Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

TIẾT LỘ 16 "BÍ KÍP" NHỚ TỪ VỰNG TIẾNG ANH DAI DẲNG

Như các bạn đều biết, từ vựng là một phần vô cùng quan trọng trong Tiếng Anh. Nếu coi ngữ pháp là xương, thì từ vựng như da thịt đắp vào để tạo thành một con người hoàn chỉnh. Song song với việc học các mẫu câu quen thuộc, nâng cao vốn từ là một việc làm vô cùng cần thiết, đặc biệt cho những bạn muốn có khả năng chuyên sâu về Tiếng Anh, hay theo học các chuyên ngành, hoặc làm việc chuyên biệt trong những môi trường yêu cầu vốn từ nhất định.

Trong thế giới thông tin ngày nay, chúng ta dường như bị ngập lụt trong các phương pháp, mỗi trang web lại có những phương pháp học tiếng Anh riêng, và bạn cảm thấy các phương pháp của các trang web khác nhau không hề đồng nhất, không theo hệ thống nào, hoặc còn sao chép đi sao chép lại nữa. Bài viết này là bản tổng hợp tất tật những phương pháp được đánh giá là áp dụng thành công, đơn giản, dễ thực hiện nhất. Việc của bạn là xác định mục tiêu học từ vựng của bản thân, sau đó thử và chọn ra cho mình một số phương pháp phù hợp và cụ thể dưới đây để làm theo.



Thứ nhất, cho dù bạn đã biết tầm quan trọng của việc học từ vựng, nhưng xin phép để mình nhắc lại 1 lần nữa. Bạn học Tiếng Anh với mục đích gì? Đơn giản như:
+ Bạn muốn nói được Tiếng Anh: Okay, bạn chỉ cần vài từ quen thuộc là đủ dùng? Nhưng bạn có muốn mình chỉ diễn đạt được vài nhu cầu tối thiểu thế thôi không? Bạn có muốn diễn tả những cảm xúc khác, kể 1 câu chuyện, hay miêu tả một đồ vật, nói lời yêu thương một người? Tất cả cần từ vựng tô vẽ và chắp cánh.
+ Bạn muốn học để thi: Thì không còn phải bàn cãi gì nữa, từ vựng là cực kì cần thiết. Đặc biệt là trong phần đọc hiểu.
Nhưng bạn cũng đang có băn khoẳn thứ hai nữa là quá nhiều từ, và bắt đầu từ đầu thật khủng khiếp? Làm sao bạn nhớ được hết vài nghìn từ tiếng Anh? Về điều này, Aten đồng ý với bạn là từ mới có rất nhiều, và chúng ta cũng sẽ chỉ nhớ được 33,7% thông tin mới sau vài tuần. Tuy nhiên, có câu “kiến tha lâu có ngày đầy tổ”, bạn chỉ cần học 5 từ một ngày, thì một tuần là đã có được 30 từ, một tháng sẽ có 120 từ rồi. Không cần đặt áp lực cho bản thân học nhồi nhét quá nhiều từ một ngày, vì như vậy cũng không hề hiệu quả, đặt ra mục tiêu vừa sức, có thể tăng dần, từ 1,2 rồi 3 từ, 5 từ, để thấy mình đã dần dần đạt được mục tiêu đề ra. Sau khoảng 6 tháng là bạn có kha khá từ để dùng rồi.
Vậy, bạn đã có đủ “dũng khí” để xắn tay áo học từ vựng chưa? Bài này mình không đưa ra 1 biện pháp cụ thể nào, cũng không đảm bảo với bạn là cách nào tốt nhất. Mình sẽ tập hợp tất cả những cách học từ vựng hiệu quả và thú vị, trong một bài viết, để bạn tự so sánh, và áp dụng thử, để tìm ra cho mình một, hoặc một vài phương pháp thú vị và phù hợp với bạn nhất.
1/ Đọc theo sở thích
Đối với nhiều người Việt, việc đọc sách hay đọc truyện tiếng Anh là một cực hình và rất dễ từ bỏ chỉ sau một thời gian ngắn. Vậy thay vào đó hãy chọn cho mình những quyển sách hay tạp chí viết về những sở thích của bạn, đại loại như tạp chí xe hơi, thời trang hay những câu truyện cười trong cuộc sống hàng ngày, tất nhiên là viết bằng Tiếng anh chính thống.
 Xem thên: thuật ngữ kế toán tiếng anh
                   tieng anh chuyen nganh



2/ Học 4 đến 5 từ mới mỗi ngày - “Chất lượng hơn là số lượng!”

Nhiều bạn vì muốn học nhanh nên dồn ép bản thân phải học tối thiểu 10 từ một ngày, tương đương 70 từ một tuần. Tuy nhiên, mặc dù họ có thể nhớ hết 70 từ mới đó trong một tuần nhưng nó chỉ nằm trong “bộ nhớ ngắn hạn” và kết cục chỉ trong hơn 1 tháng, họ đã quên bẵng đi. Cách hiệu quả nhất là hãy học ít từ lại, khoảng 4 đến 5 từ mới mỗi ngày, và học luôn cách sử dụng chúng trong từng trường hợp cụ thể.

3/ Sử dụng từ điển “Anh-Anh đồng nghĩa”

Việc động não đoán nghĩa của một từ vựng nào đó sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn việc ai đó nói ngay với bạn từ đó là nghĩa gì. Do đó, thay vì dùng từ điển Anh-Việt, bạn hãy tập sử dụng ‘từ điển Anh-Anh’ hoặc ‘từ điển đồng nghĩa’ trong khi đọc. Việc này có thể mất thời gian hơn nhưng về lâu về dài bạn sẽ thấy tính hiệu quả của nó.

4/ Sử dụng Google Images

Có một số bạn sau khi đọc ‘bí quyết số 3′ ở trên sẽ đặt câu hỏi rằng, nếu dùng từ điển Anh-Anh và từ điển đồng nghĩa rồi mà vẫn không thể đoán được từ vựng thì sao?

Đừng dùng từ điển Anh-Việt ngay!
Nếu vẫn chưa đoán được nghĩa của từ vựng thì hãy dùng thêm Google Images như một công cụ giúp bạn hình dung và đoán từ dễ dàng hơn.
Ví dụ, nếu bạn đang tìm cách đoán từ ‘GRAVE’, bạn hãy vào Google và gõ từ khóa ‘grave’ vào thanh tìm kiếm. Sau đó bấm vào ‘Images’ và nó sẽ hiện ra rất nhiều hình ảnh ‘bia mộ, nghĩa địa’ liên quan đến từ ‘grave’.
5/ Chơi những trò chơi kích thích nhớ từ
Những trò chơi đố chữ như Scrabble, Boggle và ô chữ (crossword puzzles) sẽ kích thích trí não của bạn nhớ từ nhanh và lâu hơn. Những trò chơi như thế này đều có sẵn trong máy tính và trên mạng Internet nên bạn có thể dễ dàng tự chơi chứ không cần phải có người chơi cùng.



6/ Học từ vựng qua ngoại khóa với người bản xứ

Hãy nói chuyện và hỏi trực tiếp họ đó là cái gì? Ví dụ chỉ vào cái móc khóa và hỏi họ: “Pardon, what is it? It is called what in English?”. Khi nghe họ trả lời: “key chain”, mình đảm bảo bạn sẽ gần như nhớ từ đó suốt đời, vì hoàn cảnh đã tác động trực tiếp tới bạn. Không chỉ vậy, bạn còn nhớ cách phát âm và ngữ điệu cực chuẩn của từ đó. Tuy nhiên, cách này cũng không nên lạm dụng, chỉ vào hết cái này cái kia để hỏi nhé.
Bạn có thể đăng kí tham gia Club miễn phí ở Aten, để cùng tham gia nói chuyện với người bản xứ như chính học viên nhé.
7/ Sử dụng Flashcard,sổ ghi chép, hay giấy note:
Cách này khá truyền thống, bạn có thể mang theo mình, hay dán ở nhà, ở gương, ở những chỗ hay ngó tới, để có thể tận dụng tranh thủ học mọi lúc mọi nơi và học thụ động nữa.
8/ Hãy học những từ có liên quan đến nhau.
Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.
Học theo cách này, được chia thành bốn cách nhỏ bên trong: bạn có thể áp dụng cả bốn cách
 A, Hyponymy (Bao nghĩa)
Chair (ghế tựa), bench (ghế băng trong trường học), armchair (ghế bành), bar-stool (ghế đẩu ngồi quán bar), pew (ghế băng trong nhà thờ), rocking-chair (ghế xích đu), deck-chair (ghế võng) đều là những từ chỉ ghế hay chỗ ngồi (seat). Vì vậy, tất cả chúng đều có liên quan đến nhau vì cùng có liên quan đến từ bao nghĩa “seat”.  Ghế tựa (a chair) hay ghế dài (a bench) thì đều là ghế (a seat) nhưng ghế (seat) thì không phải nhất thiết là chair hay bench.
Tương tự như vậy, car (ô tô con), bus (xe buýt), van (xe tải nhỏ), tram (xe điện), lorry (xe tải lớn), motor-cycle (xe máy), taxi (taxi) đều là những từ chỉ phương tiện giao thông.
Bạn cũng sẽ thấy việc ghi chép các từ theo hệ thống mạng lưới như sau rất có ích:


Với những sơ đồ như trên, bất kỳ khi nào có từ mới cùng nhóm, bạn cũng có thể bổ sung từ đó vào sơ đồ từ vựng của mình một cách dễ dàng.

B, Antonymy (Trái nghĩa)
Đây là mối quan hệ có tác động rất mạnh đến việc ghi nhớ từ vựng. Chẳng hạn khi bạn được hỏi về một từ liên quan đến ‘hot’, bạn sẽ trả lời ngay là ‘cold’, chứ không phải là những từ như ‘desert’, ‘sun’, ‘weather’.
Vì vậy, bạn sẽ thấy việc ghi chép và học từ theo từng cặp trái nghĩa là rất hiệu quả. Chẳng hạn như:


C, Clines (Cùng trường nghĩa)
Nhiều tính từ mặc dù không phải là từ đồng nghĩa nhưng ý nghĩa của chúng lại gần nhau vì cùng chỉ tính chất của một sự vật, sự việc, hay hiện tượng. Việc ghi chép và học từ theo trường nghĩa cũng chứng tỏ được sự hiệu quả của nó. Những từ mới sẽ dần được bổ sung vào danh mục từ trong quá trình học.
Ví dụ như khi nói về nhiệt độ, chúng ta có hàng loạt tính từ chỉ mức độ từ nhiệt độ thấp đến cao.


Hai từ ‘boiling’ (sôi) và  ‘mild’ (âm ấm) có thể được bổ sung vào danh mục từ này.
D, Collocation (Cách kết hợp từ)
Có những từ thường được kết hợp với nhau thành một cụm từ có nghĩa như ‘perform a task’, ‘make a suggestion’, ‘do one’s homework’, v.v. Bạn cũng nên học cách ghi nhớ từ mới theo cách này vì đây là cách học có tính ứng dụng cao và bạn có thể nắm được cách sử dụng và kết hợp từ có hệ thống.
Các từ sẽ được ghi chép theo dạng sơ đồ nhằm mục đích ghi nhớ và gợi nhớ bằng hình ảnh như sơ đồ sau:


Điểm chung của tất cả những phương pháp ghi nhớ trên là sử dụng sơ đồ, biểu đồ để ghi chép từ mới một cách có hệ thống và hình ảnh. Đó cũng là ưu điểm vượt trội của phương pháp học từ mới này bởi việc ghi nhớ bằng hình ảnh dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều so với bằng chữ cái. Bạn cũng có thể sử dụng các màu sắc khác nhau trong sơ đồ từ vựng của mình và hãy nhớ là luôn ghi chép từ mới một cách có hệ thống

9/ Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích.

Nếu quan tâm về nghệ thuật hoặc bóng đá, hãy đọc về những đề tài này. Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ bạn biết rất nhiều từ miêu tả một bức tranh, một trận đá bóng nhưng bạn lại không biết trong tiếng Anh chúng gọi là gì – hãy tìm thử xem! Hãy nhớ rằng những gì bạn thích là những điều bạn muốn nói về và là một phần của con người bạn - nếu không biết cách diễn đạt chúng, việc này có thể làm bạn lo lắng đấy.

10/ Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh.

Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng.

11/  Học tiếng Anh qua phim ảnh

Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó.
Cách tốt nhất để học qua phim là vừa nghe - vừa nhại lại - vừa viết ra lời thoại của nhân vật ! Hãy làm đều đặn.

Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời chính xác.

13/ Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa.

Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú.

14/ Luyện tập từ mới khi viết luận.

Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy.

15/  Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp.

Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học.
16/ Kỹ thuật kết hợp Âm thanh – Vận động – Hình ảnh vào việc học từ vựng
Đây là bí kiếp vi diệu nhất, tính  hiệu quả cao và đã được kiểm chứng bởi hơn 12.000 người Việt đã áp dụng thành công trong việc cải thiện vốn từ, tăng khả năng nhớ, sử dụng vốn từ linh hoạt mượt mà trong nghe - nói tiếng Anh.
Khoa học chứng minh khả năng tiếp thu và ghi nhớ từ mới tăng 400% khi bạn kết hợp các giác quan vào việc học từ vựng, đó là sự kết hợp thính giác ( âm thanh ) – thị giác ( hình ảnh ) – vận động ( nói, biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ hình thể ). Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng áp dụng được, bạn cần có kỹ năng và kỹ thuật đế áp dụng vào rèn luyện để nó trở thành thói quen của bạn thì bạn mới nhanh tiến bộ, và thực hành phươn pháp một cách nhuần nhuyễn.
Trên đây là bản tổng hợp 16 cách học từ vựng mà các “tiền bối”  và các cao thủ học tiếng Anh đi trước đã áp dụng thành công.
Lời khuyên cho bạn của mình là chỉ chọn ra nhiều nhất là 3 phương pháp trong một giai đoạn nhất định để thực hành, sau đó có thể chọn phương pháp khác để đổi mới.
Chúc các bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét