Nghe là một kỹ năng quan trọng khi học tiếng Anh giao tiếp. 1 là nếu bạn có tiếng Anh tốt, bạn sẽ luôn có nhiều nguồn tài liệu hay thông tin hơn để nghiên cứu, tìm hiểu nếu bạn search bằng tiếng Anh thay vì tiếng Việt. 2 là có thể thấy rất nhiều lời khuyên hay hướng dẫn về cách học nghe tiếng Anh như thế nào được đưa ra tràn ngập, nhưng chọn phương pháp nào đây?
Cách tôi học nghe tiếng Anh đó là: NGHE NHIỀU và ĐỌC NHIỀU. Vì mình không có môi trường nói tiếng Anh nên ta phải tự tạo môi trường cho mình. Sáng ra, việc đầu tiên là tôi cần đánh thức tâm trí khỏi giấc ngủ bằng một bài hát tiếng Anh loại mạnh một chút. Sau đó, vào podcast trên ipod và bắt đầu nghe trong khoảng 15 phút. Tôi tập trung nghe họ nói các bản tin, cố gắng bắt các keywords của câu. Một điểm quan trọng là tôi không bao giờ vừa nghe vừa cố dịch sang tiếng Việt. Vì như thế rõ là tôi sẽ bị lỡ ngay câu sau và rồi kết quả là không hiểu được tin đó nói gì. Tôi cứ nghe thật kỹ 15p đầu tập trung hết trí óc, 15p sau tôi vẫn bật nó chạy tiếp hoặc bật lại chính đoạn vừa nghe và bắt đầu sinh hoạt hàng ngày như đánh răng, rửa mặt, skincare. Tổng thời gian khoảng 30p buổi sáng. Tôi cho rằng buổi sáng là lúc tinh thần mình sảng khoái và minh mẫn nhất nên tôi thường nghe vào buổi sáng. Có bạn cho rằng buổi tối hay đêm yên tĩnh mới tập trung thì tùy các bạn. Lúc nào đầu óc hoạt động tốt nhất, minh mẫn nhất thì bạn nghe. Như vậy chính là Hoc anh van giao tiep hang ngay.
Trang web tôi hay nghe đó là www.bbc.co.uk, dùng podcast và tôi hay down phần 6 minute English, business news và world news. Ngoài trang này ra, bạn còn rất nhiều trang khác như trang của CNN (tiếng Mỹ) hay VOA (Mỹ). Đặc biệt, đối với các bạn thi TOEIC, thì VOA là một trang nghe rất hữu ích, giúp mình quen với giọng Anh Mỹ và bổ trợ cho việc nghe TOEIC. Ngoài 30p đầy ý nghĩa này, tôi còn nghe bất cứ lúc nào có thể trong ngày. Lúc soạn bài trước khi đến lớp, tôi để máy chạy TOEIC nghe hoặc các news “lải nhải” bên tai mà tôi không cần phải chú ý đến nó.
Trang web tôi hay nghe đó là www.bbc.co.uk, dùng podcast và tôi hay down phần 6 minute English, business news và world news. Ngoài trang này ra, bạn còn rất nhiều trang khác như trang của CNN (tiếng Mỹ) hay VOA (Mỹ). Đặc biệt, đối với các bạn thi TOEIC, thì VOA là một trang nghe rất hữu ích, giúp mình quen với giọng Anh Mỹ và bổ trợ cho việc nghe TOEIC. Ngoài 30p đầy ý nghĩa này, tôi còn nghe bất cứ lúc nào có thể trong ngày. Lúc soạn bài trước khi đến lớp, tôi để máy chạy TOEIC nghe hoặc các news “lải nhải” bên tai mà tôi không cần phải chú ý đến nó.
Ngoài ra, thỉnh thoảng có thời gian mình cũng xem phim tiếng Anh, nghe nhạc tiếng Anh. Đặc biệt, đam mê âm nhạc nên rất hay hát tiếng Anh sao cho giống với ca sỹ bản xứ, coi như là luyện phát âm luôn. Người ta ngân nga, nhả tiếng như nào, tôi cũng cố gắng bắt chước như thế :D. Việc bật tiếng Anh để nó phát bên tai là một cách tạo môi trường tiếng Anh cho chính mình, cho cái tai mình quen với ngôn ngữ đó. Bật đi bật lại một bài như bật repeat một bài hát, rồi dần mình thuộc lúc nào không hay và rồi khi đó ta lại hiểu rồi.
VOA --> http://learningenglish.voanews.com/content/banking-reform-is-central-to-burmas-economic-progress/1565443.html
CNN --> http://edition.cnn.com/video/
Business English Pod --> http://www.businessenglishpod.com/2012/09/09/business-english-pod-214-telephoning-keeping-in-touch-1/
Rồi các bạn có thể hỏi tôi, nghe nhưng không hiểu thì làm sao? Tôi cũng hỏi cô giáo tôi câu hỏi tương tự, và câu trả lời là: “cứ tiếp tục nghe và đọc nhiều tiếng Anh”.
Áp dụng ra sao? Khi nghe xong mà mình không hiểu hết được bài nghe thì ta còn một công cụ đắc lực đó là TAPESCRIPT, gọi vui là phụ đề đó. Ta vừa nghe vừa đọc, gặp từ nào mới mình note và tra từ điển. Thường các từ nó hay lặp đi lặp lại trong cùng chủ đề, ta nghe nhiều, gặp nhiều tự khắc ta sẽ nhớ ý nghĩa của nó. Đọc tapescript và cố gắng hiểu tapescript nói gì. Sau đó ta nghe lại và sẽ hiểu được bài nghe. Có bài nghe 2,3 lần là hiểu được hết nội dung, có bài nghe 5,6 lần, 9, 10 lần, tôi vẫn nghe đến khi tôi thuộc hoặc nắm rõ các thông tin thì thôi. Tôi không phải vội vàng, lấy chất lượng làm trọng chứ không phải nghe ào ào, số lượng thật nhiều. Bạn có thể chỉ nghe 1 bài dài tối đa 30p và nghe cả ngày 1 bài đó, còn tốt hơn nghe 100 bài một ngày mà bạn chả nhớ được thông tin bài nào. Bạn có thấy yếu tố kiên trì bền bỉ ở đây chưa? Chúc bạn tu hoc Anh van giao tiep hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét