Khi ở môi trường giao tiếp tiếng anh văn phòng có một số từ tiếng bạn nên tránh sử dụng nếu không muốn gây ra những hiểu lầm đáng tiếc, hay tác động xấu đến không khí làm việc với đồng nghiệp hay đối tác nước ngoài. Bài viết ngày hôm nay xin được chia sẻ cho các bạn một số từ ngữ bạn nên tránh khi giao tiếp tiếng Anh trong môi trường làm việc nhé:
Từ ngữ tiêu cực : Sự tiêu cực là điều mà chúng ta luôn muốn tránh trong công việc lẫn trong cuộc sống. Tuy nhiên, những từ ngữ được diễn đạt với giọng tiêu cực có thể tạo ra những cảm xúc không tốt với những người xung quanh dù bạn thậm chí không nhận thấy. Đi kèm với từ ngữ là những yếu tố như cường độ giọng nói, cử chỉ và cách mở đầu lời lời nói… Vì vậy, nếu có thể, bạn nên những từ tiếng Anh như “unfortunately”, “mistake”, “problem”, “never”, “error”, “late”, “wrong”, “cannot” và đặc biệt là “do not” khi nói chuyện với đồng nghiệp.
Thay vì nói: “Unfortunately, if you miss a meeting again, our team will have to handle this project without you, and I don’t want that to happen” (Thật không may là nếu anh còn lỡ buổi họp mặt lần nữa thì đội chúng ta sẽ phải thực hiện dự án mà không có anh, và tôi thì không muốn điều đó xảy ra), hãy nói “Please remember to come to our weekly meetings, as your teammates value your input, and this project is an opportunity for you” (Nhớ đến buổi họp mặt của chúng ta hàng tuần nhé, vì đồng đội đánh giá sự đóng góp của của cậu và dự án này là một cơ hội tốt của cậu đấy).
Có một thói quen xấu thường được duy trì trong các cuộc nói chuyện – sử dụng những trạng từ không mang lại hiệu quả trong diễn đạt như “literally”, “just”, “actually”, “really”, “basically”, “totally”, “very” (chính xác, chỉ là, thực sự, về cơ bản, hoàn toàn, rất).
Bạn nên tránh những câu diễn đạt như: “I literally can’t stand to watch this, I feel very anxious about this project” (Tôi thực sự không thể chịu nổi chứng kiến điều này nữa, tôi cảm thấy rất lo lắng về dự án này”, “You can totally hold a meeting in my office” (Anh hoàn toàn có thể tổ chức một buổi gặp mặt trong văn phòng của tôi ), “I just want you to know that…” (Tôi chỉ muốn anh biết là…).
Kiểu diễn đạt này khiến người khác cảm giác bạn thiếu tự tin. Nếu có một ý tưởng hay câu hỏi gì, bạn chỉ việc nói thẳng ra. Bạn không nên phải mở đầu cuộc hội thoại bởi những từ ngữ rào trước đón sau, cũng không cần phải xin phép để mình trở thành một phần của cuộc nói chuyện. Những trạng từ kiểu này sẽ phản chủ nếu được dùng quá nhiều.
Tính từ thừa: Tính từ được dùng để giải nghĩa cho danh từ. Tuy nhiên, nhiều người có xu hướng dùng nhiều tính từ tích cực như “great”, “excellent”, “wonderful”, “awesome” để khiến giọng nói của mình nghe vui vẻ hơn. Ví dụ: “This amazing website has a great search engine for marketing materials” (Website đáng kinh ngạc này có một công cụ tìm kiến tuyệt vời cho các yếu tố trong marketing), “Awesome. Well, I’m going to get some lunch.” (Tuyệt vời, tôi sẽ đi ăn trưa). Việc sử dụng một cách thường xuyên sẽ khiến chính giá trị của những từ này giảm đi. Vì vậy, khi bạn thực sự muốn nói điều gì thực sự như vậy, những tính từ bị bạn vô tình “hạ giá” sẽ không thực hiện được nhiệm vụ diễn đạt bạn mong muốn.
Những từ như: Um, Uh…: Những từ được gọi là “fillers” chuyên lấp khoảng trống giữa các câu nói thường xuất hiện trong giao tiếp thông thường hằng ngày. Tuy nhiên, trong kinh doanh, công việc, những từ như vậy khiến diễn đạt của bạn bị giảm rõ ràng, thiếu chính xác đi. Kiểu ậm ừ này còn khiến những trường hợp bạn muốn nói mạnh mẽ, quyết liệt bị giảm tác dụng.
Để giải quyết vấn đề này, bạn nên theo dõi mức độ sử dụng các từ “fillers” của mình như thế nào, chuẩn bị trước nội dung mình sẽ nói khi họp, nói chuyện với đối tác và chú ý điều chỉnh tốc độ nói. Khi bạn cần một vài giây để dừng lại: hãy im lặng thay vì chèn vào từ “Uhm…”. Im lặng là vàng.
Ngôn ngữ đem tới cho chúng ta những kiệt tác văn học nhưng cũng có thể “hãm hại” bạn nếu không sử dụng hợp lý. Khi làm việc với đồng nghiệp, đối tác nước ngoài bằng tiếng Anh, thậm chí là với người Việt, bạn nên chú ý tránh những từ ngữ không mang lại hiệu quả diễn đạt
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét