Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

TỪ VỰNG NÊN HẠN CHẾ DÙNG TRONG GIAO TIẾP TIẾNG ANH

Các bạn nên đọc tin tức online bằng tiếng Anh hoặc sử dụng phần mềm học tiếng anh giao tiếp hoặc học trên website học tiếng anh online tốt nhất,Tham gia khóa học tiếng anh cho người đi làm, khóa học anh văn giao tiếp cơ bản, v.v… để nâng cao khả năng giao tiếp tiếng anh nhé!
That – Đó, cái đó
Trong hầu hết các hoàn cảnh, “that” thường là từ thừa và không cần thiết. Hãy cầm 1 tờ giấy bất kỳ, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp 1 câu có chứa “that”. Sau đó hãy cầm tờ giấy đó lên và đọc lớn. Nếu câu đó vẫn có nghĩa mà không cần sử dụng “that”, vậy hãy bỏ từ này ra khỏi từ điển. Đừng sử dụng “that” nếu bạn đề cập đến người. Ví dụ, trong câu “I have several friends that live in the neighborhood”, đừng sử dụng “that” mà hãy sử dụng “who”.
Went – Đã tới
Bạn thường sử dụng “go” hay “went” trong những câu như “I went to school” (Tôi tới trường) hoặc tới cửa hàng, siêu thị… Tuy nhiên, thay vì sử dụng “go” hay “went”, hãy dùng các từ khác thay thế như drove (đi, lái), skated (trượt, đi), walked (đi bộ), ran (chạy), flew (bay). Có rất nhiều động từ để thể hiện sự di chuyển. Hãy chọn 1 trong số những từ đó. Đừng lười biếng mà hãy ghi nhớ nó để sử dụng trong những câu chuyện sau này.
Honestly – Thành thực
Thành thực mà nói thì cậu khá là đẹp trai” – Honestly chỉ dùng để nhấn mạnh cho một câu khẳng định, nhưng thực ra khi dùng từ đó, người nghe sẽ nghĩ ngay là bạn đang… khen đểu hoặc không thành thực tí nào.
Absolutely – Tuyệt đối
Tớ tin tưởng cậu tuyệt đối luôn đó – Hmm”, Có vẻ tác dụng của từ này cũng giống với Honestly, người ta sẽ nghĩ nó… bình thường thôi nếu bạn dùng từ này, khi dùng một câu tiếng Anh, đừng nhấn mạnh nó quá đà bằng Absolutely nhé.
Trong văn hóa công sở những nước phương tây, các vị sếp đã dần bỏ hẳn từ này trong thư từ gửi nhân viên, vì câu “Việc quan trọng” – nghe chuyên nghiệp và đỡ trẻ con hơn hẳn câu “việc tuyệt đối quan trọng”.
Very – Rất
“Very” là một từ mang tính chủ quan rất cao, bạn thấy chưa, bạn còn chưa biết nó cao thế nào thì tôi đã “rất” rồi? Với các câu mang tính khẳng định trong tiếng Anh , từ “very” hiện giờ đã không còn cần thiết nữa, ví dụ “Trời đang rất lạnh đấy nhé” – Thế nào là rất lạnh cơ? tôi có thấy lạnh đâu, tôi là một chú gấu Bắc Cực mà.
Thay vì dùng từ này, bạn hãy cố mô tả xem cái sự “rất” nó đến đâu nhé, ví dụ như “trời đang lạnh 10 độ đấy!”.
----------------------------------------------

Một số từ dễ gây nhầm lẫn khi làm thi TOEIC

Cùng ôn lại cách sử dụng một số từ dễ gây nhầm lẫn khi làm bài thi TOEIC  nhé!

•Continous: liên miên/suốt (hành động không có tính cách quãng)
A continous flow of traffic (Dòng xe cộ chạy liên miên bất tận).

• As (liên từ) = Như + Subject + verb.
When in Roma, do as Romans do (Nhập gia tùy tục).

• Like (tính từ dùng như một giới từ) + noun/noun phrase
He fought like a mad man (Anh ta chiến đấu như điên như dại).

• Alike (adj.): giống nhau, tương tự
Although they are brother, they don’t look alike.

• Alike (adverb): như nhau
The climate here is always hot, summer and winter alike.

• As: như/ với tư cách là (dùng trong so sánh khi bản thân chủ ngữ có chức năng như vật/người được so sánh)
Let me speak to you as a father (Hãy để tôi nói với cậu như một người cha)

• Like: như là (dùng trong so sánh khi bản thân chủ ngữ và cái/người so sánh không phải là một hoặc không có chức năng đồng nhất)
Let me speak to you like a man above (Hãy để tôi nói với anh như một người bề trên).

• Before: trước đây/trước đó (dùng khi so sánh một thứ với tất cả các thứ khác cùng loại)
She has never seen such a beautiful picture before (Cô ta chưa bao giờ nhìn thấy một bức tranh đẹp như thế trước đây).
Before: Trước (chỉ một sự việc xảy ra trước một sự việc khác trong quá khứ, thường dùng với Past Perfect)
He lived in France in 1912, he had lived in England 4 years before.

• Ago: trước (tính từ hiện tại trở ngược về quá khứ, thường dùng với Simple Past)
I went to England 3 years ago.

• Certain: chắc chắn (biết sự thực)
Certainly/ I’m certain that he didn’t steal it (Tôi chắc chắn rằng hắn ta không lấy cái đó).

• Sure: tin rằng (không biết chắc, nói theo cảm nhận, nghĩa là yếu hơn certain)
Surely/ I am sure that he did not steal it (Tôi tin rằng hắn không lấy thứ đó).

• Indeed: Very+indeed (sau một tính từ hoặc một phó từ)
Thank you very much indeed.
I was very pleased indeed to hear from you.
Indeed dùng sau to be hoặc một trợ động từ nhằm xác nhận hoặc nhấn mạnh cho sự đồng ý (thường dùng trong câu trả lời ngắn).
It is cold / - It is indeed.
Henny made a fool of himself / - He did indeed.

• Ill (British English) = Sick (American English) = ốm
George didn’t come in last week because he was ill (=he was sick)

Nắm được thêm những từ gây nhầm lẫn này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong quá trình luyện thi TOEIC đấy!
-----------------------------------------------------

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Làm sao để phát âm tiếng Anh chuẩn hơn?

Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều người bảo:
“TOEIC cần quái gì phải đến lớp học, tài liệu trên mạng đầy, ở nhà tự học là được”
Hoàn toàn chính xác luôn! Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tự hoc TOEIC như thế nào là hiệu quả và đúng phương pháp nhất. Rất nhiều, rất nhiều những bạn tự luyện thi TOEIC online, kết thúc với 1 số điểm không như ý và 1 tâm lý chán nản, ghét bỏ tiếng Anh. Hãy tham khảo thêm tài liệu luyện thi toeic để học thêm nhé!

1. Không phát âm âm cuối khi phát âm tiếng Anh

Đây là lỗi phát âm tiếng Anh phổ biến của người việt
Một điều cần nhớ để phát âm tiếng Anh giúp người nghe hiểu được các bạn nói gì thì các bạn phải phát âm đuôi. Lỗi của người Việt là không phát âm âm đuôi vì tiếng Việt của chúng ta đọc rất ngắn gọn không phát âm âm đuôi và các bạn áp dụng thói quen vào việc phát âm tiếng Anh

Làm sao để phát âm tiếng Anh chuẩn hơn?
Nếu bạn không phát âm âm đuôi dễ gây những hiểu nhầm cho người nghe và dẫn đến những tình huống nhầm lẫn do hai người không hiểu ý nhau. Vì thế, để không khiến người khác hiểu lầm ý của mình thì các bạn đừng có lười trong việc đọc âm đuôi

 2. Việt hóa tiếng Anh khi học phát âm tiếng Anh

Ví dụ cụ thể việc phát âm Việt hóa của người Việt
– /ei/ thường được người Việt phát âm thành ê và ây
– /əʊ/ đa phần người Việt lại đọc là ô
Road / rəʊd/: người Việt đọc là rốt
Coat / cəʊt/: chúng ta thường phát âm sai là cốt
– /ð/: thường bị phát âm sai là dơ
Together /tə’geðə/: từ này bị Việt hóa thành tugedờ
3. Không phân biệt được trọng âm của tiếng Anh : Một trong những lỗi phát âm tiếng Anh nghiêm trọng của người Việt
Người Việt có điểm yếu rất lớn là khi nói tiếng Anh không phân biệt được trọng âm của tiếng Anh. Trong khi phần trọng âm là một phần rất quan trọng bởi nếu nói sai thì người bản xứ không thể hiểu mình nói gì. Điều này xuất phát từ việc tiếng Việt đơn âm tiết và người Việt thường quen đọc từng âm tiết và không có trọng âm nên chúng ta đọc đều đều các từ mà không có trọng âm. Cách đọc đó khiến người nghe cảm thấy từ nào cũng như từ nào và chúng ta cảm thấy thiếu tự tin nói tiếng Anh.
4. Bỏ qua âm /s/ khi phát âm tiếng Anh : Trong câu: He likes reading book có nhiều bạn không đọc âm /s/ trong từ likes
Please! Go up thì chúng ta lại cho thêm âm /s/ vào từ up
5. Đọc các từ nối trong tiếng anh rời rạc  :Ví dụ những từ chúng ta cần nối âm với nhau như là: them_in hay can_i thì người chúng ta thường đọc chúng một cách rất rời rạc.
6. Không biết lên xuống ngữ điệu một các linh hoạt. :Trong tiếng Anh thì có rất nhiều thanh điệu và linh hoạt hơn tiếng Việt. Vì thế, người Việt khi nói tiếng Anh thường không biết lên chỗ nào và xuống chỗ nào nên họ nói tiếng Anh một cách đều đều không có ngữ điệu. Người Anh nghe thấy thế sẽ cảm thấy rất là đơn điệu. Bạn hãy nghe bài hát “beatiful”, bạn sẽ thấy phát âm tiếng Anh có ngữ điệu thì hay như thế nào? Hi vọng nghe xong bài hát này sẽ khiến cho các bạn muốn phát âm tiếng Anh chuẩn và hay như thế
(ST)

Những điều cần biết về TOEIC

Hôm nay mình sẽ chia sẻ với mọi người Những điều cần biết về TOEIC nhé!
TOEIC là gì và tại sao chúng ta cần phải học TOEIC?
TOEIC (viết tắt của Test of English for International Communication – Bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế) là một bài thi nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh dành cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (không phải tiếng mẹ đẻ), đặc biệt là những đối tượng muốn sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế. Kết quả của bài thi TOEIC phản ánh mức độ thành thạo khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong các hoạt động như kinh doanh, thương mại, du lịch… Kết quả này có hiệu lực trong vòng 02 năm và được công nhận tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

TOEIC dùng để làm gì?

Trước đây tại Việt Nam, nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức… thường sử dụng chứng chỉ tiếng Anh phân chia theo cấp độ A, B, C (chứng chỉ ABC) như một tiêu chí ngoại ngữ để đưa ra quyết định về tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp xếp nhân sự hay bố trí nhân viên tu nghiệp tại nước ngoài. Tuy nhiên trong khoảng 07 năm trở lại đây, chứng chỉ TOEIC nổi lên như một tiêu chuẩn phổ biến hơn để đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh của người lao động.Xuất phát từ thực tế đó, nhiều trường Đại học, Cao đẳng đã đưa TOEIC vào chương trình giảng dạy và lựa chọn bài thi TOEIC để theo dõi sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh đối với sinh viên theo từng học kỳ, năm học hoặc sử dụng làm chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên tốt nghiệp. Chính vì những lý do đó nên việc học TOEICluyện thi TOEIC và tham dự kỳ thi TOEIC đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang kiến thức với nhiều sinh viên và người đi làm.

Cấu trúc của bài thi TOEIC

Bài thi TOEIC truyền thống là một bài kiểm tra trắc nghiệm bao gồm 02 phần: phần thi Listening (nghe hiểu) gồm 100 câu, thực hiện trong 45 phút và phần thi Reading (đọc hiểu) cũng gồm 100 câu nhưng thực hiện trong 75 phút. Tổng thời gian làm bài là 120 phút (2 tiếng).
  • Phần thi Nghe hiểu (100 câu / 45 phút): Gồm 4 phần nhỏ được đánh số từ Part 1 đến Part 4. Thí sinh phải lần lượt lắng nghe các đoạn hội thoại ngắn, các đoạn thông tin, các câu hỏi với các ngữ âm khác nhau như: Anh – Mỹ, Anh – Anh, Anh – Canada & Anh – Úc để trả lời.
  • Phần thi Đọc hiểu (100 câu / 75 phút): Gồm 3 phần nhỏ được đánh số từ Part 5 đến Part 7 tương ứng với 3 loại là câu chưa hoàn chỉnh, nhận ra lỗi sai và đọc hiểu các đoạn thông tin. Thí sinh không nhất thiết phải làm tuần tự mà có thể chọn câu bất kỳ để làm trước.
Mỗi câu hỏi đều cung cấp 4 phương án trả lời A-B-C-D (trừ các câu từ 11-40 của part 2 chỉ có 3 phương án trả lời A-B-C). Nhiệm vụ của thí sinh là phải chọn ra phương án trả lời đúng nhất và dùng bút chì để tô đậm ô đáp án của mình.
Hi vọng Những điều cần biết về TOEIC này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về mục tiêu học Tiếng Anh mình cần đạt được nhé.

TOEIC là gì? Tại sao lại phải học và thi TOEIC?

Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều người bảo:
“TOEIC cần quái gì phải đến lớp học, tài liệu trên mạng đầy, ở nhà tự học là được”
Hoàn toàn chính xác luôn! Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tự hoc TOEIC như thế nào là hiệu quả và đúng phương pháp nhất. Rất nhiều, rất nhiều những bạn tự luyện thi TOEIC online, kết thúc với 1 số điểm không như ý và 1 tâm lý chán nản, ghét bỏ tiếng Anh. Hãy tham khảo thêm tài liệu luyện thi toeic để học thêm nhé!
TOEIC (viết tắt của Test of English for International Communication – Bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế) là một bài thi nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh dành cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (không phải tiếng mẹ đẻ), đặc biệt là những đối tượng muốn sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế. Kết quả của bài thi TOEIC phản ánh mức độ thành thạo khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong các hoạt động như kinh doanh, thương mại, du lịch… Kết quả này có hiệu lực trong vòng 02 năm và được công nhận tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Lịch sử hình thành

Chương trình thi TOEIC được xây dựng và phát triển bởi Viện Khảo thí Giáo dục (ETS – Educational Testing Service), Hoa Kỳ – một tổ chức nổi tiếng và uy tín chuyên cung cấp các chương trình kiểm tra trắc nghiệm như TOEFL, GRE, GMAT… theo đề nghị từ Liên đoàn Tổ chức Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) kết hợp với Bộ Công thương Quốc tế Nhật Bản – MITI (nay là Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản – METI) vào năm 1979.  Bài thi TOEIC được thiết kế dựa trên cơ sở tiền thân của nó là chương trình trắc nghiệm TOEFL. Và tính đến nay, sau hơn 35 năm, ETS đã tổ chức kiểm tra cho nhiều triệu lượt người tham dự trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, TOEIC bắt đầu được tổ chức thi từ năm 2001 thông qua đại diện là IIG Việt Nam, được ưa thích và phổ biến rộng rãi hơn khoảng 5 năm sau đó.

TOEIC dùng để làm gì?

Trước đây tại Việt Nam, nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức… thường sử dụng chứng chỉ tiếng Anh phân chia theo cấp độ A, B, C (chứng chỉ ABC) như một tiêu chí ngoại ngữ để đưa ra quyết định về tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp xếp nhân sự hay bố trí nhân viên tu nghiệp tại nước ngoài. Tuy nhiên trong khoảng 07 năm trở lại đây, chứng chỉ TOEIC nổi lên như một tiêu chuẩn phổ biến hơn để đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh của người lao động.
Xuất phát từ thực tế đó, nhiều trường Đại học, Cao đẳng đã đưa TOEIC vào chương trình giảng dạy và lựa chọn bài thi TOEIC để theo dõi sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh đối với sinh viên theo từng học kỳ, năm học hoặc sử dụng làm chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên tốt nghiệp. Chính vì những lý do đó nên việc học TOEICluyện thi TOEIC và tham dự kỳ thi TOEIC đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang kiến thức với nhiều sinh viên và người đi làm.

Cấu trúc của bài thi TOEIC

Bài thi TOEIC truyền thống là một bài kiểm tra trắc nghiệm bao gồm 02 phần: phần thi Listening (nghe hiểu) gồm 100 câu, thực hiện trong 45 phút và phần thi Reading (đọc hiểu) cũng gồm 100 câu nhưng thực hiện trong 75 phút. Tổng thời gian làm bài là 120 phút (2 tiếng).
  • Phần thi Nghe hiểu (100 câu / 45 phút): Gồm 4 phần nhỏ được đánh số từ Part 1 đến Part 4. Thí sinh phải lần lượt lắng nghe các đoạn hội thoại ngắn, các đoạn thông tin, các câu hỏi với các ngữ âm khác nhau như: Anh – Mỹ, Anh – Anh, Anh – Canada & Anh – Úc để trả lời.
  • Phần thi Đọc hiểu (100 câu / 75 phút): Gồm 3 phần nhỏ được đánh số từ Part 5 đến Part 7 tương ứng với 3 loại là câu chưa hoàn chỉnh, nhận ra lỗi sai và đọc hiểu các đoạn thông tin. Thí sinh không nhất thiết phải làm tuần tự mà có thể chọn câu bất kỳ để làm trước.
Mỗi câu hỏi đều cung cấp 4 phương án trả lời A-B-C-D (trừ các câu từ 11-40 của part 2 chỉ có 3 phương án trả lời A-B-C). Nhiệm vụ của thí sinh là phải chọn ra phương án trả lời đúng nhất và dùng bút chì để tô đậm ô đáp án của mình. Bài thi TOEIC không đòi hỏi kiến thức và vốn từ vựng chuyên ngành mà chỉ tập trung với các ngôn từ sử dụng trong công việc và giao tiếp hàng ngày. Chi tiết về nội dung của từng phần thi có thể tham khảo tại đây

Bài thi TOEIC Speaking & Writing

Ngoài bài thi TOEIC truyền thống (Listening & Reading), bạn có thể tham dự thêm bài thi TOEIC Speaking (Nói) & Writing (Viết) để có thể đáp ứng cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết mà nhiều vị trí ứng tuyển đòi hỏi. Bạn cũng cần lưu ý: Theo khuyến nghị của ETS, nếu đạt trên 500 điểm với bài thi TOEIC Listening & Reading thì bạn nên tham dự cả bài thi TOEIC Speaking & Writing để đánh giá đầy đủ cả 2 kỹ năng Nói & Viết. Điểm số của bài thi này được chia ra các cấp độ khác nhau được gọi là “các cấp độ thành thạo” (proficiency levels) chứ không dùng thang điểm như bài thi TOEIC Listening & Reading.

Điểm thi TOEIC & cách tính điểm bài thi
Điểm của bài thi TOEIC được tính và quy đổi dựa trên số câu trả lời đúng, bao gồm hai điểm độc lập: điểm của phần thi Nghe hiểu và điểm của phần thi Đọc hiểu. Bắt đầu từ 5, 10, 15… cho tới 495 điểm mỗi phần. Tổng điểm của cả 2 phần thi sẽ có thang từ 10 đến 990 điểm. Sau khi có kết quả, thí sinh sẽ nhận được chứng chỉ TOEIC (phiếu điểm) được gửi riêng cho từng thí sinh (không công bố công khai). Việc quy đổi điểm số từ số câu trả lời đúng có thể tham khảo tại đây

Chuẩn TOEIC? Cần đạt bao nhiêu điểm TOEIC để được cấp chứng chỉ

Cũng giống như bài thi IELTS, kết quả của bài thi TOEIC không có mức điểm để quy định đỗ hay trượt mà chỉ phản ánh trình độ sử dụng tiếng Anh của người tham dự. Tuy nhiên tại nhiều trường Đại học tại Việt Nam, đều có quy định chuẩn đầu ra tiếng Anh. Theo đó, sinh viên khi tốt nghiệp phải đạt chuẩn tiếng Anh tương đương với TOEIC 450 hoặc cao hơn tùy theo chuyên ngành. Khi tham dự thi TOEIC bạn cũng cần lưu ý: Nếu muốn cung cấp thêm phiếu điểm để nộp Hồ sơ tuyển dụng cho các đơn vị tuyển dụng, thí sinh phải đạt điểm TOEIC từ 200 trở lên. Nếu muốn cung cấp thêm phiếu điểm để nộp Hồ sơ du học, thí sinh phải đạt điểm TOEIC từ 500 trở lên. Lệ phí cho mỗi phiếu điểm in thêm là 50.000 đồng, nếu cần chuyển phát nhanh thì nộp thêm 15.000 đồng.

Một số mức điểm TOEIC tham khảo

  • TOEIC 100 – 300 điểm: Trình độ cơ bản. Khả năng giao tiếp tiếng Anh kém.
  • TOEIC 300 – 450 điểm: Có khả năng hiểu & giao tiếp tiếng Anh mức độ trung bình. Là yêu cầu đối với học viên tốt nghiệp các trường nghề, cử nhân các trường Cao đẳng (hệ đào tạo 3 năm).
  • TOEIC 450 – 650 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh khá. Là yêu cầu chung đối với SV tốt nghiệp Đại học hệ đào tạo 4-5 năm; nhân viên, trưởng nhóm tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
  • TOEIC 650 – 850 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Là yêu cầu đối với cấp trưởng phòng, quản lý điều hành cao cấp, giám đốc trong môi trường làm việc quốc tế.
  • TOEIC 850 – 990 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt. Sử dụng gần như người bản ngữ dù tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ.