Nếu bạn là một sinh viên thì chắc hẳn nỗi sợ hãi trong việc giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh đã không còn là một khái niệm quá mới với bạn đúng không ? Nếu như chính bạn hoặc những người bạn xung quanh bạn đã và đang phải trải qua nỗi sợ hãi tồi tệ ấy thì đừng ngại ngần, hãy cùng chúng mình tham gia chiến dịch “đốt cháy nỗi sợ hãi nói tiếng Anh” để tư tin hơn bạn nhé!
Trước tiên, hãy cũng nhau tìm hiểu xem: nỗi sợ hãi giao tiếp tiếng Anhvới người nước ngoài, đó là gì????
Sợ nói tiếng Anh là tâm lí chung của những người nước ngoài khi học tiếng Anh. Khi đó, dù đã có một nền tảng kiến thức ngữ pháp tiếng anh khá tốt, chúng ta vẫn có tâm lí sợ hãi khi phải giao tiếp với người bản xứ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nỗi sợ hãi này:
– Thứ nhất, trong quá trình học tiếng Anh, hầu hết chúng ta đều quá chú trọng đến ngữ pháp, kĩ năng đọc, viết mà bỏ qua kĩ năng nói. Kết quả là, chúng ta không có được những kiến thức và phản xạ cần thiết trong giao tiếp, dẫn đến việc sợ nói.
– Thứ hai, hệ thống ngữ âm Tiếng Việt rất khác với hệ thống ngữ âm của Tiếng Anh. Trong khi mỗi từ trong tiếng Việt đa phần chỉ gồm một âm tiết thì số lượng âm tiết của mỗi từ trong tiếng Anh lại rất đa dạng và người nói phải nhớ trọng âm của những từ đa âm tiết bởi khi nói một từ sai trọng âm, người nghe có thể không hiểu hoặc hiểu sai sang từ khác. Điều này cũng gây ra nỗi sợ không kém cho người học nói tiếng Anh. Rõ ràng là người Việt Nam rất khó làm quen với những âm trong tiếng anh như: /θ/, /ð/, /dʒ/… Không phải bất cứ người Việt nào nói được tiếng Anh cũng phát âm đúng những từ tiếng Anh đơn giản như: “mother”, “thanks”, “orange”…
– Thứ ba, cách thức mà chúng ta tiếp cận với tiếng Anh chưa thực sự hiệu quả. Chúng ta thường tiếp xúc với tiếng Anh chỉ qua những câu trúc ngữ pháp, những từ mới được học thuộc lòng mà không được áp dụng một cách thường xuyên. Trong khi đó, việc học tiếng Anh bằng những phương pháp hữu ích và tư nhiên nhất như nghe nhạc tiếng Anh, xem những bộ phim bằng tiếng Anh lại chưa được áp dụng rộng rãi.
Tham khảo:
Vậy, đâu là phương pháp học tiếng anh hiêu quả và có thể giúp chúng ta vượt qua được nỗi sợ hãi khi giao tiếp tiếng Anh?
– Phương pháp hiệu quả thứ nhất: học cả cụm từ.
Kết hợp từ trong quá trình nói tiếng Anh. Bí quyết ở đây là bạn phải học các cụm từ như chúng được sử dụng trong các hội thoại của cuộc sống thực. “Bạn càng học được nhiều cụm từ và thành ngữ bao nhiêu thì khả năng nói của bạn sẽ trở nên tự động bấy nhiêu”.
“The more phrases and idiomatic expressions you learn, the more automatic your speech is going to become” – ( by Robby on December 15, 2011) Ví dụ: Cụm từ “Pick it up”
Chắc chắn rằng một đứa trẻ học từ “to pick” trong trường hợp cụ thể sau: “ Khi mẹ hoặc bố đứa trẻ bảo nó nhặt cái gì đó lên” và từ “ to pick”, “ it” và “up” có thể rất ít có nghĩa đối với một đứa trẻ ở giai đoạn đầu, song cụm từ“ pick it up” lạị mang một ý nghĩa rất rõ ràng trong đầu đứa bé. Từ đó có thể hiểu tương tự rằng đây chính là cách học nói tiếng Anh tốt nhất đối với mỗi người. Học như trẻ học nói, học những cụm từ, cách kết hợp từ khi tai nghe, mắt nhìn thấy ở người khác khi họ nói tiếng Anh trong những tình huống cụ thể.
– Phương pháp hiệu quả thứ hai: hạn chế học ngữ pháp
Qui tắc này có vẻ rất lạ lẫm với nhiều sinh viên, nhưng nó lại là một trong những qui tắc quan trọng nhất. Nếu bạn muốn vượt qua kỳ thi thì bạn cần học ngữ pháp. Nhưng nếu bạn muốn trở nên thành thạo trong Tiếng Anh thì bạn nên cố gắng học Tiếng Anh mà không học ngữ pháp.
Học ngữ pháp sẽ làm cho tư duy nói tiếng Anh của bạn trở nên rối rắm và chậm chạp. Bạn sẽ suy nghĩ về các quy tắc khi tạo câu thay vì nói một câu một cách tự nhiên như một người bản địa. Hãy nhớ rằng chỉ một phần nhỏ của những người nói Tiếng Anh biết nhiều hơn 20% tất cả các quy tắc ngữ pháp. Nhiều sinh viên biết ngữ pháp hơn người bản ngữ.
– Phương pháp hiệu quả thứ ba: “Tiếng Anh hóa” bạn.
Có khả năng nói một ngôn ngữ không liên quan gì tới việc bạn thông minh bao nhiêu. Mọi người đều có thể học nói bất cứ ngôn ngữ nào. Điều này đã được chứng minh bởi mọi người trên thế giới. Ai cũng có thể nói được ít nhất 1 ngôn ngữ. Dù bạn thông minh hay thiếu một ít chất xám, bạn vẫn có khả năng nói được 1 ngôn ngữ.
Điều này có thể làm được bằng cách luyện ngôn ngữ vào mọi lúc. Ở nước bạn, bạn nghe và nói ngôn ngữ của bạn ngay lập tức. Bạn sẽ chú ý thấy rằng nhiều người nói Tiếng Anh giỏi là những người đã học ở một trường luyện nói Tiếng Anh. Họ có thể nói Tiếng Anh không phải vì họ đến một trường dạy nói Tiếng Anh, mà vì họ có một môi trường mà ở đó Tiếng Anh lúc nào cũng được sử dụng bởi những người xung quanh. Cũng có nhiều người đi du học và học được rất ít, bởi vì lúc họ đến trường dạy nói Tiếng Anh, nhưng họ chỉ gặp được bạn bè từ đất nước của họ và họ không luyện tập Tiếng Anh.
Bạn không cần phải đi đâu dó để trở thành một người nói Tiếng Anh giỏi. Bạn chỉ cần làm cho bạn bị bao phủ bởi Tiếng Anh. Bạn có thể làm được điều này bằng cách thỏa thuận với bạn bè của bạn, rằng bạn sẽ chỉ nói Tiếng Anh. Bạn cũng có thể mang theo một chiếc iPod và nghe các câu Tiếng Anh ngay lập tức. như bạn thấy đấy, bạn có thể đạt được thành công bằng cách thay đổi môi trường xung quanh bạn. “Tiếng Anh hóa” bạn và bạn sẽ học được nhanh hơn gấp nhiều lần.
một vài mẫu câu hỏi và câu trả lời thường hay được sử dụng
1.“What is your name?” (Tên bạn là gì?)
- Khi có được câu trả lời về tên tuổi của người đang nói chuyện với bạn bạn có thể hỏi thêm những chi tiết nhỏ như:
- That’s an interesting name. Is it Chinese / French / Indian, etc.? (Tên của bạn thật thú vị. Đây là tên theo tiếng Trung/ Pháp/ Ấn Độ….vậy?)
- Who gives you that name? Your father or mother, so on? (Ai đặt tên cho bạn vậy? Bố bạn hay là mẹ?)
- Does this name have any special meaning? (Tên này còn có ý nghĩa đặc biệt nào không?)
- It’s a pleasure to meet you. Where are you from? (Rất vui khi quen biết bạn. Bạn đến từ đâu vây?)
2. “Where are you from?” (Bạn từ đâu đến?)
- Where is XYZ? (XYZ là ở đâu vậy?)
- What is XYZ like? (XYZ trông như thế nào?)
- How long have you lived there? (Bạn sống ở đó bao lâu rồi?)
- Do you like living here? (Bạn có thích sống ở đó không?)
3. “Where do you live?”(Bây giờ bạn sống ở đâu?)
- Do you live in an apartment or house? (Bạn sống ở nhà riêng hay là chung cư?)
- Do you like that neighborhood? (Bạn có thích môi trường xung quanh ở đó không?)
- Do you live with your family? (Bạn có sống với gia đình bạn không?)
- How many people live there? (Có bao nhiêu người sống với bạn?)
4. “What do you do?” (Bạn làm nghề gì?)
- – Do you graduate from the school? (Bạn đã ra trường chưa?)
Nếu câu trả lời là No thì các bạn có thể hỏi tiếp
- What school are you learning? (Bạn đang học ở trường nào?)
- What is your major? (Chuyên ngành chính của bạn là gì?)
Nếu câu trả lời là Yes bạn có thể tiếp tục
- Which company do you work for? (Bạn đang làm việc cho công ty nào?)
- How long have you had that job? (Bạn làm công việc đó được bao lâu rồi?)
- Do you like your job? (Bạn có thích công việc đó không?)
- What’s the best / worst thing about your job? (Điều tuyệt vời nhất/ tồi tệ nhất của công việc đó là gì?)
- What do you like best / least about your job? (Điều gì làm bạn thích nhất/ không thích nhất trong công việc của bạn?)
5. Hobbies / Free Time (Sở thích và thời gian rảnh rỗi)
Khi hỏi về sở thích của ai đó những câu hỏi thường thấy là:
– What do you like doing in your free time? (Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh rỗi?)
– Can you play tennis / golf / soccer / etc.? (Bạn có thể chơi tennis/ golf/ bóng đá…không?)
- How long have you played tennis /golf /soccer /etc.? (Bạn chơi tennis/ golf/ bóng đá được bao lâu rồi?)
- Who do you play tennis /golf /soccer /etc. with? (Bạn chơi tennis/ golf/ bóng đá với ai vậy?)
– What kind of films / food do you enjoy? (Bạn thích loại phim/ loại thức ăn nào?)
- Where do you often go to watch movies? (Bạn thường đi xem phim ở đâu?)
- How often do you watch films / eat out? (Bạn có thường xuyên đi xem phim hay đi ăn ngoài không?)
- Who do you often go with? (Bạn thường đi với ai?)
Ngoài việc sử dụng 5 mẫu câu trên, bạn cũng có thể sử dụng một số từ, cụm từ sau đây để có thể bắt đầu 1 cuộc giao tiếp bằng tiếng anh: Khi bạn muốn bắt chuyện với một người hoàn toàn xa lạ, bạn cảm thấy bối rối, không biết nên mở lời thế nào. Dưới đây là một số cụm có thể giúp bạn vượt qua trở ngại ban đầu để làm quen. Hỏi một số thông tin
Nếu các bạn muốn hỏi một người lạ cái gì đó thì các bạn có thể dùng một số cách nói có mẫu chung như sau: Từ dùng để thu hút sự chú ý + thể thức yêu cầu + thông tin muốn biết.
Excuse me + can you tell me + when…/ what…/ how… Ví dụ:
- Excuse me, can you tell me when the next bus is due? Xin lỗi, anh có thể cho tôi biết khi nào sẽ có chuyến xe buýt tiếp theo không?
- Excuse me, can you tell me which bus goes to the school? Xin lỗi, cho mình hỏi xe buýt tuyến nào sẽ đến trường vậy?
- Excuse me, can you tell me what the time is? Xin lỗi, có thể cho tôi biết mấy giờ rồi không?
Đôi khi cần bắt chuyện với một người quen sơ sơ ta gặp trên xe buýt hoặc trên tàu hỏa, trên đường đi làm chẳng hạn. Ta gọi loại hội thoại này là nói chuyện phiếm – small talk. Các đề tài cho loại hội thoại này càng chung chung càng tốt. Một trong những đề tài dễ nói nhất là thời tiết. Cần tránh nói về những vấn đề riêng tư như tuổi tác, gia đình, lương bổng, quan điểm chính trị, hoặc các vấn đề nhạy cảm khác trong khi nói chuyện phiếm. Ví dụ:
- Nice day, isn’t it? Thời tiết đẹp nhỉ?
- Horrible weather we’re having. Thời tiết thật tệ quá.
- It might rain later. Trời có thể mưa.
- It’s a bit chilly. Trời hơi lạnh.
- học tiếng anh và rèn luyện tiếng anh giao tiếp tại Kênh Tuyển Sinh
- It’s warmer than (yesterday/last week, etc..) Trời hôm nay ấm hơn (hôm qua/tuần trước)
Một số cách khác
- Say, don’t I know you from somewhere? Xem nào, tôi có biết cậu không nhỉ?
- Excuse me, is anybody sitting here? Xin lỗi, chỗ/cái ghế này còn trống chứ?
- Sorry, I couldn’t help overhearing – did you mention something about…? Xin lỗi, nhưng hình như tôi tình cờ nghe được điều gì – có phải bạn vừa mới nói về …. Không?
- Uh, could you help me, I’m looking for… Ừm, anh có thể giúp tôi không, tôi đang tìm….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét