Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

BÍ QUYẾT CẢI THIỆN KỸ NĂNG PHÁT ÂM


Sinh ra và lớn lên tại miền quê nghèo khó, việc học Tiếng Anh của lũ trẻ con chúng tôi là một điều gì đó xa xỉ và mới mẻ, cộng thêm với muôn vàn khó khăn. CŨng như bao bạn bè, tôi được làm quen với tiếng Anh từ thời cấp 2, nhưng chỉ học bập bẹ về ngữ pháp và đọc, còn phát âm thì dở tệ. Lên đến Đại học -môi trường thay đổi bắt buộc con người ta cũng phải thay đổi, nhiều bạn bè nói  tiếng Anh vanh vách trong mỗi buổi học khiến tôi cũng phải có quyết tâm thay đổi. Tình cờ tôi được chia sẻ và biết được những cách phát âm tiếng Anh khá hiệu quả, và mang lại kết quả không tồi. Giờ đây, việc luyện giao tiếp tiếng Anh đã không còn quá khó khăn với tôi. Hãy cùng nhau tìm hiểu những bước sau nhé:

 
Buớc 1: Đọc nhiều

Hãy đọc to các từ trong một cuốn sách hay tạp chí nào đó. Mặc dù điều này nghe có vẻ buồn cười, nhưng có một thực tế là một người càng nói to bao nhiêu thì anh ta có thể nghe thấy giọng mình rõ hơn bấy nhiêu và khi đó có thể phát hiện lỗi của mình tốt hơn. Người học cũng có thể sử dụng một máy ghi âm để ghi lại lời nói và lắng nghe lại nó để tìm ra lỗi và chỉnh sửa cho lần sau. Ví dụ trong đoạn văn: “In a city of secret economies, few are as vital to the life of New York as the business of nannies, the legions of women who emancipate high-powered professionals and less glamorous working parents from the duties of daily child care”. Bạn đọc chúng khoảng 3 lần bạn sẽ thấy các từ trong đoạn văn này bạn sẽ phát âm tốt hơn rõ rệt.

Buớc 2: Nghe và nhắc lại

Hãy nghe văn bản được đọc chính xác. Có rất nhiều đĩa và chương trình dạy tiếng Anh bao gồm các văn bản bằng tiếng Anh mà bạn có thể đọc và nghe cùng một lúc. Lắng nghe và đọc cùng để phát âm chính xác các từ. Khi đĩa CD hay DVD là bật lên, hãy đọc cùng và nói những từ mà đang được đọc bởi người nói trên đĩa để học đựợc cách phát âm chính xác luôn.

Buớc 3: Tập nói một mình

Hãy tập nói trước gương bởi khi nói tiếng Anh đòi hỏi miệng của một người di chuyển theo những cách cụ thể. Tập nói trước gương có thể giúp một người phát triển đúng các cử động của lưỡi, môi và hàm. Ví dụ như:

– Nguyên âm (vowels): lưỡi nằm giữa khoang miệng, và không chạm vào bất cứ bộ phận nào trong miệng.

– Phụ âm (consonants): 3 nhóm:

+ môi (lips): để phát âm, 2 môi phải chạm nhau, ví dụ “M”, “B”, “P”; hoặc môi phải chạm răng, ví dụ “V”,”F”.

+ sau răng (behind the teeth): lưỡi chạm phần sau của hàm trên, ví dụ “N”, “L”, “D”,…

+ họng (throat): âm đi từ cuống họng (khi phát âm phải cảm thấy cuống họng rung), ví dụ “H”, “K”,…

Hãy dành vài phút mỗi ngày để tự mình tập phát âm các từ rồi tăng lên câu tồi một đoạn văn.


Buớc 4: Hỏi xin lời khuyên.

Hãy nhờ một người bản xứ lắng nghe bạn khi bạn nói. Hãy làm lại theo nhận xét mà người bản xứ chỉ dẫn cho bạn. Tốt nhất là hỏi người bản xứ sửa cho bạn vào cuối mỗi câu để bạn có thể sửa được ngay những lỗi phát âm mắc phải ngay lúc đó. Nếu bạn không tìm được một người bản xứ nào thì bạn có thể hỏi các thầy cô giáo hay bạn bè học khá hơn và nhờ họ giúp đỡ. Bạn sẽ thấy việc để người khác lắng nghe mình nói là rất cần thiết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét