Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

NHỮNG ĐỘNG TỪ CÓ GIỚI TỪ FROM ĐI CÙNG


Cùng tìm hiểu những động từ luôn đi với giới từ FROM rất hay xuất hiện trong các bài thi TOEIC các bạn nhé
- To borrow from sb/st: vay mượn của ai /cái gì
- To demand st from sb: đòi hỏi cái gì ở ai
- To dimiss sb from st: bãi chức ai
- To draw st from st: rút cái gì
- To emerge from st: nhú lên cái gì
- To escape from: thoát ra từ cái gì
- To hinder sb from st = To prevent st from: ngăn cản ai cái gì
- To protect sb /st from: bảo vệ ai /bảo về cái gì
- To prohibit sb from doing st: cấm ai làm việc gì
- To separate st/sb from st/sb: tách cái gì ra khỏi cái gì / tách ai ra khỏi ai
- To suffer from: chịu đựng đau khổ
- To be away from st/sb: xa cách cái gì /ai
- To be different from st: khác về cái gì
- To be far from sb/st: xa cách ai/ cái gì
- To be safe from st: an toàn trong cái gì
- To be resulting from st: do cái gì có kết quả
Các bạn nên tìm các bài  Test toeic online free để thử làm nhé. Hoặc  Download toeic testvề tự làm, tính thời gian rồi chấm điểm.  Chúc các bạn  ôn thi TOEIC hiệu quả!

Zing Blog

Phân biệt các từ vựng hay nhầm lẫn

Phân biệt các từ vựng hay nhầm lẫn

Tự học toeic điểm cao đòi hỏi chúng ta nỗ lực rất nhiều. Một trong những cửa ải quan trọng khi chuẩn bị cho kì thi TOEIC chính là học  Từ vựng toeic. Hôm nay chúng ta cùng phân biệt các từ hay nhầm lần này nhé!

�� Hear vs Listen
To hear /hiə/ là nghe thấy những tiếng động đến tai dù không chủ đích lắng nghe. Ví dụ: They hear a strange noise in the middle of the night (Họ nghe thấy tiếng động lạ lúc nửa đêm).
Còn to listen /'lisn/ dùng để miêu tả việc lắng nghe, tập trung chú ý tới tiếng động đang diễn ra. Ví dụ: I listen to my new music CD (Tôi nghe đĩa nhạc mới).
Như vậy, để phân biệt, người học có thể hiểu hear là hành động nghe không chủ đích, còn listen là nghe có chủ đích (lắng nghe).

�� Look for, Search và Find
To look for /luk fɔ:/ được dùng với nghĩa là tìm kiếm ai hoặc thứ gì đó, nhưng chưa tìm thấy. Ví dụ: I'm looking for a job (Tôi đang tìm việc làm).
To search /sə:t∫/ đồng nghĩa và có cách dùng tương tự với look for nhưng thường được đề cập kèm với vị trí hoặc không gian cụ thể (không bắt buộc).
Còn to find /faɪnd/ là đã tìm thấy thứ mình muốn (kết thúc quá trình tìm kiếm). Ví dụ: I have found a job (Tôi đã tìm được một công việc).
Một ví dụ khác để thấy rõ hơn về cách dùng của 2 từ này: I looked for my cellphone and found it in the kitchen (Tôi đi kiếm cái điện thoại và thấy nó trong bếp).

�� Injure và Wound
To injure /in'dӡә(r)/ là làm cho đối phương (hoặc bản thân) bị thương nhưng với tình trạng nhẹ, không đổ máu hoặc có nhưng chỉ là vết trầy xước. Ví dụ: He fell down from a tree and injured himself (Anh ấy ngã khỏi cây và bị thương).
To wound /wuːnd/ gây thương tích nặng hơn và có đổ máu cho đối phương (hoặc bản thân). Ví dụ: He wounded me with a knife (Hắn lấy dao đâm tôi bị thương).

�� Deal with và Deal in
To deal with /di:l wið/ mang nghĩa buôn bán, giao dịch với ai. Ví dụ: My dad deals with a farmer (Cha tôi buôn bán với một bác nông dân).
Còn to deal in /di:l in/ là kinh doanh mặt hàng nào đó. Ví dụ: The butcher deals in meat (Người làm hàng thịt buôn thịt).

�� Sink và Drown
Ảnh vẽ cảnh con tàu Titanic chìm do đâm phải băng trôi.
To sink /sɪŋk/ mang nghĩa chìm và được áp dụng cho cả người, động vật và đồ vật. Ví dụ: The Titanic sank on April 1912 (Con tàu Titanic chìm vào tháng 4/1912).
To drown /draʊn/ có nghĩa chết đuối, chết chìm và chỉ được dùng khi nói về sinh vật. Ví dụ: He was drowned in a flood (Anh ấy chết đuối trong trận lũ).
Các bạn nên tìm các bài  Test toeic online free để thử làm nhé. Hoặc  Download toeic testvề tự làm, tính thời gian rồi chấm điểm.  Chúc các bạn  ôn thi TOEIC hiệu quả!

Zing Blog

5 cách học từ vựng hiệu quả

Một trong những nguyên tắc khi học tiếng Anh nói chung hay Học tiếng Anh giao tiếp là chúng ta cần nhớ từ vựng. Nếu không có từ vựng, chúng ta hoàn toàn không thể áp dụng khigiao tiep tieng anh. Học từ vựng là bước đầu tiên của hoc giao tiep tieng anh. Vậy làm thế nào để học hiệu quả?

 1. Phải đặt mục tiêu đạt được số lượng từ vựng trong thời gian bao lâu? Mỗi ngày học bao nhiêu từ. Bạn đồng ý không? Để nói tiếng Anh tốt bạn cần khoảng 20.000 – 30.000 từ trở lên, mỗi ngày bạn học 20 từ, một tuần bạn học 5 ngày, 20*5ngày*50tuần = 5.000 từ, vậy phải học từ ít nhất 4 năm, nếu giỏi, học gấp đôi, rút xuống còn 2 năm. Và như thế, ai học dưới 2 năm mà nói giỏi tiếng Anh là nói “xạo”.
2.  Tu hoc anh van Khi gặp một từ mới, nếu không biết đọc, không “đọc đại”, phải tra từ điển, nếu có talking dictionary càng tốt. Cho từ điển đọc rồi đọc theo, người ta nói nếu một từ bạn đọc 500 lần thì sẽ nhớ như tiếng mẹ đẻ!
3. Khi học từ thì cũng phải viết, khoảng 20 chữ cho lần đầu, đánh một dấu vào chổ từ đó trong từ điển, nếu mỗi lần sau đó thì tăng số lượng gấp đôi, đánh tiếp một dấu vào từ điển, và khí “đạt kiện tướng” (5 sao trong từ điển) thì lập cho từ đó một flash card(dùng tờ giấy loại namecard)mang theo khi rảnh để xem qua.
4. Khi học một từ phải học tất cả các từ loại liên quan đến nó, và nên sử dụng tự điển sách không dùng tự điển trong máy vi tính, đặc biệt là kim từ điển là điều cấm kỵ. Mình chỉ xài tự điển của mình, khi có bất cứ thứ gì liên quan đến từ đó mà từ điển của mình không có thì phải “note” vào ngay.
5. Đọc ví dụ của từ đó càng nhiều càng tốt, càng lưu loát càng tốt, nhất là tự điển Anh-Anh. Thường họ ví dụ từ đó trong một câu, một clause, một phrase, và ví dụ có thể trích từ những báo nổi tiếng. Một cách tốt  Hoc tieng Anh giao tiep co ban.


MỘT SỐ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA Anh Anh và Anh Mỹ

A/ CÁCH DÙNG TỪ TRONG VĂN NÓI
1. Cách dùng 'just', 'already' hay 'yet':
- Người Mỹ dùng từ 'just', 'already' hay 'yet' trong thì quá khứ đơn giản- the simple past tense, trong khi tại người Anh thường dùng những từ đó ở thì hiện tại hoàn thành - the present perfect.
Ví dụ:
Người Mỹ nói: "I already had lunch." hay "She didn't arrive yet."
Còn người Anh nói: "I've already had lunch." hay...: "She hasn't arrived yet."
2. Cách nói giờ
Nếu muốn nói 2:45 - 2h45 tại Anh, chúng ta có thể nói:
"Quarter to three", hay 3:15 - 3h15 có thể nói "Quarter past three".
Trong khi đó, tại Mỹ, nói giờ như sau:
"Quarter of three" để chỉ 2:45, hay "Quarter after three" để chỉ 3:15.
3. Người Anh và người Mỹ cũng khác nhau trong cách nói:
- GOOD: người Mỹ dùng good thay cho well, VD: I feel good (M) = I feel weel (A)
- Người Anh dùng 'have got' hay 'has got' khi nói về sở hữu, trong khi người Mỹ thì thường hay dùng 'have' hay 'has'.
Ví dụ, tiếng Anh Mỹ, chúng ta có thể nói: "I have a new car."
Còn trong tiếng Anh Anh thì thường là: "I've got a new car."
(Về mặt nghĩa, hai câu trên không khác nhau)
- Dạng Past Participle của GET, người Mỹ dùng là GOT, còn người Anh dùng là GOTTEN.
- Với động từ AIM, người Mỹ dùng cấu trúc “to aim to + V”, còn người anh dùng cấu trúc “to aim at + V ing”.
Ví dụ: We aim to do something nice = We aim at doing something nice.


7 TỪ TIẾNG ANH HAY BỊ NGƯỜI VIỆT PHÁT ÂM SAI

1. Bank: Người Việt thường phát âm là "banh" (trái banh). Phát âm chuẩn phải là /bæŋk/, âm e bẹt, kiểu như "baeng(k)", đừng quên hai âm cuối là /ŋ/ (ng) và /k/ (âm /k/ là âm bật, không rung ở cuối họng). Hầu hết chữ "n" được phát âm là /ŋ/ khi nó đứng trước âm /k/ và /g/ như: hank, thing , morning....
2. Children: Có người phát âm là “chi-rừn”, người thì “chin-rừn”, chứ hiếm thấy ai đọc đúng là /ˈtʃɪldrən/ - nôm na nghe thì có vẻ giống như là “chiul-đrừn” (có vẻ thôi, vì thực tế là “il” chứ ko phải “iu”). Tức là khi phát âm từ này thì nhớ đừng bỏ qua chữ “d" nhé!
3. Thousand: Cái này thì ko chỉ người Việt mà nhiều người không phải bản ngữ (thường là dân châu Á) cũng dễ đọc nhầm là “thao-zừn”. Nhiều cô giáo tiếng Anh mang tiếng là “dạy giỏi” cũng có thể phát âm sai âm này (mình đã gặp vài trường hợp). Trong khi cách đọc đúng là /ˈθaʊznd/, tức là phụ âm của “thou” ko phải “thờ” mà là âm “θ” (Lưỡi đặt vào phần trong của hàm răng trên rồi bật ra. Khó miêu tả quá, mn tra Google là ra âm này thôi). Với cả nhớ là từ này còn có âm cuối là “d” nên nhớ có âm gió hoặc nhớ nối âm với âm sau.
(Âm θ này hay bị phát âm sai, kéo theo một lô các từ cũng hay bị phát âm sai như think, thought, thin, through…)
4. Strategic: Khi nhìn từ này, sẽ có nhiều bạn nghĩ “Từ này liên quan đến strategy, mà strategy thì đọc là stra-tơ-dʒi nên strategic sẽ là stra-tơ- dʒic chứ gì!” :)) Biết cách phát âm từ này bạn sẽ thấm thía ý nghĩa của việc tra từ điển bài bản và cẩn thận :)) Strategic phát âm muốn trẹo lưỡi luôn, vì âm “tr” cùng âm “ dʒ” là những âm phát âm ra nghe nặng và nhiều khi gây khó khăn trong việc phát âm sao cho đúng, đã thế lại còn kẹp giữa là âm “t” nhấn trọng âm nữa chứ! Thật sự là phải tập mấy lần mới quen được cách phát âm của từ này để nói cho thuận mồm /strəˈtiːdʒɪk/ - nhớ nha các bạn!
5. Japanese: Ở cuối sách tiếng Anh lớp 6 có danh sách phát âm của các nước (danh từ và tính từ) và hồi đó mình rất hay vọc đi vọc lại list này nên mình nhớ rõ cách phát âm của Japan và Japanese. Cũng là sự lầm tưởng như từ strategic, thì nhiều người cũng nghĩ Japan phát âm là dʒơ-pen (hoặc dʒơ-pan) thì Japanese sẽ là dʒơ-pen-nis (hoặc dʒơ-pan-nis). Nhưng ở đây có sự đổi nguyên âm giữa Japan và Japanese nhé:
Japan /dʒəˈpæn/
Japanese /dʒæpəˈniːz/ (nghĩa là đọc hao hao dʒa-pơ-nis)
(Cũng tương tự, có từ Canadian hay bị đọc sai do bị “suy diễn” từ từ Canada:
Canada /ˈkænədə/
Canadian /kəˈneɪdiən/ )
(Các bạn chú ý cả trọng âm của mỗi từ nữa nhé wink emoticon )
6. Chef: Vẫn còn ấn tượng mãi cô dạy mình mấy môn báo chí khi nói về MasterChef thì cứ nhầm thành “Mát-xtơ-chíp”. Còn hôm nọ xem ngẫu nhiên trên YouTube nghe đc chị Thúy Hạnh dẫn Top Chef là “Tóp-Chép” grin emoticon Đọc đúng “chef” là /ʃef/ với “ch” đọc là “shờ” và có âm cuối “ph” nhé. Các bạn ko thấy nếu từ “MasterChef” khi đc đọc đúng thành tiếng sẽ rất hay sao tongue emoticon
(Lưu ý: Chief thì lại đọc bth là /tʃiːf/ chứ ko cần đọc là shif nhé/
7. Status: Thiên biến vạn hóa :)), nào là thô thiển rời rạc như “xờ-ta-tút”, đến “sta-tút”, “stây-tút”, “ stây-tớt”… Chính xác là /ˈsteɪtəs/ (giống stây-tớts) hoặc /ˈstætəs/ (sta-tớts) nha.
Còn nhiều từ khác hay bị phát âm sai như education, together, television, assurance...
Chúc các bạn học tiếng Anh thật hiệu quả nhé!


Phân Biệt LEARN và STUDY

Kinh nghiệm thi TOEIC: phân biệt LEARN và STUDY
1. Learn:
-Trước hết, "learn" để chỉ việc học tự nhiên như các em bé học nghe học nói tiếng mẹ đẻ, không cần phải cố gắng như người lớn học ngoại ngữ mà vẫn phát âm trúng được. Ex: "Children learn to listen and speak from their parents." (Các em học nghe học nói từ bố mẹ.) Khi các em lớn rồi thì học đọc, học viết; đó là "study". "They study how to read and write at school."

-Study và learn đều là học, nhưng learn có nghĩa là hiểu.
You have to study something in order to learn how to do it=Bạn phải học về một việc rồi mới hiểu và làm việc đó.

Learn how to=Học cho biết cách.
Learn how to drive a car=Học lái xe.
I'm learning how to sing=Tôi đang học hát (không dùng study trong thí dụ này)

-Nhưng: Study to become a doctor=Học y khoa để thành bác sĩ.
(Người đang học lái xe hay ngoại ngữ gọi là learner.)

-"Learn that" hay "learn of" có nghĩa biết được điều gì, nghe nói, nghe tin.
I learned that you are going to France this summer=Tôi nghe nói anh/chị đi Pháp mùa hè này.
I learned of her death yesterday=Hôm qua tôi nghe tin bà ấy mất.

-Learn=hiểu ra điều gì mà tức đó không biết.
I soon learned that the best way is to keep quiet=Tôi chợt hiểu ra rằng cách tốt nhất là yên lặng.
So, what was learned from this experience...=Như vậy ta học được gì qua kinh nghiệm này...?

-Learn còn có nghĩa là học trực tiếp một tài khéo.
He learned pottery from the pottery shop=Anh ta học cách làm đồ gốm ngay trong xưởng làm đồ gốm.
This week we are going to learn about the American Civil War=Tuần này chúng tôi học về cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.

* Ðộng từ learn là động từ bất qui tắc, to learn/learned/learned (tiếng Mỹ).
Trong tiếng Anh bên Anh British English learnt viết có t: learn/learnt/learnt.

* Tĩnh từ: a learned man=nhà học giả uyên bác, thông thái.

Tóm lại: learn how to, learn of/about something, learn that... (biết rằng). Learn by heart=học thuộc lòng, learn from your mistakes=biết sửa lỗi mình=learn the hard way...
So sánh: học một môn học cấp cao: To study law=học luật, to study mathematics=học toán.

2. Study

* Động từ:

-To study=Học bài
I have to stay home to study for a quiz tomorrow=Tôi phải ở nhà để học ôn cho bài thi kiểm tra ngày mai.
Study to be a doctor=Học thuốc để thành bác sĩ.
He's studying biology at college=Anh ta học môn sinh vật học ở đại học.

-Study under=học môn gì dưới sự dạy dỗ của ai
Joshua Bell studied violin under the violinist and pedagogue Josef Gingol=Joshua Bell học vĩ cầm với nhạc sĩ và nhà sư phạm vĩ cầm Josef Gingold.

-Study còn có nghĩa là xét kỹ, nghiên cứu

We are studying the possibility of moving our offices=Chúng tôi đang xét xem có thể dọn văn phòng đi chỗ khác.
Researchers are studying how stress affects health=Các nhà khảo cứu đang nghiên cứu sự căng thẳng đầu óc ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người ta.

-Study=xem kỹ
They studied the map for a few minutes before starting the journey=Họ xem bản đồ một lúc rồi mới khởi hành.

* Danh từ:

Study=Sự học, môn học
Study group=Nhóm học chung
Study hall=Phòng học
Study còn có nghĩa là phòng đọc sách trong nhà hay văn phòng luật sư

-Số nhiều của danh từ study là studies.

-Linguistics is the study of language=Môn ngôn ngữ học là môn học về ngôn ngữ.

-Learned professions=Các nghề chuyên môn bác học như bác sĩ, luật sư.
Đọc thêm:


Một số từ vựng chỉ " người bạn " trong tiếng anh

*** What is a friend? -- Thế nào là một người bạn? ***
A true friend is... --> Một người bạn thật sự là...
- someone who will talk to you.
-- người sẽ chuyện trò với bạn.
- someone who will laugh with you.
-- người sẽ cười đùa với bạn.
- someone who will cry with you.
-- người sẽ khóc cùng bạn.
- someone who will complement you.
-- người sẽ bổ khuyết cho những phần thiếu sót mà bạn đang có.
- someone who will cheer you up.
-- người sẽ khích lệ bạn.
- someone who will let you win sometimes.
-- người thi thoảng sẽ nhường cho bạn phần thắng.
- someone who remembers your birthday.
-- người nhớ ngày sinh nhật của bạn.  học tiếng anh online tốt nhất
- someone who knows when you are sad.
-- người biết khi nào bạn buồn.
- someone who has fun with you.
-- người cùng với bạn có những phút giây thật vui vẻ.
- someone who will make you smile.
-- người sẽ làm bạn mỉm cười.
- someone who will let you be yourself.
-- người sẽ để cho bạn được là chính bạn.
- someone who wants to see you.
-- người muốn được trông thấy bạn.
- someone who does not want to be better than you.
-- người không muốn nhỉnh hơn bạn.
- someone who understands you.
-- người hiểu bạn.
- someone who encourages you.
-- người động viên bạn.
- someone who makes you strong.
-- người làm bạn thấy mạnh mẽ.
- someone who likes to make you happy.
-- người muốn làm cho bạn thấy hạnh phúc.
- someone who is nice to you.  nghe tiếng anh online
-- người đối xử tốt với bạn.
- someone who will stand by your side.
-- người sẽ đứng bên cạnh bạn khi bạn cần.
- someone who will play with you.
-- người sẽ vui đùa cùng bạn.
- someone who want to celebrate with you.
-- người muốn ăn mừng cùng với bạn.
- someone who you can trust.
-- người mà bạn có thể đặt lòng tin.
- It is nice to have friends.
-- Thật tốt đẹp khi ta có được những người bạn.
Xem thêm :

Zing Blog

Sự khác nhau giữa ''you're welcome'' và ''my pleasure''

"You're welcome" có khác biệt với "My pleasure" or "it was my pleasure" không? 
Để đáp lại "thank you" thì chúng ta sẽ dùng câu nào đáp lại, "you're welcome" hay "my pleasure"?

Khi ai cám ơn mình vì đã giúp người ấy một việc gì, và nói: "Thank you for your help", ta trả lời: "You're welcome" (Không có chi, dạ không dám). 
Cũng có khi để diễn tả ý mạnh hơn, ta dùng câu "My pleasure" hay "Pleasure is mine" hay "Pleasure was all mine" nghĩa là "Tôi phải cám ơn bạn mới phải vì giúp bạn là niềm vinh hạnh của tôi." 

1. "Welcome" là một tĩnh từ như trong câu "to make someone welcome" (niềm nở tiếp đãi ai) có nghĩa "cứ tự nhiên"
VD: "If you want to finish my French fries you're welcome to them" (Nếu bạn muốn ăn nốt chỗ khoai tây chiên của tôi thì cứ tự nhiên. 

2. Welcome có thể làm danh từ (noun). 
VD: The Spanish soccer team was given a warm welcome (Đội banh Tây ban Nha được đón chào nồng nhiệt).

3. Welcome cũng có thể làm động từ, có nghĩa là chào mừng, đón nhận một ý kiến hay đề nghị. For example: The president of the company was busy welcoming the guests. (Ông chủ tịch công ty bận chào dón khách.) I whole-heartedly welcome your suggestion (tôi nhiệt thành hoan nghênh đề nghị của bạn.
VD:
- Welcome home! (Mừng bạn trở về nhà!) Welcome to America! (Mừng bạn tới Mỹ!)
- Bắt tay một người mới vào làm ở sở bạn, hay mới nhập hội, bạn nói "Welcome aboard." Nghĩa đen là "Mừng bạn lên tàu" nhưng nghĩa bóng là "Mừng bạn vào sở (hội) mới."


30 cấu trúc thông dụng với To HAVE


Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 30 cấu trúc nâng cao sử dụng với "to Have", đôi khi chúng ta sẽ bắt gặp trong đề thi TOEIC và các tài liệu TOEIC nâng cao. Vậy cùng ghi nhớ dần dần các cụm từ sau nhé!

• To have a bad liver: Bị đau gan
• To have a bare competency: Vừa đủ sống
• To have a bath: Tắm
• To have a bee in one’s bonnet: Bị ám ảnh
• To have a bias against sb: Thành kiến với ai
• To have a bit of a scrap with sb: Cuộc chạm trán với ai
• To have a bit of a snog: Hưởng một chút sự hôn hít và âu yếm
• To have a blighty wound: Bị một vết thương có thể được giải ngũ



• To have a bone in one’s last legs: Lười biếng
• To have a bone in one’s throat: Mệt nói không ra hơi
• To have a bone to pick with sb.: Có việc tranh chấp với ai; có vấn đề phải thanh toán với ai
• To have a brittle temper: Dễ giận dữ, gắt gỏng
• To have a broad back: Lưng rộng
• To have a browse in a bookshop: Xem lướt qua tại cửa hàng sách
• To have a cast in one’s eyes: Hơi lé
• to have a catholic taste in literature: ham thích rộng rãi các ngành văn học
• To have a chat with sb: Nói chuyện bâng quơ với người nào
• To have a chew at sth: Nhai vật gì
• To have a chin-wag with sb: Nói chuyện bá láp, nói chuyện nhảm với người nào
• To have a chip on one’s shoulder: (Mỹ) Sẵn sàng gây chuyện đánh nhau
• To have a cinch on a thing: Nắm chặt cái gì
• To have a claim to sth: Có quyền yêu cầu việc gì
• To have a clear utterance: Nói rõ ràng
• To have a clear-out: Đi tiêu
• To have a close shave of it: Suýt nữa thì khốn ròii
• To have a cobweb in one’s throat: Khô cổ họng
• To have a cock-shot at sb: Ném đá
• To have a cold: Bị cảm lạnh
• To have a comical face: Có bộ mặt đáng tức cười
• To have a comprehensive mind: Có tầm hiểu biết uyên bác
• To have a concern in business: Có cổ phần trong kinh doanh
• To have a connection with..: Có liên quan  với
• To have a contempt for sth: Khinh thường việc gì
• To have a corner in sb’s heart: Được ai yêu mến
• To have a cough: Ho
• To have a crippled foot: Què một chân
• To have a crush on sb: Yêu, mê, phải lòng người nào
• To have a cuddle together: Ôm lấy nhau
• To have a debauch: Chơi bời rượu chè, trai gái

MỘT SỐ ĐỘNG TỪ ĐẶC BIỆT TRONG TOEIC


Các bạn đã thuộc những nội động từ thường xuất hiện trong Bài test toeic chưa nhỉ? Nếu đã thuộc rồi thì hãy tiếp tục làm quen với vài động từ đặc biệt nữa nhé.


Ta gọi những động từ trong nhóm dưới đây là ngoại động từ có hai tân ngữ:
  • send/teach/give/offer/pay + sb + sth
  • send/teach/give/offer/pay + sth to sb
  • buy/bring + sb + sth
  • buy/bring + sth for sb

Nếu đề bài đố chủ động/bị động với những động từ này, kiểm tra xem sau động từ đã có đủ hai thành phần tân ngữ như trong cấu trúc trên hay chưa. Nếu đã đủ hai tân ngữ thì để dạng chủ động. Nếu thiếu mất một tân ngữ thì khả năng là bị động rất cao. Chọn được đáp án rồi thì đọc lại kiểm tra sẽ nhanh hơn rất nhiều so với dịch nghĩa từ đầu.
Luyện tập nào:

1. My manager is never willing to … any bonus to employees like us even though we have worked very hard to achieve the targets.
A. pay
B. pays
C. be paid
D. paying
2. I have never imagined that someday I would … a chance to work in such a famous firm.
A. offer
B. be offering
C. offered
D. offering
Đọc thêm:

Bí quyết giúp bạn nghe tiếng Anh hiệu quả hơn bao giờ hết


Đọc thêm:

luyện thi ielts ở đâu tốt nhất
ielts writing topics
luyện nghe tiếng anh ielts

Bạn gặp khó khăn khi nghe tiếng Anh? Đừng lo. Đây là 1 số bí quyết giúp bạn có thể luyện nghe tiếng Anh một cách cực kì hiệu quả. Hãy tham khảo và cùng áp dụng nhé!

A. Nghe thụ động:

1. – ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu:


Hãy nghe! Đừng hiểu.

Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh. Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút.

Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng,Tự học tiếng Anh rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).

Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết – ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch

Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối ‘tắm ngôn ngữ’ đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt.  Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục ‘tắm ngôn ngữ’ Việt cho đến 4, 5 năm nữa!




2 – Nghe với hình ảnh động.

Nếu có giờ hãy luyện nghe tiếng Anh bằng cách xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronunciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh – thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. tu hoc anh van giao tiep Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thứ hai để tắm ngôn ngữ.luyen thi toeic online

B. Nghe chủ động.

1. Bản tin special english:

– Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.Học tiếng Anh giao tiếp

(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là ‘stay tuned’, nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!)

2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’

– Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.

Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.

3. Một số bài Audio:

Nghe nhiều lần, trước khi đọc script. Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là ‘tôm-b(ơ), bơri’ – sau này nghe chữ ‘tum, beri’ tôi chẳng hiểu gì cả – dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!)

học tiếng anh giao tiếp ở đâu hoc tieng anh giao tiep co ban hoc tieng anh online mien phi

4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.

Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).

Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.

Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.

Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.

Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước.

Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.

Những câu nên tránh khi nói chuyện với người nước ngoài

Văn hóa là yếu tố liên quan mật thiết đến một ngôn ngữ. Chính vì vậy, khi nghe nói tiếng Anh, bạn cũng cần học cách không nên nói những gì trong ngữ cảnh nhất định. 

Điều này khá quan trọng trong bài thi Ielts.
Dưới đây là những chủ đề nên được tránh nói đến trong câu chuyện với những người chỉ ở mức độ quen biết.
Weight: cân nặng
Những câu hỏi sau đây được dễ bị xem là khiếm nhã:
- Hey, did you gain some weight since we met? (Này, cậu lại tăng cân kể từ lần cuối chúng ta gặp nhau đúng không?)


- You have put on some pounds, haven’t you? (Bạn tăng cân đúng không?)
Tăng cân thường là điều không vui với phần lớn mọi người, vì vậy bạn nên tránh đề cập đến điều này.
Trong khi đó, việc một người giảm cân có thể là thành tích tập luyện, ăn kiêng nhưng cũng có thể bởi ốm đau, mệt mỏi, gặp chuyện không vui. Hãy tưởng tượng, bạn tỏ vẻ vui mừng khi lâu ngày không gặp một người bạn và hỏi họ "Hey, you lost weight, you looks great?" (Cậu giảm cân đúng không, trông đẹp đấy) và được người bạn trả lời: "I am dying of cancer." (Tôi bị ung thư).
Đặc biệt, câu hỏi "Are you pregnant?" (Chị có bầu à?) dành cho phụ nữ là điều tối kỵ. Nếu có thai, cô ấy đã chủ động thông báo tin vui này cho mọi người theo những cách khác nhau. Nếu cô ấy trả lời là "I am just fat" (Không, chỉ là tôi béo thôi), cả hai sẽ rơi vào tình huống không thoải mái.
nhung-dieu-nen-tranh-hoi-khi-noi-chuyen-voi-nguoi-nuoc-ngoai-1
Looks: diện mạo, ngoại hình
Nếu ai đó có thay đổi về diện mạo, bạn cũng không nên đưa ra nhận xét hoặc dò hỏi. Những câu nói sau nên được cho vào "danh sách hạn chế":
- Oh my God, are you OK? (Chúa ơi, bạn ổn chứ?)
- Why do you look so ___ (tired, older)? (Sao bạn trông mệt mỏi/ già hơn thế?)
- Didn’t you wear make-up? (Bạn không trang điểm à?)
Flaws: những khiếm khuyết
Những điểm bất thường trên khuôn mặt người đối diện như một vết sẹo mới, mắt bị thâm… là những điều bạn không nên hỏi. Câu hỏi nên tránh trong trường hợp này là:
- What’s wong with your ___? (nose, eye, skin) (Có chuyện gì với da/mắt/mũi... của bạn vậy?)
Một yếu tố nhạy cảm khác chính là mụn, được gọi là acne /ˈæk.ni/, zit /zɪt/ hay /ˈpɪm.pl̩/ trong tiếng Anh. Nếu nhìn thấy mụn, mẩn trên khuôn mặt người đối diện, bạn không nên hét lên:
- Ronnie, what’s that red thing on your nose? (Ronnie, cái gì đỏ đỏ ở trên mũi cậu vậy?)
Tuy nhiên, đối với người thân thiết, việc bạn nhận thấy những thay đổi nhỏ và hỏi thăm về chúng lại cho thấy sự quan tâm sâu sắc. Chính vì vậy, những câu nói được xem là bất lịch sự hay lịch sự cần được đặt vào mỗi ngữ cảnh xem xét nhất định.
Có thể bạn quan tâm:

HỌC PHÁT ÂM CHUẨN, PHẢN XẠ NHANH TRONG TIẾNG ANH



 1. PHÁT ÂM
Bạn đang thắc mắc vì sao cách học phát âm lại đóng vai trò quan trọng trong cách luyện nghe nói tiếng anh hiệu quả đúng không . Thực chất đây là mấu chốt rất quan trọng để có thể nghe tiếng anh. 
Hãy hình dung nếu ta biết và học thuộc biết nhiều từ vựng , thì cách nghe tiếng anh sẽ tăng ư ??? . Hoàn toàn sai 100% nhé . Chúng ta có học thuộc và biết nghĩa của hàng ngàn , thậm chí chục ngàn từ nhưng phát âm của những từ vựng này ta không nắm rõ thì nó sẽ không có ý nghĩa gì trong việc nghe hiểu người khác đang nói gì cả. Việc học phát âm , giúp khi giao tiếp , não ta sẽ tự định hình “ Âm thanh “ - > Chuyển thành ký tự là “ Từ vựng “ . Nếu khả năng phát âm của bạn cực tốt , thì khi âm thanh của người nói phát lên , bạn sẽ nhận ra đó là từ vựng hay câu nói nào . Mặc dù có thể chúng chỉ biết từ đó nhưng không hiểu từ đó là gì. ĐÂY LÀ BƯỚC CỰC KÌ QUAN TRỌNG CÁCH LUYỆN NGHE NÓI TIẾNG ANH HIỆU QUẢ NHẤT

Đăng ký thi toeic ở đâu


2. TỪ VỰNG 
TỪ VỰNG LÀ BƯỚC THỨ 2 CỰC KÌ QUAN TRỌNG TRONG CÁCH NGHE TIẾNG ANH HIỆU QUẢ NHẤT. Giả sử khi đã nhuần nhuyễn cách phát âm, thì khi giao tiếp tiếng anh, bạn chỉ có thể biết được mặt chữ, hình dung phương pháp viết câu nói và mường tượng trong đầu nhưng bạn không thể hiểu người khác đang nói gì? Vậy tức là người học chỉ nghe mà không hiểu được. Điều này thật tồi tệ và chẳng giúp ích gì cho việc nghe tiếng anh hiệu quả phải không nào? Để giải quyết vấn đề này, hãy cố gắng hiểu nghĩa của từ bằng cách học thuộc lòng nghĩa của chúng.

3. SỰ PHẢN XẠ 
Biết nghĩa từ vựng và phát âm là 2 yếu tố quan trọng nhất trong cách nghe tiếng anh hiệu quả. Chỉ cần thành thạo 2 yếu tố này là người học có thể nghe tiếng anh hiệu quả và hiểu người nói cực kì chuẩn xác rồi chứ? Câu trả lời là chưa nhé, đó là vì chúng ta cần sự phản xạ nữa. Phản xạ đó là gì, đó là khi chúng ta nghe tiếng anh, quá trình bắt đầu khi nghe phát âm tiếng anh và đoán nghĩa phải diễn ra thật nhanh chóng, thậm chí là 2 quá trình này gần tốc độ tương đương nha. Thì khi giao tiếp với người bản xứ, ta mới có thể nghe hiểu khi họ nói nhanh và tốc độ được. 

Trên đây là 3 yếu tố cực kỳ quan trọng để luyện nghe tiếng anh hiệu quả. Tuy nhiên để chọn cho mình một giáo trình để biết bắt đầu học nghe tiếng anh hiệu quả thì cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên thật may mắn cho chúng ta , StudyPhim.vn đã giải quyết hiệu quả 3 vấn đề trên bằng cách luyện nghe tiếng anh qua phim cực kì hữu ích qua công cụ luyện nghe thông minh.
Có thể bạn quan tâm:
TOEIC Test

Luyen thi toeic cap toc, hoc toeic cap toc