Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

5 tuyệt chiêu độc lạ để nghe tiếng Anh thần thánh

Bí quyết nghe tiếng Anh tốt rất dễ dàng. Tất cả những gì các bạn cần phải là nghe tiếng Anh thật nhiều và tạo thành thói quen hằng ngày. Lợi ích của việc nghe tiếng anh trong việc phát triển các kỹ năng khác đã được chứng minh, tuy nhiên:
  • Bấy nhiêu đó đã đủ động lực khiến cho bạn có thể bật máy lên nghe tiếng Anh mỗi ngày chưa?
  • Và liệu rằng nghe nhiều có chắc là sẽ cải thiện kỹ năng nghe của bạn hay không?
  • Làm thế nào nếu bạn quá lười để kiếm bài nghe cho mình?
  • Và làm thế nào để nghe đúng cách và cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh của mình hiệu quả nhất?
Trong bài viết kỳ này, 5 bí quyết tôi sắp tiết lộ dưới đây sẽ giải đáp hết mọi thắc mắc của mọi người.

BÍ QUYẾT 1: NGHE CHỦ ĐỀ YÊU THÍCH, KHƠI GỢI CẢM XÚC

Chắc hẳn có bạn đã từng mãi mê xem, nghe, tìm hiểu về các chủ đề mình yêu thích đến mức quên cả thời gian, và không hề cảm thấy mệt mỏi đúng không nào?
Nó có thể là xem 1 trận bóng đá đêm khuya, xem chương trình về nấu ăn, làm bánh, nghệ thuật cắm hoa, trang điểm, làm tóc, xem phim hoạt hình, xem hài và các video blog, các chương trình truyền hình thực tế, vv.
Tuy nhiên khi nói dành 1 chút thời gian để mở sách ra, bật băng lên nghe tiếng Anh thì cảm hứng tụt dốc không phanh, nghe được 5’ bắt đầu ngáp, nghe thêm 5’ nữa thì dù tai đang nghe nhưng đầu óc thì đang đi du lịch ở nào nó đó mất tiêu luôn rồi. Đây là điều hoàn toàn bình thường, phải “thánh” lắm thì mới có đủ kiên nhẫn và kỹ luật để nghe những nội dung chán phèo trong các giáo trình tiếng Anh.
Giải pháp cho việc làm những thứ yêu thích và nghe tiếng Anh là kết hợp cả 2 lại với nhau.
Nghe tiếng Anh với những chủ đề yêu thích sẽ làm cho việc tiếp thu trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng, học mà tưởng như chơi, hứng thú và cảm hứng của bạn luôn ở mức cao, đây là điều kiện cần thiết để bạn có thể duy trì thói quen nghe tiếng Anh hằng ngày.
Hãy giành 1 chút thời gian tìm kiếm những đoạn phim trên youtube về chủ đề bạn yêu thích bằng tiếng Anh và nghe nó với tất cả sự hứng thú.
Đó có thể là xem trực tiếp 1 trận bóng đá với bình luận tiếng anh; hướng dẫn nấu các món Việt Nam bởi 1 người nước ngoài; hướng dẫn cắm hoa theo kiểu Tây, Tàu, Ý, Hy Lạp gì đó; hướng dẫn trang điểm với Michelle Phan; nếu bạn thích du lịch thì hãy theo dõi nhưng kênh youtube chuyên về những kênh du lịch này.
Về cơ bản, bạn có thể tìm thấy MỌI THỨ mình yêu thích để xem và nghe trên youtube và google, cho nên đừng đổ thừa là không có gì để xem nhé!
Một trong những video tôi cực thích để học tiếng Anh là những chương trình truyền hình thực tế cực kì hấp dẫn của các nước như Mỹ, Anh, Úc.
                  học tiếng anh giao tiếp hiệu quả 
                  tiếng anh chuyên ngành kế toán
  • Về âm nhạc, giải trí thì có: Got Talent, Next Top Model, So you think you can dance; về nấu ăn thì có Master Chief, Hell’s Kitchen
  • Về phiêu lưu mạo hiểm không thể không nhắc tới Amazing Race
  • Về kinh doanh thì số 1 là chương trình The Apprentice – với chương trình này bạn sẽ học được rất nhiều về lập kế hoạch kinh doanh, làm việc đội nhóm, giải quyết mâu thuẫn, tôi nghiện chương trình này tới mức đã xem hết các phiên bản từ Anh, Mỹ đến Asia; nếu bạn thích khởi nghiệp thì Shark Tank là chương trình sẽ cho bạn nhiều ý tưởng độc đáo, phong cách thuyết trình để bán ý tưởng, và cách thuyết phục các nhà đầu tư.
@MasterChef_S5_Fox_14x48_R1_simp[6] hellskitapprentice_ver4_xlg shark-tank-s2-2560x1450_1280x725_331982403718 TARlogo-Francetop model

Những show truyền hình thực tế hấp dẫn, rất lý tưởng để nghe Tiếng Anh. Tất cả đều dễ dàng được tìm thấy trên youtube
Các chương trình thực tế trên được thiết kế và dàn dựng để lúc nào cũng kịch thích, cuốn hút sự chú ý của người xem trong từng tập, cho nên đảm bảo rằng các bạn sẽ cảm thấy cực kỳ hào hứng và sẽ xem chúng không mệt mỏi luôn đấy.
Khi xem để đạt hiệu quả cao nhất, lý tưởng là các bạn không xem phụ đề (đa số là chẳng có phụ đề gì đâu), không được cố gắng dịch từng câu nghe được sang tiếng Việt, cố gắng đoán ý nghĩa qua tình huống và ngữ cảnh, nếu vẫn không hiểu được thì có thể ăn gian bằng cách bấm vào ô “cc” trên youtube để hiện thị phụ đề tiếng Anh tự động với độ chính xác tầm 90%.
Các chương trình thực tế này sẽ cho bạn cách nhìn tự nhiên nhất về cách mà người bản xứ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp trong các ngữ cảnh khác nhau.
Với một số chủ đề chuyên sâu như về nấu ăn, kinh doanh, thời trang, chúng còn bổ sung cho bạn vốn từ vựng về chủ đề đó một cách trực quan và sinh động, ngoài ra các chương trình thực tế dù tên là “thực tế” nhưng đều có kịch bản rõ ràng, và có rất nhiều chiêu trò để khơi gợi các cảm xúc mạnh mẽ trong người xem từ yêu, thích, ủng hộ, đến ghét cay ghét đắng, bực bội đủ thể loại. Các cảm xúc trên chính là 1 trong những “key hook” – cái móc chính để bạn luôn gắn bó với chương trình.
Ngoài các chương trình thực tế, các bài nói chuyện của các diễn giả nổi tiếng cũng mang lại nhiều cảm xúc tích cực trong bạn.

Hướng dẫn cách tự học tiếng anh hiệu quả

Trước khi hướng dẫn các bạn cách tự học tiếng anh thế nào cho hiệu quả, thì mình muốn giới thiệu qua về tầm quan trọng của ngôn ngữ thông dụng nhất toàn cầu này. Theo  wiki- một nguồn thông tin khá tin cậy, hiện nay có khoảng 1.5 tỷ người nói tiếng Anh trên khắp thế giới và con số này ngày càng tăng lên. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi và là thứ ngôn ngữ Quốc tế nhưng lại không thay thế các ngôn ngữ khác, thay vào đó nó có chức năng hỗ trợ các ngôn ngữ với các yếu tố sau:
Tự học tiếng Anh là vấn đề nan giải của nhiều người
 – Hơn 250 triệu người Trung Quốc học tiếng Anh. – Trong 80 nước, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng thứ hai hay được phổ biến trong việc học. – Ở Hồng Kông, 9 trên 10 học sinh trung học đều được học tiếng Anh. – Ở Pháp, để bắt đầu vào trung học các học sinh phải có ít nhất 4 năm hoc tiếng Anh hay tiếng Đức: hầu hết 85% học sinh là chọn học tiếng Anh. – Tại Nhật Bản, các học sinh trung học được đòi hỏi là phải có 6 năm học tiếng Anh trước khi tốt nghiệp.   Tiếng Anh giao tiếp  giúp bạn rất nhiều trong công việc. Nếu bạn biết về tiếng Anh bạn có thể trau dồi và mở mang kiến thức bằng cách tham khảo các tài liệu chuyên ngành, lĩnh vực của mình bằng tiếng Anh, vì tất cả những thông tin, xu hướng mới nhất được cập nhật từng ngày, từng giờ bằng tiếng Anh. Trong khi các  tài liệu tiếng Việt thì thường bị lạc hậu và bị giảm bớt giá  trị của tài liệu gốc.  Ngày nay, đối với các công ty lớn của Nhật, Anh, Mỹ.. Hay cả các công ty Việt Nam khi bạn xin việc, thành thạo tiếng Anh như một tấm vé thông hành đưa bạn đến công việc tốt hơn với mức lương cao hơn hẳn so với những người không viết tiếng Anh. Việc học tiếng anh đạt trình độ khá trở lên thì không phải đơn giản và ai cũng làm được. Nhưng không đơn giản không có nghĩa là không làm được, chỉ cần  bạn có đủ các yếu tố sau đây thì giấc mơ sử dụng tiếng Anh thành thạo sẽ không hề xa vời chút nào.

Một số nguyên tắc học tiếng anh hiệu quả

Để bạn có thể tự học tiếng Anh nhanh và hiệu quả hơn thì việc nắm bắt và ghi nhớ một số nguyên tắc và kinh nghiệm rất quan trọng. Và dưới đây là 7 nguyên tắc của những người tự học tiếng anh thành công đã đúc rút lại.

Nguyên tắc thứ 1: Nghe trước

Nghe là nguyên tắc quan trọng nhất. Nghe, nghe, nghe. Bạn nên nghe tiếng anh 1 – 3 tiếng mỗi ngày hãy tiếp xúc với nó nhiều hơn trước khi bạn học. Điều đặc biệt là bạn nên nghe một thứ tiếng anh mà bạn có thể hiểu được có thể là từ các bài hát, hoặc các bộ phim trên HBO, Starmovie…Tránh nghe những bản tin BBC với đầy dãy những từ học thuật khó hiểu, việc nghe quá khó sẽ khiến bạn chán nản và có thể bỏ cuộc ngay tức khắc. Đây là chìa khóa đến với thành công trong học tiếng anh. Hãy học bằng tai, đừng học bằng mắt trong bước đi đầu tiên.
Xem Thêm: luyện nghe toeic 
                  học tiếng anh chuyên ngành kế toán 
                  cách học tiếng anh giao tiếp

Nguyên tắc thứ 2: Không nên học các từ riêng biệt

Học các từ riêng biệt chính là con dao giết chết nghị lực học tiếng Anh giao tiếp của bạn về lâu về dài. Vì khi học một từ, bạn sẽ chỉ biết một từ. Và khi người khác học được 10 từ thì bạn vẫn chỉ biết có 1 từ. Điều  này là nguyên nhân khiến bạn bị bỏ xa và khiến việc học của bạn không gặt hái được hiệu quả. Hãy ghi nhớ những nguyên tắc quan trọng sau: – Luôn luôn học đủ câu. Học đủ câu không những giúp bạn nhớ từ, nhớ ngữ pháp mà còn giúp bạn nhớ được ngữ cảnh sử dụng từ đó. Sẽ vông cùng hữu ích đó vì sự thực là có rất nhiều người học tiếng Anh lâu năm nhưng vẫn sử dụng từ sai ngữ cảnh. – Hãy sưu tập các nhóm từ. Học theo nhóm từ sẽ giúp bạn ghi nhớ và liên kết các từ nhanh chóng. Nó cũng giúp bạn tốt hơn trong việc học ngữ pháp. Khi học một từ, bạn sẽ học thêm từ đồng nghĩa, trái nghĩa và các từ loại khác liên quan, điều này sẽ hỗ trợ bạn trong kĩ năng viết rất nhiều. – Hãy làm một cuốn vở sưu tập nhóm từ, cả câu. Cuốn sổ nhỏ bên bạn mỗi ngày sẽ là cánh tay đắc lực hỗ trợ việc học của bạn mọi lúc mọi nơi: trên xe buýt, quán  cafe, trên lớp,… – Tiếng Anh nói và ngữ pháp của bạn sẽ tốt lên nhanh gấp 4-5 lần. Bao giờ cũng nên viết cả một câu trọn vẹn. – Khi bạn tìm thấy bất cứ một từ mới nào, hãy viết cái câu có từ đó ở trong. Khi bạn ôn bài, luôn luôn ôn cả nhóm từ, cả câu, đừng ôn từ riêng biệt. – Sưu tầm và ôn lại các nhóm từ, các câu thường xuyên. Không bao giờ chỉ viết các từ riêng biệt, bao giờ cũng viết đủ nhóm từ và câu. Luôn luôn ôn lại các nhóm từ và câu.

Nguyên tắc thứ 3: Học sâu

Bí mật của việc nói một cách dễ dàng là học từ, nhóm từ và câu một cách chuyên sâu nhất. Để hiểu một định nghĩa, khái niệm là không đủ. Để nhớ cho các bài kiểm tra cũng là không đủ. Bạn phải đưa các từ ấy vào sâu trong trí não của bạn. Để nói tiếng Anh một cách dễ dàng, bạn phải ôn đi ôn lại các bài học rất nhiều lần.
Học chuyên sâu thế nào? Rất dễ – chỉ cần nhắc lại ôn lại các bài học hay nghe thành nhiều lần. Ví dụ, nếu bạn có những cuốn sách nghe (Đĩa chuyện), hãy lắng nghe chương một 30 lần trước khi nghe Chương hai. Bạn có thể nghe chương Một 3 lần mỗi ngày, trong vòng 10 ngày. Hãy tìm hiểu cặn kẽ về một câu, một từ hay một cấu trúc ngữ pháp. Thay vì chỉ học thuộc lòng nó, hãy học nó với nhiều dạng khác nhau, sử dụng nhiều ví dụ liên quan với mình nhất để ghi nhớ nó một cách sâu sắc nhất. Học ngữ pháp một cách chuyên sâu. Thế ngữ pháp thì sao? Bạn học chuyên sâu thế nào mà không cần học các nguyên tắc ngữ pháp? Tôi sẽ nói với bạn cách học ngữ pháp một cách tự nhiên. Hãy sử dụng phương pháp sau và ngữ pháp sẽ tiến bộ một cách tự động. Bạn sử dụng các cách sử dụng các thì động từ một cách tự động. Bạn không phải nghĩ. Bạn không phải thử.

Nguyên tắc thứ 4: Không học  thuộc lòng ngữ pháp

Hãy dừng ngay lại việc học ngữ pháp một cách thuộc lòng đi. Các nguyên tắc ngữ pháp dạy bạn phải luôn nghĩ về cấu trúc tiếng anh một các cứng nhắc, nhưng bạn đang muốn nói tiếng anh một cách tự nhiên không phải nghĩ. Bạn có thể học tiếng anh mà không cần học ngữ pháp quá chuyên sâu.Chỉ cần nắm được những cấu trúc cơ bản và áp dụng nó thật nhiều, tiếng Anh nói của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Bạn sẽ thành công. Hãy nói tiếng anh một cách tự nhiên nhất.

Nguyên tắc thứ 5: Hãy sử dụng các câu chuyện ngắn

Chúng tôi gọi các câu chuyện này là “Các câu chuyện ngắn với thì khác nhau”. Đây là cách hiệu quả nhất để học và sử dụng ngữ pháp tiếng anh một cách tự động. Bạn phải học ngữ pháp bằng cách nghe tiếng anh thực thụ. Cách tốt nhất là nghe các câu chuyện được kể qua “thì” thời gian khác nhau: Quá khứ, hiện tại hoàn thành, hiện Tại, tương lai…   Bạn làm thế nào? Đơn giản! Tìm một câu chuyện hay một mẩu báo với thì hiện tại. Sau đó nhờ một giáo viên/gia sư Người bản ngữ viết lại với thì quá khứ, hiện tại hoàn thành, và tương lai. Sau đó, hãy nhờ họ đọc và ghi lại các câu chuyện đó cho bạn.   Sau đó bạn có thể nghe các câu chuyện này với nhiều kiểu ngữ pháp. Bạn không cần phải biết các nguyên tắc ngữ pháp. Chỉ cần nghe các câu chuyện từ các quan điểm khác nhau và ngữ pháp của bạn sẽ tự động tốt lên. Bạn sẽ sử dụng ngữ pháp đúng một cách tự nhiên và tự động. Đấy là bí mật để học ngữ pháp tiếng anh.
cách tự học tiếng anh hiệu quả 4
Nghe các câu chuyện ngắn bằng tiếng Anh cũng là cách tự học tiếng Anh hiệu quả
  Tôi muốn bạn suy nghĩ về một điều này: Tại sao bạn học tiếng Anh 4 năm rồi hay nhiều hơn thế mà bạn vẫn thấy khó khăn để hiểu người bản ngữ? Không có vấn đề gì sai với bạn cả. Vấn đề nằm ở  nơi bạn học và giáo trình mà bạn học. Sách giáo khoa tiếng anh và các đĩa CD đi kèm sẽ dạy bạn tiếng Anh theo một quy trình  dài, nó chỉ thực sự phù hợp với những đứa trẻ, cần học bài bản ngay từ khi còn nhỏ. Còn đối với học tiếng Anh giao tiếp, sách giáo khoa chỉ cản trở bạn tiến xa mà thôi. Vì sách giáo khoa truyền đạt cho bạn một lối học tiếng Anh thụ động, bạn sẽ không cảm thấy thoải mái khi tiếp thu nó. Và tất nhiên, học thụ động không phải là phương pháp khả thi trong tiếng Anh giao tiếp. Bạn học tiếng Anh của sách giáo khoa. Làm sao để hiểu người bản ngữ? Bạn phải học cái thứ tiếng anh hội thoại tự nhiên. Để học thứ tiếng anh thực thụ, bạn phải lắng nghe các cuộc hội thoại thực thụ bằng tiếng anh, không phải nghe các diễn viên đọc trong băng đĩa. Bạn phải lắng nghe người bản ngữ nói thứ tiếng anh   Bạn học tiếng Anh tự nhiên như thế nào? Rất dễ dàng. Hãy ngừng ngay lại việc sử dụng Sách giáo khoa. Thay vào đó, hãy lắng nghe các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh, phim ảnh, các chương trình TV, sách chuyện, câu chuyện qua đĩa nghe, các chương trình radio bằng tiếng Anh. Sử dụng ngôn ngữ hội thoại thực thụ.

Nguyên tắc thứ 6: Chỉ sử dụng tiếng Anh hội thoại và tài liệu thực thụ

Bạn có thể học tiếng anh hội thoại tự nhiên nếu bạn muốn hiểu người bản ngữ và nói một cách dễ dàng. Việc sử dụng nguồn tài liệu chính thống là yếu tố quan trọng nhất. Trên thị trường hiện này có hàng nghìn nguồn học tiếng Anh mọc lên như nấm nhưng lại không thực sử d đảm bảo chất lượng. Hãy sử dụng hội thoại thật, báo, tạp chí thật, chương trình TV, phim, radio và các sách nghe. Hãy tìm các nguồn hội thoại tiếng anh thực thụ. Đọc và nghe hàng ngày.

Nguyên tắc thứ 7: Nghe và trả lời, không phải nghe và nhắc lại

Hãy sử dụng các bài học có câu chuyện nghe và trả lời. Trong các bài học có các câu chuyện ngắn, người kể kể một câu chuyện đơn giản. Người đó cũng sẽ hỏi các câu hỏi đơn giản. Mỗi khi bạn nghe tiếng anh các câu hỏi, bạn dừng lại và trả lời. Bạn sẽ học cách trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng. tiếng anh của bạn sẽ trở nên tự động. Bạn sử dụng các câu chuyện nghe và trả lời thế nào? Rất dễ! Hãy tìm một người giáo viên/gia sư bản ngữ. Yêu cầu họ sử dụng phương pháp này: Yêu cầu họ kể câi chuyện, và hỏi các câu hỏi về câu chuyện này. Điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ nhanh bằng tiếng anh!. Nếu bạn không có giáo viên/gia sư bản ngữ, hãy sử dụng bạn của bạn, bố mẹ bạn…

Bí quyết học tiếng Anh trong 6 tháng của tôi: Thuộc 1.000 cụm từ

Hầu hết những người xung quanh tôi đều có một thắc mắc giống nhau, rằng tôi đã học như thế nào để nói tiếng Anh lưu loát trong nửa năm đó.

Hồi còn là sinh viên, khi tôi đọc báo thấy nói về cơ hội của những kỹ sư hội nhập, hay còn gọi là "kỹ sư Asian" thì tôi mới bắt đầu xác định tiếng Anh sẽ là một phần không thể thiếu cho những cơ hội sắp sửa được mở ra.
Vốn là một người khá nôn nóng trước các cơ hội, do đó tôi đã đặt ra mục tiêu 6 tháng phải giao tiếp tiếng Anh lưu loát. Tuy nhiên thời điểm ấy, tôi không đủ tiền để tham dự những lớp học Anh văn chất lượng cao, ngoại trừ việc có một thầy giáo đồng ý cho tôi theo học miễn phí. Dù điều kiện học tập còn chật vật nhưng khát khao giao tiếp tốt bằng ngoại ngữ đã thôi thúc tôi học ngày học đêm.
tienganh1-b3a67-4522-1420597161.jpg
Học thuộc 1.000 cụm từ tiếng Anh thông dụng và các câu ví dụ sử dụng những cụm từ đó là cách tôi tiếp cận với môn tiếng Anh.
Hầu hết những người xung quanh tôi đều có một thắc mắc giống nhau, rằng tôi đã học như thế nào trong 6 tháng đó.
Và đây chính là những chia sẻ chân tình nhất của tôi. Sáu tháng đó, tôi chỉ học một điều duy nhất là: học thuộc 1.000 cụm từ tiếng Anh thông dụng và các câu ví dụ sử dụng những cụm từ đó. Những cụm từ này có thể tìm thấy dễ dàng trên mạng.
Tôi đã đọc ở đâu đó trên mạng câu nói: "Chỉ cần nắm được 1.000 cấu trúc từng tiếng Anh" bạn sẽ giao tiếp tiếng Anh lưu loát. Sau này tôi đã viết lại các bài hướng dẫn ghi lại quá trình này. Tôi không mất nhiều thời gian theo đuổi phương pháp này, hay phương pháp kia vì tôi biết, tôi sẽ không giao tiếp hay phản xạ được nếu trong đầu tôi "trống rỗng". Tôi phải nạp vào trước.
Sau khi nghiên cứu cách phát âm đúng bằng cách học theo các âm đọc trên Youtube, hoặc bắt chước giọng đọc mô tả trên kênh Discovery. Tôi cứ thế mà luyện tập trong suốt 6 tháng. Tôi ghi âm lại và nhờ tất cả những người nước ngoài trên các diễn đàn để có thể sửa giọng cho tôi.

                   phương pháp học tiếng anh hiệu quả )

Tôi hoàn toàn không học ngữ pháp, học nghe, học nói, học viết... Tôi học thuộc lòng, cứ tập lặp đi lặp lại các cụm từ và câu ví dụ, sau đó ghi âm lại các câu nói và gửi đi để sửa là việc làm duy nhất của tôi lúc đấy.
Đến khi tốt nghiệp đại học, cũng là lúc tôi đã xây dựng được 4 lớp học tiếng Anh giao tiếp học song song các buổi tối trong tuần. Phụ việc cho tôi còn có cả hao giáo viên khác đến từ Philippines. Như vậy, từ thông tin về một cơ hội mới trong lĩnh vực kỹ thuật và những yêu cầu hội nhập, tôi đã trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh thay vì một kỹ sư.  Tôi đã bước đi quá xa so với những yêu cầu cơ bản của một kỹ sư cần phải có.
Khi viết bài này tôi cũng e ngại rất nhiều về những tác động không tốt đến các bạn - những ai đang theo đuổi một cách học chính quy nào đó. Thậm chí là sinh viên đang theo học tại lớp học của tôi, nơi mà tôi cũng có dựa theo các chương trình học hiện đại với sự cộng tác với những thầy cô nước ngoài khác.
Tôi không thể mở ra một chương trình học mà chỉ mỗi việc học 1.000 cụm từ và các câu ví dụ. Sẽ không có một học sinh nào hoàn toàn tin tưởng những điều như vậy và sẽ không có một thầy cô giáo nào chịu dạy theo giáo trình đó nếu tôi viết ra.
Tôi chấp nhận thời gian để một học sinh có thể giỏi tiếng Anh sẽ dài hơn những gì tôi đã từng trải qua sau khi áp dụng các giáo trình hiện đại hơn. Nhưng bù lại, mọi người sẽ an tâm hơn với một giáo trình với đầy đủ các bài học về "nghe -  nói - đọc - viết". Tôi viết bài này vì các bạn - những người đang theo đuổi sự đơn giản.
Mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp, nhưng tôi vẫn có một chút trăn trở mỗi khi giúp một người bạn học tiếng Anh vào khoảng thời gian ngắn trong ngày, 30 phút buổi trưa, hoặc tuổi tối sau các giờ dạy chính quy. Vì quỹ thời gian của những "học trò đặc biệt" này không cho phép phải học theo bài vở và các kỹ năng tiếng Anh như những gì tôi dạy trong lớp.
Tôi chỉ dạy một kiểu bài học duy nhất là: học cách đọc cụm từ, học cách ghi nhớ và nói một câu, sau đó học cách nói một đoạn, một chủ đề. Tôi yêu cầu họ phải học thuộc trước khi tôi chỉ cách diễn đạt các ý như thế nào cho hay. Tôi tiếp tục chứng kiến những kết quả tốt đẹp từ những người học trò đặc biệt này chỉ trong một thời gian ngắn, thậm chí ngắn hơn so với thời gian 6 tháng mà tôi từng bỏ ra.
Như vậy, vừa rồi tôi đã chia sẻ không một chút dấu nghề về kinh nghiệm thành công của bản thân mình. Tôi luôn luôn muốn mọi thứ đơn giản, ngay cả việc học và dạy tiếng Anh. Vì thế bài viết này tôi gửi đến bạn đọc như một món quà nhân những ngày đầu năm mới. Hy vọng các bạn sẽ có những bắt đầu tốt vào đầu năm 2015 trong việc học, việc làm và mọi điều khác trong cuộc sống.

4 bí kíp học tiếng anh hiệu quả mà đơn giản đến không thể tin nổi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc chúng ta dậm chân tại chỗ trong quá trình học nói Tiếng Anh, nhưng thủ phạm hàng đầu chính là suy nghĩ tiêu cực, thái độ trốn tránh: Tôi không giỏi ngoại ngữ, tôi rất ngại nói Tiếng Anh, tôi không có thời gian, tôi già rồi, muốn học giỏi Tiếng Anh phải sang nước ngoài sống…
Trước khi bắt đầu đọc tiếp, hãy tự nói với mình rằng :
"Vâng mình sẽ làm được, mình sẽ giỏi tiếng Anh " !


Nếu bạn vẫn đang cảm thấy chán nản với tiếng Anh khi học chưa hiệu quả. Hãy tạm gác lại những tài liệu download trên mạng hay phương học trước đây. Không cần quá vất vả nữa, làm theo 4 "chỉ điểm" dưới đây của mình, sẽ giúp bạn học tiếng Anh nhanh và cảm thấy thú vị hơn bao giờ hết. Sẵn sàng nhé ^

Xem thêm: học tiếng anh giao tiếp hiệu quả 
                  phương pháp học tiếng anh giao tiếp 
                  tiếng anh chuyên ngành

1. Đừng học ngữ pháp quá nhiều

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất. Nếu bạn muốn thi điểm cao, hãy học ngữ pháp, còn nếu bạn muốn nói được tiếng Anh thành thạo, hãy cố gắng để học tiếng Anh mà không học nhiều ngữ pháp!
Học nhiều ngữ pháp sẽ làm chậm quá trình giao tiếp của bạn. Khi nói bạn sẽ nghĩ về các nguyên tắc ngữ pháp để tạo thành câu thay vì nói một cách tự nhiên như người bản ngữ. Nên nhớ rằng rất ít người nói tiếng Anh biết quá 20% các nguyên tắc ngữ pháp. Thực tế là nhiều học sinh Việt Nam biết nhiều ngữ pháp hơn cả người bản ngữ nhưng lại không nói được một câu tiếng Anh trôi chảy!
Ví dụ, khi bạn học nói Tiếng Anh qua phim ảnh, hay học nói qua việc giao tiếp với người bản xứ, bạn đừng chăm chăm ghi chép hay định hình mẫu câu họ nói. Hãy chỉ cố nắm bắt ý, và nếu có thể, hãy diễn đạt lại ý của họ theo cách hiểu của mình (nếu có thời gian tự luyện tập). Người bản xứ, thực sự, khi giao tiếp, họ cũng không dùng quá nhiều mẫu câu phức tạp như gián tiếp, bị động, giả thiết nếu thì… đâu, họ thường chỉ dùng vài thì nhất định: hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, tương lai gần, tương lai đơn… Bạn có để ý không? Khi nghe họ nói, nhiều khi chúng ta chỉ nắm bắt “key word” và ngược lại, người nước ngoài cũng vậy, họ sẽ nắm bắt “key word” trong câu bạn nói để giao tiếp, chứ không quá chú trọng bạn đặt câu “văn hoa”, “bay bổng” thế nào?
Có một nghiên cưu đã chỉ ra rằng, học tiếng Anh ghi nhớ bằng hình ảnh sẽ giúp ghi nhớ tốt hơn tới 400%. Nếu bạn từng thấy giáo trình của Aten, bạn sẽ thấy chúng được vẽ và sắp xếp hoàn toàn bằng hình ảnh, vô cùng sinh động và dễ nhớ.

Để nói được Tiếng Anh, hay đơn giản là diễn đạt được ý muốn của mình, bạn có thể linh hoạt các cách nói. Đầu tiên, tất nhiên sẽ chỉ nói rất đơn giản, chưa hay, nhưng khi bạn thấy mình nói được, người nghe hiểu được, thì lúc đó, bạn sẽ thấy có động lực hơn nhiều, và thấy Tiếng Anh không đáng sợ như bạn từng nghĩ. Đầu tiên cứ như vậy đã, sau đó, bạn có thể học được nhiều cách nói ý nhị hơn, hài hước và tự nhiên hơn.
Mình lấy ví dụ đơn giản, như khi bạn muốn diễn đạt ý “Bạn có thấy khó chịu về giao thông ở Việt Nam không?”. Trong lúc nói, bạn không nghĩ ngay ra từ “khó chịu” như bạn nghĩ trong đầu, vậy thì chúng ta có thể linh hoạt thay bằng các cách diễn đạt khác, đơn giản hơn, nhưng vẫn có ý như vậy. “Do you like the traffic in Vietnam?”, “Are you used to moving in the street in Vietnam?” hay thậm chí là “How do you feel about the traffic in Vietnam?”… Dù các cách diễn đạt khác nhau, câu trả lời bạn nhận được vẫn sẽ đúng ý mà bạn cần nghe. Nếu không thích, hay khó chịu, họ sẽ phàn nàn. Nếu thích, họ sẽ tươi cười khen. Mình từng gặp một vài người bạn nước ngoài, họ nói “tắc đường” như đặc sản của  Việt Nam vậy, và ở Việt Nam có nhiều cây xanh, nên đợi tắc đường cũng rất vui, có thời gian để ngắm nhìn mọi người xung quanh. Cuộc sống như ngừng lại vài giây vậy.
Ở đây, mình đang chủ yếu đang hướng tới Tiếng Anh giao tiếp đời sống hằng ngày bạn nhé, miễn là bạn phát âm chuẩn để người nghe hiểu, còn ngữ pháp không thực sự quan trọng, vì đối phương thường sẽ dựa vào hoàn cảnh (context) để hiểu. Còn trong một số bài thi nói, ví dụ như Ielts chẳng hạn, các giám khảo sẽ đánh giá rất kĩ ngữ pháp từng câu. Để đạt điểm cao các kì thi nói như vậy, bạn nên đảm bảo mình dùng đúng ngữ pháp trước khi cố gắng sử dụng những mẫu câu đa dạng.

2. Học cụm từ

Đa số các bạn hay cố nhớ các từ vựng riêng lẻ, sau đấy dùng quy tắc ngữ pháp để nối từ đặt câu, nhưng có vẻ rất khó khăn bạn để đặt một câu chính xác mà không toát mồ hôi! Thật ngạc nhiên là nhiều bạn biết rất nhiều từ vựng nhưng lại không thể nói một câu tiếng Anh. Lý do có lẽ là các bạn không bao giờ học cụm từ. Khi trẻ em học ngôn ngữ, chúng học cả từ và cụm từ. Tương tự, bạn cần học cả cụm từ. (Ví dụ: I used to.. tôi thường làm gì đó trong quá khứ.: I used to play soccer when I was in high school, I used to swim in the river near my house, ect)
Không chỉ học cụm, mà như bạn thấy, Tiếng anh có cực, cực nhiều câu và ngữ cố định, như kiểu chỉ cần trong trường hợp phù hợp, là họ dùng luôn câu đó. Cũng như trong Tiếng Việt mình, hay có câu “Đùa à?”, tiếng Anh có “Are you kidding me?”… Đó là ví dụ tiêu biểu cho việc học cả câu, cụm, mà nhiều bạn vẫn áp dụng khá thành công.
Yeah, còn bây giờ bạn hãy thử xem đoạn video dễ thương này, xem mình nhớ và hiểu được bao nhiêu cụm từ nhé:

Khi diễn đạt sự ngạc nhiên, không tin nổi, người nước ngoài có một vài ngữ cố định rất hay dùng: “Unbelieveable”, “Awesome” ,”Amazing”… (các tính từ cảm thán) hay “Shut up”, “ Are you kidding?”, “Impossible”, “Get out of here”… Bạn có thể học sẵn vài cách, để khi tới lúc nghe được thông tin kinh ngạc, có thể ố á “rất Tây” và tự nhiên như người bản xứ. J Cách này áp dụng cả cho các trường hợp khác: câu chào hỏi, câu khen, câu phàn nàn, … Học được các câu, cụm từ, ngữ cố đinh sẵn trong càng nhiều trường hợp càng tốt, bạn sẽ phản ứng tự nhiên hơn, và có thời gian “câu kéo” để nghĩ ý muốn nói tiếp theo.

Nhân tiện, không chỉ riêng người học tiếng, mà tới cả người bản xứ, cũng có lúc bối rối, không biết diễn đạt ý như thế nào, bạn có thể học một vài cụm từ “câu giờ” để tránh cuộc giao tiếp rơi vào im lặng. Ví dụ như: “well” , “you know”, “what can i say?”, “um,” “i don’t know how to say?”…

3. Tự tạo môi trường tiếng Anh
 Việc bạn nói được một ngoại ngữ không liên quan gì đến việc bạn có thông minh hay không. Bất cứ ai cũng có thể học nói bất cứ ngôn ngữ nào, giống như việc chúng ta đều có thể nói được tiếng Việt thành thạo. Dù bạn thông minh hay không, dù bạn giỏi hay không, bạn vẫn có thể nói ít nhất một ngôn ngữ.
Tuy nhiên, điều này chỉ có thể khi bạn ở trong một môi trường mà nhiều người cùng nói một ngôn ngữ và bạn được nghe ngôn ngữ đó quá nhiều đến mức việc bắt chước và nói được hoàn toàn tự nhiên và dễ dàng, chẳng hạn như việc bạn nghe thấy mọi người nói tiếng Việt và bạn bắt đầu tập nói tiếng Việt. Đơn giản? Việc học tiếng Anh cũng vậy, chỉ cần có một môi trường mọi người nói tiếng Anh và bạn tập nói tiếng Anh thì chẳng mấy bạn sẽ nói được tiếng Anh thành thạo.

Nếu không có điều kiện ra nước ngoài hay đến một cơ sở dạy tiếng Anh, bạn có thể tự tạo môi trường cho mình bằng cách nghe và đọc qua Internet,  truyên hình, radio, hay bất cứ phương tiện nào sử dụng  tiếng Anh. Bạn có thể tranh thủ lúc rảnh rỗi, lúc tập thể dục, lúc lái xe.. để nghe hoặc đọc tiếng Anh. Nghe liên tục, đọc liên tục sẽ giúp bạn tiến bộ rất nhanh

4. Lựa chọn đúng tài liệu

Bạn thường hay nghe “practice makes perfect”. Điêu này chưa hẳn đúng. Luyện tập làm cho bạn quen với điều bạn luyện tập, và sẽ rất nguy hiểm nếu bạn luyện tập sai. Giống như việc phát âm sai sẽ rất khó sửa, các kỹ năng còn lại cũng vậy và việc bạn luyện tập theo nguồn tài liệu chính xác rất quan trọng.
Tôi thường thấy nhiều học sinh học tiếng Anh bằng cách nghe tin tức. Điều này tốt, tuy nhiên ngôn ngữ trong tin tức thì trang trọng và nội dung thì mang tính chính trị nhiều hơn ngôn ngữ dùng trong cuộc sống hàng ngày.  Những bài học qua tin tức này khá nâng cao và nên được học sau khi bạn đã thành thạo những thứ cơ bản.
Học ngôn ngữ với một người bạn không phải là người bản ngữ sẽ có cả lợi và hại. Bạn sẽ có người để cùng thực hành và giúp nhau sửa lỗi sai. Nhưng bạn cũng rất có thể bắt chước lỗi sai của bạn mình. Nếu thực hành cùng một người Việt bạn cũng nên chọn bạn học cho phù hợp.
Để tập nói được tiếng Anh bạn không nên chọn tài liệu khó để nghe mà nên nghe từ dễ đến khó, nghe đi nghe lại để hiểu được khoảng 90% và có thể bắt chước theo. Bạn cũng nên chọn lọc tài liệu nghe, nên đa dạng và làm cho bạn thấy hứng thú (nghe nhạc, thơ nước ngoài cũng là ý kiến hay). Đừng ép mình nghe những thứ gây buồn ngủ, những thứ bạn không quan tâm, không thực sự muốn nghe.
Một số đài mà theo mình là chuẩn, mức độ khó ở cấp trung bình tới nâng cao là: VOA, BBC (Anh- Anh), CNN (Anh- Mỹ), .. Đây là các đài chính thống, tất nhiên giọng chuẩn, nhưng hơi khó để theo kịp nếu bạn là người mới bắt đầu. Bạn có thể bắt đầu từ những trang đơn giản hơn, hoặc học nói từ đoạn ngắn trong các webs kể trên, nghe 1-2 câu, pause rồi nói lại theo nguyên bản, sau đó diễn đạt bằng ý mình hiểu. Một câu họ nói, mình có thể diễn đạt lại bằng 2-3 câu không sao, dần dần học cách rút ngắn lại, tới lúc càng súc tích mà vẫn không mất ý càng tốt. Hơi khó khăn nhưng không phải là không thể, vì bạn đang tự luyện tập, và không ai chê cười người đang cố gắng cả.
Vậy, trên đây là 4 bí kíp, mình đưa ra giúp bạn đạt được mục tiêu nói tiếng Anh thành thạo. Hy vọng bạn có thể áp dụng và sớm giao tiếp được bằng ngôn ngữ quốc tế này. Hãy áp dụng đều đặn nhé, bạn sẽ phải thốt lên với kết quả

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Dấu hiệu nhận biết loại từ trong câu tiếng Anh

CÁCH NHẬN BIẾT TỪ LOẠI DỰA VÀO VỊ TRÍ CỦA TỪ
I. Danh từ (nouns):
Danh thường được đặt ở những vị trí sau
1. Chủ ngữ của câu (thường đứng đầu câu,sau trạng ngữ chỉ thời gian)
Ex: Maths is the subject I like best.
Yesterday Lan went home at midnight.
2. Sau tính từ: my, your, our, their, his, her, its, good, beautiful….
Ex: She is a good teacher.
His father works in hospital.
3. Làm tân ngữ, sau động từ
Ex: I like English.
We are students.
4. Sau “enough”
Ex: He didn’t have enough money to buy that car.
5. Sau các mạo từ a, an, the hoặc các từ this, that, these, those, each, every, both, no, some, any, few, a few, little, a little,…..(Lưu ý cấu trúc a/an/the + adj + noun)
Ex: This book is an interesting book.
6. Sau giới từ: in, on, of, with, under, about, at……
Ex: Thanh is good at literature.
II. Tính từ (adjectives)
Tính từ thường đứng ở các vị trí sau
1. Trước danh từ: Adj + N
Ex: My Tam is a famous singer.
2. Sau động từ liên kết: tobe/seem/appear/feel/taste/look/keep/get + adj
Ex: She is beautiful
Tom seems tired now.
Chú ý: cấu trúc keep/make + O + adj
Ex: He makes me happy
3. Sau “ too”: S + tobe/seem/look….+ too +adj…
Ex: He is too short to play basketball.
4. Trước “enough”: S + tobe + adj + enough…
Ex: She is tall enough to play volleyball.
5. Trong cấu trúc so…that: tobe/seem/look/feel…..+ so + adj + that
Ex: The weather was so bad that we decided to stay at home
6. Tính từ còn được dùng dưới các dạng so sánh (lưu ý tính từ dài hay đứng sau more, the most, less, as….as)
Ex: Meat is more expensive than fish.
Huyen is the most intelligent student in my class
7. Tính từ trong câu cảm thán: How +adj + S + V
What + (a/an) + adj + N
III. Trạng từ (adverbs)
Trạng từ thường đứng ở các vị trí sau
1. Trước động từ thường (nhất là các trạng từ chỉ tàn suất: often, always, usually, seldom….)
Ex: They often get up at 6am.
2. Giữa trợ động từ và động từ thường
Ex: I have recently finished my homework.
3. Sau động từ tobe/seem/look…và trước tính từ: tobe/feel/look… + adv + adj
Ex: She is very nice.
4. Sau “too”: V(thường) + too + adv
Ex: The teacher speaks too quickly.
5. Trước “enough” : V(thường) + adv + enough
Ex: The teacher speaks slowly enough for us to understand.
6. Trong cấu trúc so….that: V(thường) + so + adv + that
Ex: Jack drove so fast that he caused an accident.
7. Đứng cuối câu
Ex: The doctor told me to breathe in slowly.
8. Trạng từ cũng thường đứng một mình ở đầu câu,hoặc giữa câu và cách các thành phần khác của câu bằng dấu phẩy(,)
Ex: Last summer I came back my home country
My parents had gone to bed when I got home.
It’s raining hard. Tom, however, goes to school.
IV. Động từ (verbs)
Vị trí của động từ trong câu rất dễ nhận biết vì nó thường đứng sau chủ ngữ (Nhớ cẩn thận với câu có nhiều mệnh đề).
Ex: My family has five people.
I believe her because she always tells the truth.
Chú ý: Khi dùng động từ nhớ lưu ý thì của nó để chia cho đúng.
CÁCH NHẬN BIẾT TỪ LOẠI DỰA VÀO CẤU TẠO TỪ
I. Danh từ (nouns)
danh từ thường kết thúc bằng: -tion/-ation, -ment, -er, -or, -ant, -ing, -age, -ship, -ism, -ity, -ness
Ex: distribution, information, development, teacher, actor, accountant, teaching, studying, teenage, friendship, relationship, shoolarship, socialism, ability, sadness, happiness…
II. Tính từ (adjective)
Tính từ thường kết thúc bằng: -ful, -less, -ly, -al, -ble, -ive, -ous, -ish, -y, -like, -ic, -ed, -ing
Ex: helful, beautiful, useful, homeless, childless, friendly, yearly, daily, national, international, acceptable, impossible, active, passive, attractive, famous, serious, dangerous, childish, selfish, foolish, rainy, cloudy, snowy, sandy, foggy, healthy, sympathy, childlike, specific, scientific, interested, bored, tired, interesting, boring
III. Trạng từ (adverbs)
-Trạng từ thường được thành lập bằng cách thêm đuôi “ly” vào tính từ
Ex: beautifully, usefully, carefully, bly, badly
– Những từ vừa là adjective vừa là adverb:
Ex: wrong, long, late, last, kindly, hard, free, fast, daily, best, all day, early, well.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cách sử dụng thú vị của từ MAKE trong tiếng Anh

1. Nếu bạn thi trượt, bạn bè của bạn an ủi " Make light of it", thì "make a light of it" ở đây nghĩa là gì?
Make light of = treat as unimportant (xem như là không quan trọng). Ngược với nó là Make much of=treat as very important.
2. Don’t make fun of somebody (make fun of= chế nhạo) - đừng có mà lôi ai đó ra làm trò cười!
3. Make sense (hợp lý, có thể hiểu được):
It doesn’t make any sense - Chẳng hợp lý gì cả, chẳng hiểu gì cả.
4. Make up someone’s mind là quyết định.
Make up trong các trường hợp khác còn có các nghĩa khác nữa:
Make up a story: Dựng nên một câu chuyện
She’s making up for a big show: Cô ấy đang trang điểm cho một buổi biểu diễn lớn.
Let me make it up to you: Để tôi đền cho bạn nhé.
You should make up with her: Hãy làm lành với cô ấy đi.
5. Nếu tra từ điển thì Make có rất nhiều nghĩa tương ứng với các cách dùng khác nhau nhưng có một số cách dùng hay và thường gặp trong thực tế, ví dụ như make believe ≈ pretend đã gặp trong bài hát nổi tiếng Thank you for loving me:
“If I tried, you'd make believe - Nếu như anh thử (nói dối), em sẽ vờ như
That you believed my lies - Rằng em tin những lời nói dối của anh”
6. Vậy make my peace with có nghĩa là gì? Make someone’s peace with có nghĩa là cam chịu với cái gì đó.
7.  Make someone’s day.
Thank you very much for your gift. It really made my day!
Rất cám ơn bạn về món quà. Nó làm tôi thực sự hạnh phúc!
8. Make ends meet (= make both ends meet) có nghĩa là xoay sở đủ sống, tức là những gì bạn làm ra thì đủ trang trải cho cuộc sống của bạn mà không thiếu thốn hay phải mắc nợ.
9. - The appointment was at 6 p.m but she couldn’t make it there in time because of the traffic jam.
- After 10 years of striving, finally he made it as the most successful talent agent in town.
Make it trong 2 trường hợp này có nghĩa là thành công hay đạt được một cái gì hay một việc gì đó.
Trường hợp 1, cô ấy đã không thành công trong việc đến điểm hẹn: Có hẹn lúc 6 giờ tối nhưng cô ấy đã không thể đến đó kịp giờ vì kẹt xe quá.
Trường hợp 2, anh ấy đã thành công trong việc phấn đấu lập nghiệp của mình: Sau 10 năm nỗ lực phấn đấu, cuối cùng anh ấy đã trở thành người đại diện cho các nghệ sĩ thành công nhất trong thành phố.
10. Các bạn hãy cố gắng make the most of (tận dụng hết, sử dụng tối đa) what you’ve learnt today và cùng chia sẻ những cách sử dụng hay của các động từ ghép, các thành ngữ với make nhé!
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Bỏ túi ngay những mẹo thi TOEIC đạt điểm cao

Cấu trúc bài thi TOEIC bao gồm Listening và Reading, được chia thành 7 phần: Nghe qua hình ảnh, Hỏi đáp, Hội thoại ngắn, Đoạn thông tin ngắn (Listening); Hoàn thành câu, Hoàn thành đoạn văn, Đoạn đơn - Đoạn kép (Reading). Thời gian làm bài cho phần thi nghe là 45 phút/100 câu và phần thi đọc hiểu là 75 phút/100 câu.
website tự học toeic 

Part 1. Mô tả hình ảnh (10 câu)

Với mỗi câu trong phần thi mô tả hình ảnh, bạn sẽ nghe 4 câu mô tả về một tấm ảnh mà đề thi giới thiệu. Khi nghe các câu này, bạn phải chọn câu mô tả đúng nhất những gì bạn thấy trong ảnh. Các câu này không được in trong đề thi và chỉ đọc một lần.
Ví dụ:
(A): They’re looking out of the window
(B): They’re having a meeting
(C): They’re eating in a restaurant
(D): They’re moving the furniture
Phương án (B) - They’re having a meeting mô tả đúng nhất nội dung bức tranh, vì vậy chọn phương án (B)

Mẹo làm bài:
- Xem ảnh trước khi nghe mô tả. Tự đặt các câu hỏi “Ai?”, “Cái gì?”, “Ở đâu?”.
- Tập trung nghe hiểu nghĩa của cả câu.
- Trả lời câu hỏi càng nhanh càng tốt. Nêu không biết cách trả lời, bạn nên đoán câu trả lời rồi chuyển sang xem trước ảnh kế tiếp.

 

Mẹo thi nghe toeic đạt điểm cao

Nhớ xem ảnh trước khi nghe mô tả nhé



Part 2. Hỏi đáp (30 câu)

Bạn sẽ nghe một câu hỏi hay câu nói và có 3 lựa chọn trả lời đọc bằng tiếng Anh. Tất cả chỉ được đọc một lần và không được in trong đề thi. Bạn hãy chọn câu trả lời thích hợp nhật cho câu hỏi hay câu nói và đánh dấu vào chữ (A), (B) hay (C) trong tờ trả lời.
Ví dụ;
Good morning, John. How are you?
(A): I’m fine, thank you.
(B): I’m in the living room.
(C): My name is John
Câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi “How are you?” là lựa chon (A): “I’m fine thank you”.
Vì vậy bạn nên chọn câu (A)

Mẹo làm bài:
- Chữ đầu tiên trong câu hỏi sẽ giúp bạn biết đó là câu hỏi dạng gì.
What, where, who, why, how – hỏi thông tin.
Do,does, did, are, is, will, can – câu trả lời thường có dạng yes/no.
- Câu hỏi có “or” yêu cầu có sự lựa chọn thì không bao giờ là yes/no.
“Did you stay at home or go out last night?” -> “I went to a movie.”
- Thỉnh thoảng bạn nghe một câu nói, không phải là câu hỏi nhưng vẫn cần một câu trả lời.
“Thanks for dinner.” -. “You’re welcome.”

 

Mẹo thi nghe toeic đạt điểm cao

Chú ý chữ đầu tiên trong câu hỏi để xác định câu hỏi dạng gì



Part 3. Đối thoại ngắn (30 câu)

Đây là đoạn đối thoại giữa 2 người, bán ẽ nghe và trả lời 3 câu hỏi về nội dung đối thoại. Bạn sẽ đánh dấu vào câu trả lời thích hợp nhất trong số 4 lựa chọn (A) (B) (C) hay (D) trên tờ trả lời. Các đoạn đối thoại chỉ được nghe một lần và không được in trong đề thi.

Mẹo làm bài: 
- Xem trước các câu hỏi và cố gắng nhớ nó trước khi nghe bài đối thoại như vậy bạn sẽ biết thông tin cần nghe là gì.
- Trong khi nghe đối thoại, cố gắng hình dung xem người nói đang ở đâu.
- Hãy đọc mọi lựa chọn trước khi đánh dấu.


Mẹo thi nghe toeic đạt điểm cao

Mỗi phần nhỏ trong bài thi nghe đều có những mẹo mà bạn cần lưu ý



Part 4. Bài nói ngắn (30 câu)

Bạn sẽ nghe các bài nói ngắn do một người nói và trả lời 3 câu hỏi liên quan đến nội dung mỗi bài nói. Bạn sẽ chọn câu trả lời đúng nhất trong số 4 lựa chọn (A) (B) (C) hay (D) trên tờ trả lời. Tương tự các phần thi trên, các bài nói ngắn chỉ được nghe một lần và không được in trong đề.

Mẹo làm bài:
- Lắng nghe kỹ phần giới thiệu trước mỗi bài nói, từ đây bạn sẽ nắm được số lượng câu hỏi cũng như hình thức thông tin mà bạn sẽ nghe (bài tường thuật báo chí, bản tin thời tiết, quảng cáo, tin nhắn, thông báo và hellip).
- Cố gắng xem trước các câu hỏi trước khi bài nói bắt đầu. Điều này giúp bạn tập trung nghe những thông tin cần thiết mà câu hỏi yêu cầu.
- Bắt đầu trả lời câu hỏi ngay khi bài nói kết thúc.

Part 5. Hoàn thiện câu

Câu trúc chung của phần thi này là mỗi câu sẽ có 1 từ /cụm từ còn thiếu và cần được thêm vào. Bí quyết để làm tốt phần này là bạn nên chú ý vào các từ đứng trước và sau chỗ trống vì nó sẽ giúp bạn có manh mối để kiểm tra câu trả lời đúng. Đồng thời, nhớ đọc và hiểu nghĩa của cả câu trước khi trả lời.
Lưu ý:
- Cẩn thận với các câu trả lời có hình thức sai như: drove, drives, driving.
- Cẩn thận với các từ bắt đầu hay kết thúc giống nhau như: return, retire, reuse.
- Cẩn thận với các từ thường bị dùng sai như: affect, effect, lend/borrow.

Mẹo đạt điểm cao phần thi reading toeic
Mỗi phần thi Reading TOEIC đều có những mẹo riêng giúp bạn đạt điểm cao

Part 6. Hoàn thiện văn bản

Mỗi đoạn trong phần này có một số câu còn thiếu từ/cụm từ và cần thêm vào. Để làm tốt phần này, phải luôn nhớ rằng bạn cần tìm từ thích hợp nhất để điền vào chổ trống. Bạn hãy đọc cả đoạn văn chứ không chỉ các từ xung quanh chỗ trống, cố gắng hiểu nghĩa của cả đoạn.
Lưu ý:
- Cẩn thận với những cụm từ lặp và thừa như: keep on continuing, finally at last.
- Cẩn thận với những từ không cần thiết như: The apples they are fresh.
- Chú ý đến hình thức từ và cách chia thì của động từ.

Mẹo đạt điểm cao phần thi reading toeic
Nhớ đọc cả đoạn văn để điền từ cho đúng nhé

Part 7. Đọc hiểu

Bạn sẽ đọc các đoạn văn và một số câu hỏi nằm bên dưới mỗi đoạn, chọn đáp án đúng nhất bằng cách bôi đen vào ô trong tương ứng với các câu trả lời trong tờ bài làm. Đồng thời, bạn bạn hãy chú ý đến phần giới thiệu để biết số lượng câu hỏi cũng như gợi ý về dạng thông tin trong bài đọc.
Lưu ý:
- Hãy tự đặt ra các câu hỏi: Đối tượng của bài đọc này là ai? Viết để làm gì? trong khi đọc.
- Đọc lướt qua bài đọc, rồi đọc các câu hỏi, sau đó quay lại bài đọc để tìm câu trả lời.
- Nhiều lựa chọn trả lời chứa thông tin có trong bài đọc, nhưng có thể không liên quan đến câu hỏi.
Ỏ phần thi này, bạn hãy cẩn thận với các từ phát âm giống nhau, những con số rối rắm, các hình thức từ sai và các từ có nghĩa giống nhau.

Mẹo đạt điểm cao phần thi reading toeic​Để đạt điểm cao, bạn phải nhận ra và tránh các bẫy trong từng phần thi

Hy vọng với những mẹo cho từng phần thi TOEIC ở trên, bạn sẽ không còn quá lo lắng cũng như chinh phục bài thi TOEIC thành công với số điểm thật ấn tượng.

Một số mẹo Đánh " lụi " trong thi toeic

Một số phương pháp đánh"lụi" trắc nghiệm môn thi Toeic
- Trong một câu bạn hoàn toàn mù tịt về ngữ nghĩa, hãy thiên về đáp án bạn cảm thấy lạ nhất/ít gặp nhất
A. happy
B. sad
C. fun
D. razzmatazz << thiên về đáp án này
Một câu khó làm bạn bối rối vì không hiểu nghĩa được, khả năng đáp án sẽ là từ mà bạn ít gặp nhất, bởi vì đã là đề ĐH thì không bao giờ nó cho đáp án là một từ quen thuộc cả.
- Mẹo đánh "lụi" trắc nghiệm môn tiếng anh: khác thì bỏ
Nguyên tắc này ý nói là khi xem xét các đáp án từ ngoài vào nếu thấy có 1 đáp án nào khác với đa số còn lại thì ta loại đáp án đó ngay.
 Xem Thêm: phần mềm luyện thi toeic
                   Tự Học Toeic miến phí

Cách thức áp dụng mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn tiếng anh này: Khi làm bài (nhất là gặp các câu dài, phức tạp) ta hãy xem xét đồng thời một lúc 4 chọn lựa, từ ngoài vào trong, nếu thấy chọn lựa nào khác với 3 cái kia thì ta loại ngay. Sau đó xét tiếp các đoạn tiếp theo nếu có 1 chọn lựa khác với 2 cái kia thì loại tiếp. Cuối cùng chỉ còn lại 2 chọn lựa thì ta xem coi chúng khác nhau chỗ nào mà xoáy vào chỗ khác nhau đó để suy luận đúng sai, nếu không suy luận được thì chọn đại 1 trong 2, cơ hội là 50:50.
Ví dụ:
A. She has to………
B .She has to………
C. She had to………
D. She has to………
Thấy câu C khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem xét tiếp:
A. She has to have it taken……….
B. She has to have it taken ……….
C. She had to………
D. She has to have it to take ………
Thấy câu D khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem tiếp 2 câu còn lại khác nhau chỗ nào mà đối chiếu với câu đề để tìm ra câu đúng.
- Nếu trong đáp án có câu đảo ngữ thì xác suất cao câu đó là đáp án đúng
Ví dụ: .
Only if you promise to study hard ________ to tutor you.
A. will I agree B. agree I
C. I agree D. I will agree
Trong 4 đáp án thì xác suất cao đáp án A và B là đáp án đúng. Tất nhiên ta sẽ loại B vì cấu trúc đảo ngữ không đúng, phải có trợ động từ mới đúng. Vì vậy đáp án đúng là A.

Hướng dẫn mẹo làm bài thi TOEIC điểm cao các phần Nghe, đọc.

Hướng dẫn mẹo làm bài thi TOEIC điểm cao các phần Nghe, đọc

Bạn đang chuẩn bị thi TOEIC và bạn cảm thấy khá lo lắng về kì thi này. Tuy nhiên, hãy để mọi căng thẳng lại phía sau, chuẩn bị ôn thi thật tốt và tham khảo một số mẹo hay cho kì thi TOEIC sắp tới qua bài viết sau...





Mẹo thứ 1: Khác thì bỏ!

Mẹo này áp dụng khi các bạn đã vận dụng kiến thức mà vẫn không làm được, hoặc có thể làm được nhưng phải mất thì giờ suy nghĩ trong khi thời gian sắp hết.

Thủ thuật:

Khi làm bài (nhất là gặp các câu dài, phức tạp) ta hãy xem xét đồng thời một lúc 4 chọn lựa, từ ngoài vào trong, nếu thấy chọn lựa nào khác với 3 cái kia thì ta loại ngay rồi xét tiếp các đoạn tiếp theo nếu có 1 chọn lựa khác với 2 cái kia thì loại tiếp. Cuối cùng chỉ còn lại 2 chọn lựa thì ta xem coi chúng khác nhau chỗ nào mà xoáy vào chỗ khác nhau đó để suy luận đúng sai, nếu không suy luận được thì chọn đại 1 trong 2.
Xem Thêm: tactics for toeic
                  Thi thu toeic online
Ví dụ

I / have / stay / uplate / lastnight / learn / lessons.

A. I had had to stay up late last night to learn my lessons.

B. I had to stay up late last night to learn my lessons.

C. I had to stayed up late last night to learn my lessons.

D. I have had to stay up late last night to learn my lessons.

Xem xét từ ngoài vào ta thấy A và D khác trong khi B, C giống nhau nên loại A, D

B. I had to stay up late last night to learn my lessons.

C. I had to stayed up late last night to learn my lessons.

Khi còn lại B, C ta xét tiếp thì loại câu C vì sau “had to” mà dùng động từ thêm “ed” thì không đúng, còn lại đáp án là B




Vì nguyên tắc này không phải lúc nào cũng đúng nên cần nhắc lại là ta chỉ nên áp dụng nguyên tắc
này trong 2 trường hợp sau đây:

- Không kịp giờ

- Không hiểu gì về câu đó

Ghi nhớ: Khi xem xét các đáp án từ ngoài vào nếu thấy có 1 đáp án nào khác với đa số còn lại thì ta loại đáp án đó ngay.

Mẹo thứ 2: Nhắm đảo ngữ mà chọn

Thủ thuật:

Khi làm trắc nghiệm bạn gặp trong 4 chọn lựa có 2,3 câu gì đó có đảo ngữ thì chắc chắn là đáp án sẽ nằm trong các câu có đảo ngữ đó.
Ví dụ

Only if you promise to study hard ________ to tutor you.

A. will I agree

B. agree I

C. I agree

D. I will agree

Không cần đọc đề, ta thấy trong 4 chọn lựa có 2 câu đảo ngữ là A và B, áp dụng nguyên tắc này ta biết chắc rằng đáp án sẽ nằm trong 2 câu này nhưng B thì bị loại dễ dàng vì đảo ngữ mà đem nguyên động từ ra như vậy là sai, cuối cùng ta chọn A.

Ghi nhớ: Đáp án sẽ nằm trong các phương án trả lời có đảo ngữ

Mẹo thứ 3: Cách chọn câu trả lời trong những tình huống khác

1. Hoàn chỉnh câu (Sentence completion)

Đề thi đưa ra một câu chưa hoàn chỉnh, trong đó, một hay một vài phần được bỏ trống. Theo sau là đáp án, thường liệt kê 4 từ hay cụm từ hoặc mệnh đề. Thí sinh sẽ chọn trong số những đáp án đưa ra, đáp án nào là chính xác để hoàn tất câu hợp với cú pháp và hợp lý nhất.
Ví dụ:

Hãy chọn từ hoặc cụm từ (A, B, C hoặc D) thích hợp nhất cho khoảng trống của câu (Choose the word or phrase (A, B, C, or D) that best fits the blank space in the sentence).




Last week, when John and his family arrived at the airport, the plane __________.

A. took off

B. had taken off

C. will take off

D. takes off

Đáp án đúng là B. Ta dùng thì past perfect (quá khứ hoàn thành) ở đây để chỉ một hành động xảy ra trước một hành động khác ở trong quá khứ. Tuần trước, khi John đến phi trường thì phi cơ đã cất cánh (hành động xảy ra trước: phi cơ cất cánh - ở thì quá khứ hoàn thành; hành động sau: John đến phi trường - ở thì quá khứ đơn).

Để trả lời câu hỏi loại này, ta cần chú ý:

- Nếu các đáp án khá ngắn, ta nên liếc nhanh toàn bộ để phân nhóm câu hỏi thuộc loại parallel structure, verb forms, word order và có khái niệm về những thiếu sót của câu.

- Nếu các đáp án dài và phức tạp, ta hãy bắt đầu bằng việc đọc cả câu. Không nên phân tích từng từ một nhưng khi đọc hãy cố hình thành diện mạo cấu trúc cả câu

- Nếu chưa tìm được đáp án ngay, cố gắng giải đáp bằng phương pháp loại trừ, tức loại dần những đáp án không hợp lý. Đó là các đáp án:

+ Còn thiếu những từ hoặc cụm từ thiết yếu khiến cho câu chưa hoàn chỉnh.

+ Bao gồm những từ hay cụm từ không cần thiết.

+ Một phần của đáp án sai ngữ pháp khi điền vào toàn câu.

2. Nhận diện sai sót (Error identification)

- Câu hỏi thường đưa ra 4 từ hay cụm từ được gạch dưới (underline). Thí sinh sẽ nhận diện trong số những đáp án đưa ra, đáp án nào là sai, cần phải viết lại để câu được hoàn chỉnh.
Ví dụ:

Choose the underlined word or phrase (A, B, C, or D) that needs correcting. (Hãy chọn từ hoặc cụm từ được gạch dưới, cần phải điều chỉnh lại cho đúng)

In North American cultural(A), men do not kiss(B) men when meeting(C) each other. They shake hands (D).

Với câu này, ta chọn đáp án A vì cutural là tính từ, trong khi ở vị trí này phải là danh từ: culture.





- Để trả lời câu hỏi loại này, ta cần lưu ý:

+ Đừng bao giờ chỉ tập trung đọc những từ hay cụm từ được gạch dưới, bởi vì những từ hay cụm từ đó thường chỉ sai hoặc không hợp lý khi đặt vào ngữ cảnh của toàn câu.

+ Không trả lời câu hỏi cho đến khi đã đọc toàn bộ cả câu.

- Những điểm cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm

+ Theo đúng hướng dẫn: đọc kỹ các hướng dẫn về làm bài thi.

+ Đọc hết toàn bộ từng câu hỏi và tất cả các chọn lựa của đáp án trước khi chọn câu trả lời.

+ Trả lời tất cả các câu. Mỗi câu đều có điểm, cho nên bỏ câu nào là mất điểm câu đó. Với những câu hỏi mà ta không biết câu trả lời chính xác thì các bạn cũng phải nên đoán.

+ Chọn câu trả lời tốt nhất trong các đáp án được câu hỏi đưa ra.

+ Không nên phí thời gian cho một câu hỏi nào đó, hoặc chưa hiểu rõ, hoặc quá khó. Nếu chưa trả lời được ngay thì nên bỏ + qua để làm những câu kế tiếp. Sau đó, nếu còn thời gian sẽ làm trở lại những câu đã bỏ qua nói trên.

+ Đọc câu nào thì trả lời ngay câu ấy. Tránh cách làm bằng việc trả lời trước trên giấy nháp toàn bộ bài thi rồi sau đó mới tô vào bản trả lời, vì đôi lúc sẽ rất cập rập vào giờ chót nên sẽ tô lộn xộn trên phiếu trả lời.

+ Phải đánh dấu câu trả lời theo đúng hướng dẫn và đúng với số thứ tự của câu trên bản trả lời: Dùng bút chì đen tô kín ô tròn tương ứng với chữ cái đã chọn trên phiếu trả lời. Để tiết kiệm thời gian, các bạn nên tập tô thử các ô trước ở nhà.

+ Lưu ý việc dùng tẩy: Tốt nhất là một tay cầm viết, một tay cầm cục tẩy. Nếu tay phải viết thì tay trái cầm cục tẩy (và ngược lại) để thấy sai là tẩy ngay, tiết kiệm được nhiều thời gian.

+ Nên làm nhiều bài thi trắc nghiệm để có thêm kinh nghiệm và kiến thức để hoàn thành test được tốt hơn.

Chúc các bạn thành công và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới!!!

Một số mẹo làm bài thi TOEIC

I. Mô tả hình ảnh (10 câu)

Hướng dẫn: Với mỗi câu trong phần thi này bạn sẽ nghe bốn câu mô tả về một tấm ảnh mà đề thi giới thiệu. Khi nghe các câu này, bạn phải chọn câu mô tả đúng nhất những gì bạn thấy trong ảnh. Các câu này không được in trong đề thi và chỉ đọc một lần.
Ví dụ:
Bạn sẽ nghe:
Luyện nghe Toeic
(A): They’re looking out of the window
(B): They’re having a meeting
(C): They’re eating in a restaurant
(D): They’re moving the furniture
Phương án (B)-They’re having a meeting mô tả đúng nhất nội dung bức tranh, vì vậy chọn phương án (B)
Mẹo làm bài:
– Xem ảnh trước khi nghe mô tả. Tự đặt các câu hỏi “Ai?”, “Cái gì?”, “Ở đâu?”.
– Tập trung nghe hiểu nghĩa của cả câu.
– Trả lời câu hỏi càng nhanh càng tốt. Nêu không biết cách trả lời, bạn nên đoán câu trả lời rồi chuyển sang xem trước ảnh kế tiếp.
Bẫy trong câu hỏi:
– Các lựa chọn sai có thể chứa các từ phát âm giống nhau
– Các lựa chọn sai có thể có các đại từ, con số, hay địa điểm sai
– Các lựa chọn sai có thể chứa một từ đúng
Mẹo làm bài thi toeic

 luyện thi toeic ở đâu tốt nhất tphcm

Xem Thêm: phần mềm luyện thi toeic

II. Hỏi đáp (30 câu)

Hướng dẫn: Bạn sẽ nghe một câu hỏi hay câu nói và ba lựa chọn trả lời đọc bằng tiếng Anh. Tất cả chỉ được đọc một lần và không được in trong đề thi. Hãy chọn câu trả lời thích hợp nhật cho câu hỏi hay câu nói và đánh dấu vào chữ A B hay C trong tờ trả lời.
Ví dụ;
Bạn sẽ nghe:
Good mning, John. How are you?
(A): I’m fine, thank you.
(B): I’m in the living room.
(C): My name is John
Câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi “How are you?” là lựa chon (A): “I’m fine thank you”.
Vì vậy bạn nên chọn câu (A)
Mẹo làm bài:
– Chữ đầu tiên trong câu hỏi sẽ giúp bạn biết đó là câu hỏi dạng gì.
What, where, who, why, how – hỏi thông tin.
Do,does, did, are, is, will, can – câu trả lời thường có dạng yes/no.
– Câu hỏi có “” yêu cầu có sự lựa chọn thì không bao giờ là yes/no.
“Did you stay at home go out last night?” -> “I went to a movie.”
– Thỉnh thoảng bạn nghe một câu nói, không phải là câu hỏi nhưng vẫn cần một câu trả lời.
“Thanks f dinner.” -. “You’re welcome.”
Bẫy trong câu hỏi:
– Chú ý đến các từ phát âm giống nhau (từ đồng âm). Ví dụ: too, two, to…
– Chú ý các câu hỏi đuôi. Ví dụ: That movie was great, wasn’t it?
– Cẩn thận với các câu trả lời gián tiếp. Đôi khi trả lời cho một câu hỏi yes/no lại không có từ yes hay no. Ví dụ; “Is there enough gas in the car?” -. “I just filled it yesterday”

III. Đối thoại ngắn (30 câu)

Hướng dẫn: Bạn sẽ nghe một số đoạn đối thoại giữa hai người. Bạn phải trả lời ba câu hỏi về nội dung đối thoại. Đánh dấu vào câu trả lời thích hợp nhất trong số bốn lựa chọn (A) (B) (C) hay (D) trên tờ trả lời. Các đoạn  đối thoại chỉ được nghe một lần và không được in trong đề thi.
Mẹo làm bài:
– Xem trước các câu hỏi và cố gắng nhớ nó trước khi nghe bài đối thoại như vậy bạn sẽ biết thông tin cần nghe là gì.
– Trong khi nghe đối thoại, cố gắng hình dung xem người nói đang ở đâu.
– Hãy đọc mọi lựa chọn trước khi đánh dấu.
Bẫy trong câu hỏi:
– Cẩn thận với những câu trả lời đúng nhưng lại không liên quan gì đến câu hỏi. Hãy đọc kỉ tất cả các lựa chọn.
– Cẩn thận với các con số như ngày, giờ và số lượng người hay vật có thể khiến bạn xao lãng. Xem trước câu hỏi

IV. Bài nói ngắn (30 câu)

Hướng dẫn: Bạn sẽ nghe các bài nói ngắn do một người nói. Bạn phải trả lời ba câu hỏi liên quan đến nội dung mỗi bài nói. Chọn câu trả lời đúng nhất trong số bốn lựa chọn (A) (B) (C) hay (D) trên tờ trả lời. Các bài nói chỉ được nghe một lần và không được in trong đề.
Mẹo làm bài:
– Lắng nghe kỹ phần giới thiệu trước mỗi bài nói, từ đây bạn sẽ nắm được số lượng câu hỏi cũng như hình thức thông tin mà bạn sẽ nghe (bài tường thuật báo chí, bản tin thời tiết, quảng cáo, tin nhắn, thông báo…).
– Cố gắng xem trước các câu hỏi trước khi bài nói bắt đầu. Nhờ vậy mà bạn sẽ tập trung nghe những thông tin cần thiết mà câu hỏi yêu cầu.
– Bắt đầu trả lời câu hỏi ngay khi bài nói kết thúc.

Bẫy trong câu hỏi: Các loại bẫy có trong phần I-III đều có trong phần này.

Phần thi Đọc

Trong phần đọc, thí sinh đọc và trả lời 100 câu hỏi trắc nghiệm bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất. Phần đọc gồm 3 phần (từ phần 5 đến phần 7).
Phần V: Hoàn thành câu (gồm 40 câu hỏi được đánh số từ 101 đến 140)
Mỗi câu trong phần này có 1 từ / cụm từ còn thiếu và cần được thêm vào. Thí sinh đọc 4 phương án trả lời cho mỗi câu và chọn phương án trả lời đúng nhất bằng cách bôi đen vào ô tròn tương ứng với câu trả lời A, B, C hoặc D trong tờ bài làm.
Ví dụ minh hoạ:
Đây là câu hỏi đầu tiên trong phần 5 mà thí sinh nhìn thấy trong đề thi.
101. The office manager prefers her coffee with cream ____ sugar.
A. but
B. n
C. and
D. plus
Câu C, “and”, là câu trả lời đúng nhất và thí sinh chọn bằng cách bôi đen vào ô tròn tương ứng với câu B trong tờ bài làm.
Mẹo làm bài
Đừng tập trung tìm lỗi chính tả, vì lỗi chính tả không bao giờ xuất hiện trong các lựa chọn trả lời.
Các từ đứng trước và sau chổ trống giúp bạn có manh mối để kiểm tra câu trả lời đúng.
Đọc và hiểu nghĩa của cả câu trước khi trả lời.
Bẫy trong câu hỏi
Cẩn thận với các câu trả lời có hình thức sai.
Ví dụ: drove, drives, driving
Cẩn thận với các từ bắt đầu hay kết thúc giống nhau.
Ví dụ: return, retire, reuse
Cẩn thận với các từ thường bị dung sai
Ví dụ: affect, effect, lend/brow
Phần VI: Hoàn thành đoạn (gồm 12 câu hỏi được đánh số từ 141 đến 152)
Mỗi đoạn trong phần này có một số câu còn thiếu từ / cụm từ  và cần thêm vào. Thí sinh đọc  4 phương án trả lời cho mỗi câu và chọn phương án trả lời đúng nhất bằng cách bôi đen vào ô tròn tương ứng với câu trả lời A, B, C hoặc D trong tờ bài làm.
Ví dụ minh hoạ:
Đây là 4 câu hỏi đầu tiên của đoạn 1 trong phần 6 mà thí sinh nhìn thấy trong đề thi.
Montalvo Industries announced Friday that it take on 100 new ____ over the next 6 months.
141.   A. employees    B. merchants    C. customers    D. Products
“Our market is expanding”, said company CEO Shirley Henrico, “so we need to ____ our production.
142.  A. grow    B. me    C. bigger.    D. Increase
That’s why we need to hire me wkers.” The company plans ___ a new, larger facty on the outskirts of the city, which will be equipped with all the latest technology.
143.  A. build    B. builds    C. to build    D. Building
“We are building a very modern facty,” said Ms. Henrivo. “We are very proud of ____.”
144.  A. us      B. it      C. me      D. Him
Thí sinh đọc đoạn văn và các câu hỏi. Thí sinh chọn câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi và bôi đen vào ô tròn tương ứng trong tờ bài làm.
Mẹo làm bài
Luôn nhớ rằng bạn cần tìm từ thích hợp nhất để điền vào chổ trống.
Đọc cả đoạn văn chứ không chỉ các từ xung quanh chổ trống. Cố gắng hiểu nghĩa của cả đoạn.
Bẫy trong câu hỏi
Cẩn thận với những cụm từ lặp và thừa.
Ví dụ: keep on continuing, finally at last
Cẩn thận với những từ không cần thiết
Ví dụ: The apples they are fresh
Chú ý đến hình thức tuef và cách chia thì của động từ.
Phần VII: Đọc hiểu (gồm 2 phần, đọc đoạn ngắn và đọc đoạn dài)
– Đoạn ngắn (gồm 28 câu hỏi được đánh số từ 153 đến 180)
– Đoạn dài (gồm 20 câu hỏi được đánh số từ 180 đến 200)
Trong phần này, thí sinh đọc các đoạn văn và một số câu hỏi nằm bên dưới mỗi đoạn. Thí sinh đọc 4 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi và chọn phương án trả lời đúng nhất bằng cách bôi đen vào ô tròn tương ứng với câu trả lời A, B, C hoặc D trong tờ bài làm.