật thú vị khi được gặp bạn

3. I’ve enjoyed meeting you
Gặp bạn tôi rất vui

4. How do you do?
Bạn thế nào?

5. Glad to meet you
Rất vui được gặp bạn

6. It’s a pleasure to meet you
Tôi rất vinh dự được gặp bạn



II/ Let me know (Cho tôi biết)
1. Keep me posted
Có gì báo tôi biết nhé

2. Keep me updated
Có gì nhớ cập nhật cho tôi đấy

3. Keep me informed
Có gì thông báo cho tôi nhé

4. Tell me if you find anything
Tìm thấy gì thì bảo cho tôi biết

5. Keep me in the know
Có gì nhớ cho tôi biết

6. Get back to me when you can
Có gì nói được cho tôi thì nói nhé



III/ Just kidding (Đùa thôi)
1. Just joking!
Đùa thôi!

2. Just teasing you!
Trêu thôi mà!

3. Dont’ take it seriously!
Đừng tưởng thật chứ!

4. I’m just messing with you
Tôi đang trêu bạn thôi mà

5. I was only playing around
Tôi giỡn chút thôi mà

6. I was only a joke
Tôi nói đùa thôi



IV/ Keep up the good work (Tiếp tục phát huy)
1. Good job!
Tốt lắm!

2. You’re doing a great job
Bạn đang làm rất tốt

3. You made it look easy
Chuyện nhỏ với bạn nhỉ

4. Keep it up
Cứ tiếp tục phát huy

5. Nice work!
Làm tốt lắm!

6. Super duper
Thật xuất sắc!



Xem thêm tại:

hoc toeic online
chứng chỉ toeic
sách học toeic


Từ vựng tiếng anh thương mại quốc tế thông dụng

 Revenue /’revinju:/: thu nhập

Interest /’intrist/: tiền lãi
Withdraw /wɪðˈdrɔ/: rút tiền ra
Offset /’ɔ:fset/: sự bù đắp thiệt hại
Treasurer /’treʤərə/: thủ quỹ
Turnover /’tə:n ouvə/: doanh số, doanh thu.
Inflation /in’fleiʃn/: sự lạm phát
Surplus /’sə:pləs/: thặng dư
Depreciation /di,pri:ʃi’eiʃn/: khấu hao
Financial policies /fai’nænʃəl/ /’pɔlisiz/: chính sách tài chính
Foreign currency /’fɔrin/ /’kʌrənsi/: ngoại tệ
Hoard/ hoarder /hɔ:d/ /hɔ:dər/: tích trữ, người tích trữ
Circulation and distribution of commodity /,sə:kju’leiʃn/  /ænd/ /,distri’bju:ʃn/ /ɔv, əv/ /kə’mɔditi/: lưu thông phân phối hàng hóa

Một số mẫu câu tieng anh thuong mai quoc te thong dung:

  1. I would like to acid a few comments which may have some bearing on the subject.
Tôi muốn đề xuất thêm vài ý kiến có liên quan đến chủ đề này.
  1. Before we move on the next product, let us not overlook the importance of competitive products.
Trước khi chuyển qua sản phẩm tiếp theo, chúng ta không thể bỏ qua tầm quan trọng của các sản phẩm cạnh tranh.
  1. May I hold my answer to your questions until we have finished the discussion?
Tôi có thể không trả lời câu hỏi của anh đến khi kết thúc cuộc thảo luận được không?
  1. I would really appreciate if I am allowed first to have a lear understanding about your marking strategy.
Tôi sẽ rất cảm kích nếu trước tiên anh có thể làm rõ chiến lược tiếp thị của mình.
  1. We all know that the world wide trend is towards environment – friendly technology.
Chúng ta đều biết xu hướng chung của thế giới hiện nay là nhằm vào các công nghệ thân thiện với môi trường.
  1. I sure you are interested in developing the new product of the factory.
Tôi chắc chắn ông sẽ thích thú với việc phát triển sản phẩm mới cho nhà máy.
  1. Our survey shows that your company has obtained certain patents which could be attractive.
Theo khảo sát của công ty chúng tôi thì công ty ông đã đạt được nhiều ủy quyền hấp dẫn.
  1. If you are interested, I will prepare a list of them.
 Nếu ông thích tôi sẽ chuẩn bị một danh sách về chúng.
  1. We read an article that indicates your interest in making robots.
Chúng tôi đọc được một bài báo nói rằng ông có hứng thú với việc chế tạo robot.
  1. We heard from the trade that your company is considering diversifying into IT business.
Chúng tôi nghe những người trong ngành nói rằng công ty của anh đang xem xét việc đầu tư vào ngành công nghệ thông tin.

Xem thêm tại:

ĐỌc thêm tại: