Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

NHỮNG CÂU GIAO TIẾP PHỔ BIẾN

1.Give me a certain time.

Cho tôi một ít thời gian.
2.Better luck next time.
Chúc may mắn lần sau.
3. I'm leaving. I've had enough of all this nonsense!
Tôi đi đây. Tôi không chịu được những thứ vớ vẩn ở đây nữa!
4. Is your translation correct?
Dịch có đúng/chính xác không?
5. It comes to nothing.
Nó không đi đến đâu đâu.
6. I'm going out of my mind!
Tôi đang phát điên lên đây!

7. I'll be right back.
Tôi quay lại ngay.
8. It's raining cats and dogs.
Trời mưa tầm tã.
9. It never rains but it pours.
Hoạ vô đơn chí.
10. I'm going to bed now – I'm beat.
Tôi đi ngủ đây – tôi rất mệt.
11. If you keep acting so dorky, you'll never get a girl friend!
Nếu cứ cư xử kỳ cục như vậy, mày chẳng bao giờ tìm được bạn gái đâu!
12. I'm pretty hot at tennis.
Tôi rất khá tennis.
13.If your job really sucks, leave it.
Nếu công việc của bạn tệ quá thì bỏ nó đi.
14.I've told you umpteen times.
Tôi đã nói với bạn nhiều lần lắm rồi.
15.If you don't work hard, you'll end up a zero.
Nếu không làm việc cực lực, bạn sẽ trở thành người vô dụng.
16.I'm dying for a cup of coffee.
Tôi đang thèm một ly cà phê.
17.I'm not sure if you remember me.
Không biết bạn còn nhớ tôi không.
18.It's better than nothing.
Có còn hơn không.
19.If you've really decided to quit the music business, then so be it.
Nếu bạn quyết định không làm trong ngành âm nhạc nữa, vậy thì làm đi.
20.I never miss a chance.
Tôi chưa bao giờ bỏ lỡ dịp nào.

tieng anh toeic
tài liệu luyện thi toeic
luyen thi toeic online

Cụm từ cố định theo cấu trúc "sth and sth"

Tặng các bạn một vài cụm diễn đạt cố định theo lối ‘sth and sth’. Khi đã biết những cụm này rồi thì hãy cứ dùng nó đừng biến tấu hay đảo vị trí nhé. Rất hữu ích khi các bạn luyện thi TOEIC  giao tiep tieng anh đấy!


+ peace and quiet: sự tự do khỏi sự ồn ào và quấy rầy
Ex: He sent his children to the park so that he could have some peace and quiet.
Ông ta chở con cái ra công viên để ông ta có một chút sự im lặng.

+ life and times: câu chuyện của cuộc đời một người nào đó, đặc biệt theo nghĩa xã hội.
Ex: I’m reading a book about the life and times of Winston Churchill. It’s fascinating.
Tôi đang đọc cuốn sách về cuộc đời và hoạt động của Winston Churchill. Nó thật hấp dẫn.

+ law and order: sự duy trì của một xã hội tốt bởi vì mọi người tuân theo luật và tội phạm bị bắt và trị tội.
Ex: After the war there was a serious breakdown in law and order. It has taken a long time for the police to gain control of the situation.
Sau cuộc chiến tranh có một sự suy sụp nghiêm trọng về luật pháp. Nó đã mất nhiều thời gian để cảnh sát kiểm tra đất nước.

+ fish and chips: là thức ăn mang về truyền thống và phổ biến tại Anh quốc
Ex: I can’t be bothered to cook, I’ll go and get some fish and chips.
Tôi không muốn nấu ăn, tôi sẽ đi và mua cá và khoai tây chiên.

+ salt and vinegar: những sốt hoặc mùi vị mà thường ăn với khoai tây chiên
Ex: Do you want salt and vinegar on your chips?
Anh cần gia vị gì ăn với khoai tây chiên không?

+ pros and cons: những lợi và bất lợi của việc gì đó; những việc cần và chống lại việc gì đó
Ex: What are the pros and cons of capital punishment?
Những lợi và bất lợi của hình phạt tử hình?

+ odds and sods: sự tập hợp của những việc nhỏ và không quan trọng. Odds and ends có cùng nghĩa.

Eg: I’ve done all the important building work; I’ve just got the odds and sods left, you know, like fitting the door handles.
Tôi đã hoàn thành tất cả công việc xây dựng quan trọng; tôi chỉ còn lại những việc nhỏ, như lắp những tay nắm.

+ hustle and bustle:nhiều hoạt động và tiếng ồn
Eg: I love the hustle and bustle of city life. I’d get bored in the countryside.
Tôi thích cuộc sống ồn ào của thành phố. Tôi cảm thấy buồn chán tại vùng ngoại ô.

+ rest and relaxation: thời gian không hoạt động, ví dụ khi đi nghỉ
Eg: The doctor said I need some rest and relaxation; I’ve been working too hard.
Bác sỉ nói rằng tôi cần nghỉ ngơi; tôi đã làm việc quá sức.

+ trials and tribulations: những thử thách khó khăn mà chúng ta đối mặt trong cuộc sống.
Eg: Remember, while marriage is a wonderful thing, it also has its own trials and tribulations, which you both have to survive.

- ups and downs:những khoảng thời gian tốt xấu, thăng trầm
Eg: The ups and downs of life are similar all over the world, but people react differently to them.
Thời gian tốt và xấu trong cuộc sống đều giống nhau trên cả thế giới, nhưng con người phản ứng một cách khác nhau với chúng.

- ins and outs: những chi tiết và điểm của việc gì đó
Eg: I don’t know all the ins and outs, but it seems the Prime Minister has made a serious mistake.
Tôi không biết rõ chi tiết, nhưng nó có vẻ là Thủ tướng đã phạm một sai lầm nghiêm trọng.

- down and out: một người không nhà và thất nghiệp. Đây cũng được sử dụng như một tính từ.
Eg: Did you see the poor down and out sleeping in the park? Should we tell the police about him?
Anh có thấy người vô gia cư ngủ trong công viên không? Chúng ta có nên báo cảnh sát không?

- ifs and buts: những lý do mà người nào đó không muốn làm việc gì đó; sự chống đối của họ


Eg: Whenever we try to change the work routines, the workers have so many ifs and buts that we never manage to change anything.
Khi nào chúng tôi cố gắng thay đổi lề thói làm việc, những nhân viên có nhiều lý do đến nỗi chúng tôi không thể thay đổi bất kỳ điều gì.

Chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong TOEIC : To-infinitive

To-infinitive và Gerund là những chủ điểm luôn gặp trong đề thi TOEIC Test. Hôm nay tôi tiếp tục chia sẻ với các bạn về 2 chủ điểm này. Trước tiên sẽ là phần To-infinitive. Chúc các bạn học toeic hiệu quả!


Pattern 1: Vai trò của to-infinitive

………..the increasing customer demand, the company decided to expend its production line.

A.    Meet                                                    C. Meeting
B.    Be meeting                                        D. To meet

Phân tích: theo sau chỗ trống la một cụm danh từ (the increasing customer demand), nên ta phải điền vào chỗ trống một động từ nguyên mẫu có “to” đóng vai trò như một trạng từ. Tuy theo sau “meeting” cũng có thể là một danh từ nhưng meeting thường đóng vai trò của chủ ngũ nên ta không thể dùng ở đây. Vậy đáp ứng chính xác là D.

Phương pháp giải quyết: Với câu để trống phần đầu và ngay sau đó là một cụm danh từ thì ta phải sử dụng một “to-infinitve” đóng vai trò làm trạng từ.

Vai trò của To-infinitive

a)    Đóng vai trò làm trạng ngữ

To increase staff productivity, the management introduced a new incentive program

b)    Dùng với chủ ngữ giả “it” va có vai trò là một chủ ngữ thật.

It is up to you to decide whether to request for a transfer or not.

Pattern 2: Phân biệt to-infinitive và giới từ “to”

In addition to ……….you with a thorough analysis, this business magazine has been designed to become a helpful business resource to you.

A.    Providing                                             C. provide
B.    Provided                                              D. provides

Phân tích: “To” trong cụm từ “in addition to”  là một giới từ nên theo sau đó phải là một đại từ hoặc danh từ. Vậy đáp án chính xác là A-providing.

Phương pháp giải quyết: Bạn nên sắp xếp riêng dạng câu hỏi yêu câu phân biệt giới từ “to” với “to-infinitve” và học thuộc nó.

Những cụm từ thường dùng với giới từ “to”

Be committed to = be devoted to
Look forward to
Be subject to

Be accustomed to
In addition to

Pattern 3: Cụm từ và động từ đi chung với “to-infinitive”

……….to ensure timely delivery of your order, be sure to thoroughly check your address is correct.

A.    Thanks                                                C. How
B.    According                                            D. In order

Phân tích: Cụm từ có thể đi chung với to-infinitive (to ensure) la cụm từ In order to…How to+ động từ nguyên thể được dùng như một danh từ với ý nghĩa “cách làm…” nên không thể điền vào chỗ trống có tính chất trạng ngữ ở đây được.

Phương pháp giải quyết: Hãy liệt kê những cụm từ thường đi chung với “to-infinitive” và học thuộc chúng.

a)    Những cụm từ thường sử dụng to-infinitive

Propose to do/ intend to do/ plan to do/ decide to do/ need to do/ in order to=so as to do/ have yet to do/

b)    Những cụm từ bao gồm to-infinitive

Be going to do=be scheduled to do
Be likely to do
Would like to do
Be able to do
Be pleased to do=be delighted to do
In an effort to do = in an attempt to do
Be designed to do

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

6 QUY TẮC ĐỌC ĐÚNG TRỌNG ÂM

Trọng âm trong tiếng Anh được ví như dấu trong tiếng Việt. Nếu phát âm tiếng anh sai, các em sẽ làm sai nghĩa của từ đó trong câu. Thực tế, phát âm tiếng Anh là trở ngại rất lớn với nhiều teen mình, bởi các yếu tố biến đổi đa sắc màu trong ngữ điệu và trọng âm khác nhiều so với tiếng Việt.

Vậy nên hôm này cô trò mình cũng học 6 quy tắc để không bao giờ đọc sai trọng âm của từ nhé!
1. Trọng âm rơi vào gốc từ 
Trong tiếng Anh, khá nhiều từ được tạo thành bằng cách ghép một gốc từ với hậu tố hoặc tiền tố. Trong những trường hợp đó, trọng âm thường rơi vào gốc từ. Điều đó đồng nghĩa với việc khi ta thêm hậu tố hoặc tiền tố vào một từ, trọng âm của từ đó sẽ không thay đổi.
Ví dụ: ‘comfortable – un’comfortable em’ploy – em’ployment ‘popular – un’popular Ngoại lệ: ‘undergrowth – ‘underground
2. Trọng âm rơi vào trước những từ tận cùng bằng:
‘tion’: pre’vention, ‘nation
‘sion’: in’vasion, dis’cussion
‘ic’: po’etic, eco’nomic
‘ical’: ‘logical, eco’nomical
‘ance’: im’portance, ‘distance
‘ious’: in’dustrious, vic’torious
Đồng thời, những từ tận cùng bằng ‘ive’, ‘ous’, ‘cial’, ‘ory’,… thì trọng âm cũng rơi vào trước nó.
Trường hợp ngoại lệ: ‘politic, ‘lunatic, a’rithmetic

3. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ nó ngược lên với những từ tận cùng bằng:
‘ate’: ‘decorate, con’solidate
‘ary’: ‘dictionary, i’maginary
4. Trọng âm rơi vào chính nó với các từ có tận cùng bằng:
ee: employ’ee
eer: engin’eer
ique: u’nique, tech’nique
ese: Vietnam’mese
Ngoại lệ: ‘coffee, com’mitee
5. Với những từ có hai âm tiết
a. Danh từ và tính từ: trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất:
Ví dụ:
Noun: ‘record , ‘flower, ‘valley, ‘children
Adjective: ‘current, ‘instant, ‘happy
Trường hợp ngoại lệ: ca’nal, de’sire, ‘ma’chine, i’dea, po’lice
b. Động từ: trọng tâm thường rơi vào âm tiết thứ hai:
Ví dụ: de’cide, re’fer, per’ceive, de’ny, ad’mit …
Ngoại lệ: ‘suffer, ‘enter
6. Những từ được tạo thành bởi hai gốc từ, trọng âm thường rơi vào gốc đầu

Ví dụ: ‘homework, ‘schoolboy, ‘raincoat, ‘childhood, ‘blackboard, ‘home
Trên đây mình vừa chia sẻ với mọi người  về Quy tắc “VÀNG” để đọc đúng trọng âm của từ, điều quan trọng là chúng ta tìm được cho mình một địa chỉ học tập tốt.
Chúc các bạn học tiếng Anh  thật hiệu quả!

Phân tích cấu trúc trả lời và một số cụm từ quan trọng câu hỏi WHERE

Bằng cách phân tích cấu trúc câu trả lời của dạng câu hỏi Where của bài test TOEIC này, các bạn có thể quen với những dạng đề thi và cách trả lời. Nắm được những cấu trúc này các bạn sẽ tự tin hơn khi gặp dạng câu hỏi này. Sau đây là một số chia sẻ về cấu trúc câu trả lời và một số dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi TOEIC


1. Cấu trúc câu trả lời cơ bản

-          Giới từ (in, on, at….) + place

Ex: where are you going to spend your vacation?
        In Rome

-          Go to + place/ to + place

Ex: where is the Sales Department?
        Go up to the second floor
        To the second floor

-          Cụm trạng từ chỉ nơi chốn

Ex: Where is the Opera House?
        It’s in front of the bus station

-          Câu trả lời không có nơi chốn cụ thể

Ex: Where is the annual budget report?
        Anna took it early this morning


2. Một số cấu trúc về Where-question thường xuyên xuất hiện trong luyện thi TOEIC

2.1. Một số câu hỏi thường gặp

-          Where is the nearest station?
-          Where can I pay for this shirt?
-          Where did you buy that briefcase?
-          Where can we get an ink cartridge for the printer?
-          Where can I find the accounting office?

2.2. Một số từ chỉ nơi chốn thường gặp

-          Across the street
-          Around the corner
-          At the next corner
-          Before the entrance
-          By the file cabinet
-          On the ground/first floor
-          Towards the restroom

Tự học tiếng Anh giao tiếp với 3 nguyên tắc đơn giản


Bạn có biết rằng nếu chỉ dựa vào những bài học trên trường là không đủ, bạn cần có khả năng tự học tiếng Anh giao tiếp để nâng cao trình độ của mình? Trình độ tiếng Anh vượt trội hơn những người khác sẽ là chìa khóa quan trọng giúp bạn thành công trong sự nghiệp.
Không giống như học tiếng Anh trong nhà trường, cách tự học tieng anh giao tiep co ban không chỉ gói gọn trong việc nghe – đọc những gì giáo viên truyền tải, mà cần nhiều phương pháp hơn thế. Vậy cách học giao tiep tieng anh thế nào để thật sự hiệu quả?
Hôm nay mình xin chia sẻ các nguyên tắc cơ bản để bạn tự học tiếng Anh giao tiếp và cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả mà không gây nhàm chán nhé !
Kinh nghiệmtu hoc anh van giao tiep
Nguyên tắc để tự học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả mỗi ngày :
Nguyên tắc 1 : Cách học tiếng Anh giao tiếp bằng cách luyện phát âm.
Một trong những lý do chính khiến bạn ngại giao tiếp bằng tiếng Anh chính là do phát âm không chuẩn. Học phát âm là một phần rất quan trọng, nếu không muốn là quan trọng nhất trong quá trình tu hoc anh van giao tiep, vì nếu bạn nói không chuẩn người nghe sẽ không thể lĩnh hội được những gì bạn muốn truyền đạt.
Giao tiếp quan trọng như vậy, nhưng muốn tìm ra cách học tiếng Anh giao tiếp đạt hiệu quả cao thật không đơn giản. Theo kinh nghiệm của mình, các bạn cần nắm vững cách phát âm từng từ một thông qua Hệ thông phiên âm quốc tế (International Phonetic Symbols – IPS) hoặc bằng cách đọc phiên âm trong những những quyển từ điển của Nhà Xuất Bản Oxford. Hoặc đơn giản nhất là bạn có thể dùng tính năng nghe của Google Translate để biết được cách phát âm của từ này.

Nguyên tắc 2 : Cách học tiếng Anh giao tiếp qua văn bản.
Một điều bạn cần chú ý khi học tiếng Anh giao tiếp qua văn bản là bạn nên học toàn bộ một cấu trúc câu, chứ không nên học từng từ một. Ví dụ bạn nên ghi nhớ toàn bộ một câu như :
There is a boy, his name is Jack. Jack goes to the store. He buys a bottle of water. He pays two dollars for the water.
Đấy là một cậu bé, tên cậu ấy là Jack, Jack đến cửa hàng, cậu mua một chai nước . Cậu trả 2 dollars cho chai nước này.
Khi bạn học toàn bộ cấu trúc câu này, sẽ có rất nhiều thông tin được tự động ghi nhớ vào đầu bạn. Bạn sẽ nhớ được rằng Jack là ai, cậu ấy làm gì, cậu tiêu bao nhiêu tiền để mua cái gì.
Khi đã nhớ kĩ toàn bộ câu đó, bạn có thể chuyển đổi nó thành mọi thì mà bạn muốn. Ví dụ :
There was a boy named Jack. Yesterday, he went to the store. He bought a bottle of water. He paid two dollars for the water.
Đấy là một cậu bé tên là Jack. Hôm qua cậu đến cửa hàng, cậu đã mua một chai nước, cậu đã trả 2 dollars cho chai nước này.
Thật đơn giản phải không?
There will be a boy. His name will be Jack. He’s going to go to the store and he’ll buy a bottle of water. He’s going to pay two dollars for the water.
Sẽ có một cậu bé. Cậu bé đấy sẽ là Jack. Cậu dự định đến của hàng và cậu sẽ mua một chai nước. Cậu sẽ trả 2 dollars cho chai nước này.
Bằng cách học thuộc một câu, thay đổi các đại từ/ động từ/ tính từ trong câu hay đặt nó vào các thì khác nhau, bạn sẽ thấy rằng bạn không chỉ nhớ được một câu mà còn nhớ được vô vàn biến thể của nó cũng như các dạng văn phạm có thể gặp.
Cách học tiếng Anh giao tiếp này đã được chứng minh là hiệu quả.
Nguyên tắc 3 : Cách học tiếng Anh giao tiếp qua hội thoại.
Khi bạn đã nắm vững cách phát âm tiếng Anh, bạn cũng đã tích lũy được một lượng từ vựng kha khá, bạn còn ngại gì mà không nâng cao trình độ tiếng Anh của mình bằng cách trò chuyện với bạn bè hay giáo viên nước ngoài? Bằng việc trò chuyện thật nhiều, bạn sẽ dần dần nâng cao sự tự tin của mình trong việc sử dụng tiếng Anh, ngoài ra bạn bè cũng sẽ sửa chữa cho bạn những phần bạn nói chưa thật đúng. Nếu bạn sử dụng tiếng Anh giao tiếp một cách thường xuyên, dần dần bạn sẽ thấy tiếng Anh như thấm vào người và trở thành ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Đấy là cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả nhất.
Cách tự học tiếng Anh giao tiếp qua hội thoại
Để tự học tiếng Anh giao tiếp thuần thục thật không có gì khó khăn miễn là bạn có được sự chăm chỉ và nỗ lực hết mình. Hãy xây dựng cho mình một lộ trình tự học tiếng Anh đều đặn hàng ngày thông qua những cách học tiếng Anh giao tiếp mà mình đã chia sẻ. Đấy chính là cách học tiếng Anh hiệu quả mà mình đã rút ra sau nhiều năm nghiên cứu ngôn ngữ này. Chúc các bạn thành công!

Năm Kinh nghiệm học tiếng anh dành cho người bận rộn


Bạn là người bận rộn? Bạn không có thời gian cho các trung tâm dạy tiếng anh? Thế nhưng bạn có một chiếc máy tính kết nối với cả thế giới!. Vậy là bạn đã có trong tay một trợ thủ đắc lực để nâng cao trình độ anh ngữ của mình. Nhưng liệu bạn đã biết cách Học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả khi mà những thông tin trên mạng Internet hầu hết còn chưa được kiểm chứng? Liệu bạn đã biết tìm kiếm và chọn lọc những tài liệu phù hợp nhất với mình? Nếu bạn đã sẵn sàng để học tiếng Anh online trên rất nhiều trang web hoc tieng anh online tốt nhất, thì bạn nên tham khảo một số lời khuyên sau đây:
Thứ nhất, xác định mục tiêu
Điều đầu tiên mà bạn cần làm khi nghĩ tới việc học tiếng Anh là xác định mình học để làm gì? Có hàng ngàn trang web, thông tin, tài liệu nhưng không phải cái nào cũng giúp ích cho bạn. Nếu không xác định mình phải học cái gì bạn sẽ bị ngợp trong hàng tá những lời mời chào bóng bẩy nhưng lại khiến bạn lạc hướng. Đa phần người học tiếng Anh hướng tới những mục đích như: TiengAnh giao tiep, học tiếng Anh cho người đi làm – tiếng Anh giao tiếp công việc hoặc luyện thi các kì thi quốc tế.



Hoc tieng anh giao tiep hàng ngày thế nào khi bạn bận rộn?


Giả dụ, bạn muốn học để thi, hãy thử làm các bài test trên các trang web chuyên về Test,luyện thi TOEIC, TOEFL, IELTS…và chuyên tâm vào làm bài tập đều đặn mỗi ngày. Có vô vàn các trang web luyen thi toeic online, Luyện nghe TOEIC, cả các trang thi thử TOEIC online cho bạn luyện tập. Học để giao tiep tieng anh thì đơn giản hơn nữa, hãy tìm các đoạn phim có phụ đề tiếng Anh ( tất nhiên là phim US/UK), hoặc đơn giản là các bài hội thoại, phỏng vấn không nhất thiết phải là 1 bài học nào đó…bằng cách này bạn không chỉ nhớ từ vựng nhanh chóng mà còn biết thêm về từ lóng, cách phát âm chuẩn xác và kiến thức xã hội…
Thứ 2, bắt đầu từ điểm yếu nhất

Đừng lo lắng hay tự gò ép bản thân vào những chương trình, khóa học nặng nề trên mạng, hãy để việc học của bạn diễn ra tự nhiên. Tự học tiếng Anh giao tiếp không quá gò ép nhưng cần có quy trình khoa học. Hãy đề ra chiến lược khắc phục từ điểm yếu nhất của bạn. Việc học tiếng Anh vì thế sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Ví dụ: tôi nghe tiếng Anh rất dở, vậy thì hằng ngày tôi sẽ nghe những bài hội thoại, bài nói, phim ngắn, bài hát tiếng Anh…Nếu tôi không thể ghi nhớ ngữ pháp, tôi sẽ tìm tới các ví dụ ngữ pháp hay thành ngữ tiếng Anh… Bên cạnh đó, luyện cách phát âm chuẩn tiếng Anh cũng vô cùng cần thiết nếu bạn muốn cải thiện trình độ nói cũng như nghe tiếng Anh. Từ đó, dần dần bạn trau dồi và mở rộng phạm vi học của mình mà không bị nao núng, phân tâm bởi các chương trình, trang web vốn rất đa dạng nhưng cũng rất lộn xộn.
Thứ 3, duy trì thói quen

Hầu hết các bạn bắt đầu học anh văn giao tiếp cơ bản ở nhà vì không có điều kiện để tham gia các trung tâm hay Câu lạc bộ tiếng Anh. Do đó, bạn phải xác định, bạn vừa là thầy, vừa là bạn học của chính mình. Lúc này là lúc đề cao tính kiên trì và tinh thần tự học của bạn. Tuy nhiên, điều thuận lợi khi tu hoc anh van giao tiep là ở chỗ bạn hoàn toàn thoải mái lựa chọn cho mình thời gian học, cách học và nguồn tư liệu. Quan trọng là bạn phải duy trì thói quen tự học của mình. 

Thứ 4, những video sẽ giúp ích nhiều hơn cho bạn

Tôi thường tìm tới các video hướng dẫn học tiếng Anh online vì hiệu quả hơn các hình thức khác. Rõ ràng, chúng đáp ứng được 2 phần quan trọng nhất là nghe – nhìn và sau đó có thể là cách phát âm, từ vựng, ngữ pháp…Tùy theo điều kiện bạn có thể theo một khóa học trên mạng. Còn nếu không thì cũng có rất nhiều video chia sẻ miễn phí. Quan trọng là bạn nên chọn lọc những chuỗi video dễ hiểu, gây hứng thú để có thể theo dõi hàng ngày.

Thứ 5, đừng quên thực hành

Bạn đang tự học tiếng Anh online, bạn sẽ nói với tôi “Thật khó để giao tiếp thực tế”. Điều đó cũng đơn giản nếu bạn chịu khó chat yahoo, facebook, chat webcam với những người bạn Anh/Mỹ. Nếu bạn lo lắng về một số mặt tiêu cực từ hình thức này thì bạn có thể tự thực hành, tự nói chuyện trước gương. Làm cách nào cũng được nhưng nhất thiết bạn phải thực hành giao tiếp. Đây là bước check lại toàn bộ những gì bạn đã học được, giống như công việc “Tự làm tự kiểm”. Phương pháp này cũng hoàn toàn áp dụng với các bạn hoc tieng anh cap toc.

Hãy ghi nhớ, việc học tiếng Anh online, hay bắt đầu từ hoc tieng anh giao tiep co ban có hiệu quả hay không tùy thuộc rất nhiều vào bạn. Bạn đồng thời là biên kịch, đạo diễn, diễn viên…cho một bộ phim, một dự án . Bạn buộc phải suy nghĩ, lựa chọn, và tự đốc thúc bản thân hoàn thành công việc. Mạng xã hội là ảo, nhưng việc học là thật, chớ nên lãng phí thời gian vô ích để cưỡi ngựa xem hoa, càng không nên gò ép việc học của mình. Tiếp cận và chinh phục một ngoại ngữ cần thời gian và sự kiên trì, chúc bạn nhiều niềm vui và gặt hái nhiều thành công trong việc học tiếng Anh giao tiếp!

HỌC PHÁT ÂM CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU LUYỆN THI TOEIC (PHẦN 2)


Bài viết trước đã phân tích sự cần thiết, giải thích các nguyên nhân tại sao bạn cần phải học phát âm bài bản trước khi luyện nghe TOEIC, cũng như cũng cấp một số tài liệu giúp các bạn luyện phát âm tiếng Anh tại nhà. Trong bài viết tiếp theo này, mình muốn chia sẻ với các bạn  luyện thi TOEIC một số phương pháp luyện phát âm hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu.

1. Bắt đầu với bộ video American pronunciation workshop
Sau khi tìm kiếm đầy đủ các tài liệu nêu trên, các bạn cài đặt các phần mềm và in ra để việc học được dễ dàng hơn. Việc đầu tiên của các bạn là dành 2, 3 ngày để nghe bộ video American Pronunciation Workshop một cách tự do nhé. Trong cách tiếp cận này, yêu cầu các bạn không tập trung để nghe hiểu gì cả, chỉ để cho video huyên thuyên phát cho các bạn tiện theo dõi, giúp bạn quen dần giọng của chuyên gia thôi. Đây là một hình thức tắm ngôn ngữ mà các chuyên gia nghiên cứu khuyên dùng.
Sau khi thực hiện việc tắm ngôn ngữ trên chúng ta sẽ bắt đầu nghe một cách tập trung để luyện tập phát âm theo bộ video này. Bộ video có tổng cộng 15 phần với độ ngắn dài khác nhau khoảng từ 10 đến hơn 20 phút, và đề nghị chúng ta sẽ phải học tập trung 2 ngày một phần. Vấn đề không phải là nghe ngắn như vậy và xong, chúng ta phải dừng các video để luyện tập với các từ được đưa ra theo sự hướng dẫn của chuyên gia Paul S. Gruber. Ví dụ như 2 ngày đầu tiên học cách phát âm của R và W, các ngày sau lần lượt như vậy. Phương pháp này rất có hiệu quả bởi nếu bạn đã xem qua bộ Pronunciation In Use của Cambridge, bạn có thể thấy sách này chủ yếu chỉ luyện bằng hình ảnh và giải thích trong sách nên không có hướng dẫn một cách trực quan được. Với lại, tài liệu này luyện giọng theo chuẩn Anh chứ không phải chuẩn Mỹ, không quá phù hợp với việc luyện thi TOEIC. Khi luyện tập các bạn nhớ đặt gương trước mặt để copy một cách chuẩn xác những gì trong video hướng dẫn. Các bạn cũng phải ghi âm lại những từ được phát âm của mình để đối chiếu với các phát âm của Paul S. Gruber. Thông thường theo kinh nghiệm, trong 2 ngày này bạn nên luyện tập thường xuyên và xem đi xem lại 1 video này ít nhất là 10 lần. Với sự tập trung của bạn, tin chắc trong 1 tháng cách phát âm của bạn đối với những từ đơn sẽ có sự tiến bộ rõ rệt.

2. Kết hợp song song với Learn English via Listening level 1 và Dialogues for beginer
Đặc trưng của bộ American Workshop là việc phát âm rõ, chậm từng từ một theo đúng quy cách và để luyện tập phát âm nhấn âm trong từng từ các bạn tra từ điển Oxford nhé, trong đó có cả phát âm rõ ràng được thu âm. Song song với tài liệu ở trên, mình đề nghị chúng ta sẽ tập đọc to, rõ các đoạn ngắn từ Learn English via Listening level 1 và Dialogues for beginer, mỗi đoạn này rất ngắn, mỗi ngày yêu cầu các bạn chỉ đọc 1 bài (1 bài trong Level và và 1 bài DFB). Chúng ta cố gắng nghe các chỗ lên xuống của từng câu để đánh dấu bằng bút chì, tập theo sự mạnh nhẹ của audio mẫu và nhớ rằng vẫn ghi âm lại khi thấy đã hơi hơi giống bài mẫu nhé! (điều này hết sức quan trọng vì sẽ theo dõi sự tiến bộ của chúng ta sau này). Chỉ cần các bạn tập trung, 1 ngày bỏ ra 3 tiếng ( 3 tiếng không liên tục đấy nhá, khoảng 1 tiếng rồi nghỉ ngơi, đi dạo thư thỏa rồi hãy luyện tiếp khi có thời gian) thì trong 1 tháng chúng ta sẽ có thể nghe hết 15 video trong bộ APW, 30 bài trong LEVL và 30 bài trong DFB. Đối với những bạn có công việc không thư thỏa thời gian cho lắm thì đề nghị 3 ngày 1 video APW, 2 ngày 1 bài LEVL và 1 bài DFB. Luyện đến đây có thể đảm bảo với các bạn rằng, có bạn đã có một vốn cơ bản về phát âm rồi đấy.

Luyện tập tiếp theo với VOA
Sau  1 tháng luyện với bộ 3 tài liệu nói trên, chúng ta sẽ chuyển sang luyện với VOA, sau khi copy ra file word và download audio. Các bạn nên chọn những đoạn ngắn về các chủ đề quen thuộc với mình, nghe và tập đọc theo giống phát thanh viên, kiểu lên xuống, nhấn nhá ấy. Những từ khó đọc các bạn tra từ điển OALD. Tiến độ đưa ra là 2 ngày 1 bài và học các từ vựng trong đoạn đó nhé! Điều quan trọng muốn các bạn chú ý nữa là, trong tháng thứ 2 này, các bạn vẫn phải thường xuyên xem lại các Video của APW, sẽ có nhiều lỗi sai mà chúng ta phải xem thường xuyên mới cải thiện được.
Luyện tập bằng các nguồn tài liệu khác
Thêm nữa, các bạn nên chú ý rằng các bạn học tiếng Anh với những thứ mình thích thì hiệu quả hơn hẳn. Với các tài liệu mà mình giới thiệu ở trên các bạn có thể xem những bộ phim bằng tiếng Anh cho vui, nghe từ nhiều nguồn khác như BBC, CNN student News (một chương trình có transcripts chuẩn giọng Mỹ), nghe nhạc tiếng Anh,…Được như vậy không những phát âm của bạn ngày càng tiến bộ mà khả năng nghe tiếng Anh của bạn sẽ đạt đến trình độ đáng kể.

Cụm từ đọc tắt phổ biến trong tiếng anh

Các bạn thân mến,
Nhiều bạn vò đầu bứt tai, than vãn sao tiếng Anh lại khó nghe đến vậy, rõ ràng là mình biết từ này, mà vẫn không nghe được. Các bạn đừng vội nản, bí quyết là trên thực tế có những từ được nhấn mạnh, những từ khác đọc nhẹ đi. Trước tiên hãy cùng  Ms Hoa TOEIC  làm quen với một vài cụm được đọc tắt, đọc nhanh phổ biến nhé:

GONNA là dạng nói tắt của cụm “going to”. Nếu bạn nói nhanh cụm từ này mà không phát âm rõ từng từ, nghe nó sẽ giống như phát âm của “gonna”.
Nothing’s gonna change my love for you. (Sẽ không có điều gì có thể làm thay đổi tình yêu anh dành cho em.)
What are you gonna do? (Bạn định sẽ làm gì?)
Tương tự, WANNA là dạng nói tắt của “want to” (muốn …). Ví dụ:

I wanna go home. (Tôi muốn về nhà)
I don’t wanna go. (Tôi không muốn đi)
Ngoài hai từ trên, trong tiếng Anh còn có khá nhiều các cụm nói tắt tương tự như:

GIMME = give me (đưa cho tôi…)

Gimme your money. (Đưa tiền của anh cho tôi)
Don’t gimme that rubbish. (Đừng đưa cho tôi thứ rác rưởi đó)
Can you gimme a hand? (Bạn có thể giúp tôi một tay không?)

GOTTA = (have) got a (có…)

I’ve gotta gun / I gotta gun. (Tôi có một khẩu súng)
She hasn’t gotta penny. (Cô ta chẳng có lấy một đồng xu)

GOTTA = (have) got to (phải làm gì đó)

I gotta go now. (Tôi phải đi bây giờ)
Have they gotta work? (Họ có phải làm việc không?)

KINDA = kind of (đại loại là…)

She’s kinda cute. (Cô ấy đại loại là dễ thương)
Are you kinda mad at me? (Có phải anh đại loại là phát điên với tôi phải không?)

LEMME = let me (để tôi)

Lemme go! (Hãy để tôi đi).
He didn’t lemme see it. (Anh ta không để tôi nhìn thấy nó).
 Xem thêm:

Bí quyết học từ vựng Toeic (phần 1)

Vận dụng cách “liên tưởng tự do” (free association) để ôn lại những từ vựng đã học.
Những khi đứng chờ bạn, chờ xe… hãy sử dụng những sự vật xung quanh để khuấy động linh cảm, và phát huy sức liên tưởng. Ví dụ: đứng ở trạm xe buýt, nhìn thấy xe cộ qua lại nhộn nhịp, các công trình kiến trúc và những sự vật bên mình, có thể liên tưởng được:
+ bus stop (trạm xe buýt)
+ bicycle (xe đạp)
+ motocycle (xe máy)
+ taxi/taxicab/cab (xa tắc xi)
+ truck (xe chở hàng)
+ truck trailer (xe kéo)
+ van (xe chở hàng/khách có mui che)
+ garbage truck (xe chở rác)
+ sedan (xe con)
+ traffic light (đèn đỏ)
+ over pass (cầu vượt)
+ underpass (đường hầm)
+ crosswalk (đường dành cho người đi bộ qua đường)
+ trash can (thùng rác)
+ drain/sewer (rãnh nước thải)
+ parking lot (bãi đỗ xe)
+ parking meter (bảng thu phí dừng xe)
+ commuter (người thường đi làm bằng xe buýt)
+ tourits (khách tham quan du lịch)
+ newsboy (trẻ bán báo)
+ apartment house (chung cư)
+ office building (cao ốc văn phòng)
Tham khảo thêm các từ vựng hay xuất hiện trong bài thi toeic và kinh nghiệm luyện thi toeic

Cách chinh phục phần 7 trong Toeic

Trong Part 7 có hai loại câu hỏi chính. Đó là câu hỏi về thông tin chung, dạng câu hỏi này liên quan đến vấn đề: đại ý, chủ đề hoặc mục đích chung của bài đọc; và câu hỏi về thông tin cụ thể liên quan đến những thông tin chi tiết được giới thiệu trong bài đọc. Cách tiếp cận với mỗi loại câu hỏi cũng khác nhau tùy theo sự khác biệt về đặc tính của chúng.
(A) Câu hỏi về thông tin chung
1)    Câu hỏi về mục đích.
Đây là câu hỏi hỏi về thông tin cơ bản nhất, và xuất hiện khá thường xuyên trong số các câu hỏi thuộc thông tin chung. Nội dung chứa mục đích của bài đọc thường xuất hiện trong đoạn đầu tiên, và có the nói rằng việc tìm trọng tâm chính là chìa khóa để trả lời câu hỏi này.
What is the purpose of this letter?
Why was this letter written?
2)    Câu hỏi về đại ý và chủ đề của bài đọc
Loại câu hỏi này thường xuất hiện trong dạng bài đọc Article/Report (Ký sự). Để trả lòi câu hỏi loại nay, điều quan trọng là bạn nhận biết được nội dung trọng tâm được trình bày trong đoạn văn đầu tiên.
What is the main idea of this article?
What does this article mainly discuss?
3)    Câu hỏi về các thông tin tổng quát khác
Ngoài câu hỏi về đại ý, chủ đề, mục đích của bài đọc thì cũng có những câu hỏi về nguồn gốc, đối tượng độc giả hoặc sản phẩm được quảng cáo.
1. Câu hỏi về sản phẩm được quảng cáo
–    Đối với loại câu hỏi này, bạn nên tập trung vào phần giới thiệu chung về sản phẩm, phần giải thích ưu điểm cũng như đặc trưng của sản phẩm.
•    What is being advertised?
2. Câu hỏi về đối tuợng độc giả
–    Đối với dạng bài quảng cáo, bạn hãy xem phần đề cập đến đặc điểm của sản phẩm.
•    Who is the audience for this advertisement?
3. Câu hỏi về nguồn gốc của bài đọc
–    Phải nhận ra nơi bài đọc thường xuất hiện bằng cách xác định được đặc trưng và chủng loại của sản phẩm được quảng cáo thông qua mạch văn trong bài đọc.
•    Where would this advertisement most likely be found?
Tham khảo thêm các từ vựng hay xuất hiện trong bài thi toeic và kinh nghiệm luyện thi toeic

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

CẤU TRÚC BỊ ĐỘNG CẦN NHỚ CHO BÀI THI TOEIC

- to be engaged IN: gắn kết, tham gia vào 
Ex: I dont like to be engaged in silly gossiping: Tôi không thích tham gia vào mấy trò tán phét ngớ ngẩn đâu.
- to be dedicated TO: dành cho/ cống hiến cho.
Ex: She is completely dedicated to her work: Cô ấy hết mình vì công việc.
- to be devoted TO: cống hiến cho.
Ex: The doctor is devoted to helping poor patients: Bác sĩ đó cống hiến hết mình cho việc giúp đỡ các bệnh nhân nghèo.
- to be qualified FOR: phù hợp/ có khả năng/ có đủ bằng cấp cho
Ex: Some of the candidates are not qualified for the job.
- to be eligible FOR: phù hợp với (công việc/ chức vụ)
Ex: He is not eligible for this job.
- to be disappointed at/in/with smb/ smt: thất vọng vì
Ex: I'm bitterly disappointed at the result of the football match: Tôi đau đớn thất vọng vì cái kết quả của trận đấu.
- to be satisfied WITH smb/ smt: hài lòng, thỏa mãn với
ex: We are satisfied with the customer service here: Chúng tôi rất hài lòng với dịch vụ CSKH ở đây.

------------------------------------------------

Những “Couple” Không Thể Rời Nhau Trong Tiếng Anh

1. Safe and sound: an toàn, bình an
2. Fast and furious: nhanh chóng và mãnh liệt
3. Now and then: thỉnh thoảng
4. Be sick and tired of: chán ngán, mệt mỏi
5. Give and take: sự cho và nhận
6. Do’s and don’ts: những điều nên và không nên làm
7. Pros and cons: những cái lợi và hại
8. Ups and downs: lúc thăng lúc trầm
9. Ins and outs: chi tiết
10. Flesh and blood: họ hàng
11. Far and near: gần xa
12. Odds and ends: đồ linh tinh
13. Spick and span: gọn gàng, sạch sẽ

--------------------------------------------------------------

PHÂN BIỆT "BE GOING TO + V" VÀ " BE + Ving"


(be going to) và tương lai đơn (will + V), thì hiện tại tiếp diễn (be V-ing) sẽ
làm phức tạp thêm cách phân biệt giữa chúng, dưới đây là cách phân biệt giữa 3
cách dùng này:
1) Will + V: chỉ lời hứa, việc không có chuẩn bị
trước
Ví dụ:
A - My car is broken down !
B - Don't worry ! I will repair it for you.
--> Giải thích: vì B không hề biết trước A có
xe hư nên không có chuẩn bị gì mà chỉ đột xuất nên ta dùng tương lai đơn.
2) Be + going to + V (nguyên mẫu): Chỉ một hành động
đã có ý định làm hoặc một dự đoán.
Ví dụ
Oh, your language is ready now. What time are you
going to leave?
Look at those dark clouds! - Yes, it is going to
rain soon.
3) Be + V-ing: Chỉ hành động đã chuẩn bị kế hoạch
sẵn, thường có thời gian cụ thể hoặc một kế hoạch lớn, quan trọng đã quyết định
làm thường có thời gian xác định
Ví dụ:
We are having a party next sunday. Would you like
to come?
--> Giải thích: đã mời người ta thì chuyện đó
phải đã được chuẩn bị hết rồi.
4) Be + V-ing vs. Be going to + V:
Be + V-ing: chắc hơn, dấu hiệu có thời gian cụ thể,
có lời mời (would you like...), chuyện quan trọng ( đám cưới, xây nhà, mua xe
...)
Ví dụ:
I am having my house built next week. (tuần tới
tôi sẽ xây nhà)
Chú ý: WILL còn được sử dụng để chỉ sự dự đoán
trong mệnh đề đi sau các động từ : think, know, be sure hoặc một dự đoán mà tự
người nói nghĩ ra chứ trong bài không kể ra dấu hiệu. Đây chính là chỗ khó khi
chúng ta phân biệt dự đoán nào là dùng WILL, dự đoán nào dùng BE GOING TO.
Ví dụ:
Don' worry about that. I am sure you will find it.
(có am sure => dùng will)
Why don't you try on this dress? It will be nice on
you. (đoán thôi mà không có nói gì về dấu hiệu ), so sánh với câu ví dụ:
Look at those dark clouds! (nhìn mây đen kìa! )
- Yes, it is going to rain soon (ừ, trời sắp mưa rồi)

Zing Blog

MỘT SỐ CỤM TỪ HAY GẶP TRONG BÀI THI TOEIC

Tháng 7 này, có rất nhiều các bạn sinh viên sắp ra trường, và một trong những mục tiêu cần đạt được là tấm bằng TOEIC để có lợi thế hơn khi xin việc làm. TOEIC – Tiếng Anh giao tiếp công việc 
 

Hôm nay, Thi thử TOEIC miễn phí sẽ giúp các bạn học một số cụm từ kinh điển trong bài thi TOEIC nhé. Các bạn cũng hoàn toàn có thể áp dụng nó vào công việc, cuộc sống hàng ngày khi giao tiep tieng Anh. Cùng ghi nhớ nào:

1. Prior to (=before)
Ví dụ: Ở phần 4  đề thi TOEIC, tình huống thông báo ở sân bay/ ga tàu rất hay có câu “ Please arrive at the airport 2 hours prior to your flight departure” (Hãy đến sân bay sớm 2 tiếng trước giờ khởi hành!)

2. In favour/favor of (tán thành, ủng hộ)
Ví dụ: The majority was in favor of the new proposal.

3. In charge of (chịu trách nhiệm)
Ví dụ: Mr. Phillip Vargas is in charge of the Sales Department.

4. On account of (=because of)
Ví dụ: The game was delayed on account of the rain.

5. By means of (bằng cách)
Ví dụ: She tried to explain by means of sign language.

6. Be at stake (be in danger- gặp nguy hiểm)
Ví dụ: Thousands of people will be at stake if emergency aid does not arrive soon.

7. Be concerned about (lo lắng về vấn đề gì)
Ví dụ: I’m a bit concerned about the limited time for this project.

8. Take something into consideration (quan tâm, chú trọng đến cái gì)
Ví dụ: When choosing a supplier, we should take price into consideration.

9. Demand for (nhu cầu cho sản phẩm gì)
Ví dụ: There’s no demand for that product nowadays.

10. Take advantage of something (tận dụng/lợi dụng cái gì)
Ví dụ: You shouldn’t take advantage of his generosity.

Zing Blog