Theo nguyên tắc chung trong giao tiếp, sự lặp lại có giá trị. Trong các bài thuyết trình có một quy tắc vàng về sự lặp lại:
- Nói những gì bạn sẽ nói
- Nói điều đó ra
- Sau đó nói lại những gì bạn vừa nói
Nói các khác, ta phải dùng ba phần thuyết trình để củng cố thông điệp của bạn. Trong phần giới thiệu, bạn nói thông điệp của bạn là những gì. Trong phần thuyết trình chính bạn chuyển tải thông điệp thực sự của bạn. Trong phần kết luận, tóm tắt thông điệp của bạn.
Bây giờ chúng ra sẽ xem xét từng phần chi tiết hơn.
1. Phần giới thiệu
Phần giới thiệu có lẽ là phần quan trọng nhất trong một bài thuyết trình. Đây là phần gây ấn tượng đầu tiên cho người nghe đối với bài thuyết trình của bạn. Bạn nên thực hiện những bước sau:
- Chào các khán giả
- Giới thiệu chủ đề của bài thuyết trình
- Phác thảo cấu trúc của bài thuyết trình
- Đưa ra các chỉ dẫn về các câu hỏi
Sau đây tôi sẽ đưa ra các ví dụ về các cấu trúc ngôn ngữ cho từng bước trong phần giới thiệu:
a. Chào khán giả
- Good morning, ladies and gentlemen ( xin chào quý vị )
- Good afternoon, everybody ( xin chào mọi người )
b. Giới thiệu chủ để thuyết trình
- I am going to talk today about… ( hôm nay tôi sẽ nói về )
- The purpose of my presentation is… ( mục đích bài thuyết trình của tôi là…)
- I’m going to give you some facts and figures… ( tôi sẽ đưa ra cho quý vị một vài sự kiện và con số…)
- I’m going to concentrate on… ( tôi sẽ tập chung vào )
- I’m going to fill you in on the history of…( tôi sẽ cung cấp thông tin về lịch sử của…)
- I’m going to limit myself to the question of… ( tôi sẽ tự giới hạn câu hỏi về…)
c. Phác thảo cấu trúc của bài thuyết trình
- My presentation is in three parts ( bài thuyết trình của tôi gồm 3 phần)
- My presentation divided into three main sections ( bài thuyết trình của tôi được chia làm 3 phần chính.)
- Firstly, secondly, thirdly, finally…( thứ nhất, thứ 2, thứ 3, cuối cùng…)
- To start with…then…next…finally…( để bắt đầu…sau đó… tiếp đến… cuối cùng…)
d. Đưa ra các chỉ dẫn về các câu hỏi
- Do feel tree to interrupt me if you have any questions. ( đừng ngại cắt ngang lời tôi nếu quý vị có bất kì câu hỏi nào.)
- I’ll try to answer all of your questions after the presentation. ( tôi sẽ cố giải đáp mọi câu hỏi của quý vị sau bài thuyết trình.)
- I plan to keep some time for questions after the presentation. (tôi sẽ dành một khoảng thời gian cho các câu hỏi sau bài thuyết trình.)
- There will be time for questions at the end of the presentation.( sẽ có thời gian cho các câu hỏi vào cuối bài thuyết trình.)
- I’d be grateful if you could ask your questions after the presentation. ( tôi rất biết ơn nếu quý vị có thể đặt các câu hỏi của mình sau bài thuyết trình.)
2. Phần thuyết trình chính
- Phần này cần được tổ chức tốt, phân chia hợp lý.
- Trong bài thuyết trình, khá cần thiết để nhắc lại cho người nghe về lợi ích của những gì mà bạn đang nói. Bạn có thể dùng các mẫu sau:
+ As I said at the beginning…(như tôi đã nói lúc đầu…)
+ This, of course, will help you ( to achieve the 20% increase) (điều này tất nhiên, sẽ giúp bạn(đạt được mức tăng 20%))
+ As you remember, we are concerned with…(như quý vị cũng biết, chúng ta đang quan tâm đến…)
+ This ties in with my original statement…(điều này trong quan hệ với tuyên bố ban đầu của tôi)
+ This relates directly to the question I put to you before… (điều này liên quan trực tiếp đến câu hỏi tôi đặt ra cho quý vị trước khi…)
- Giữ cho khán giả luôn tập chung vào bạn:
Hãy nhớ những gì bạn đang nói gần như là mới với khán giả. Bạn đã làm rõ về cấu trúc bài của nói của bạn, nhưng phải để khán giả biết khi nào bạn chuyển sang một vấn đề mới. Bạn có thể làm điều này bằng cách nói right, hoặc OK. Bạn cũng có thể sử dụng một số các mẫu sau:
+ I’d now like to move on to…( bây giờ
+ I’d like to turn to… (tôi muốn chuyển sang…)
+ That’s all I have to say about…( đó là tất cả những gì tôi có thể nói về…)
+ Now I’d like to look at…( bây giờ tôi muốn xem xét…)
+ This leads me to my next point…( điều này dẫn tôi đến vấn đề tiếp theo…)
Nếu bạn có làm mục lục, thì hãy luôn xem lại để làm khán giả luôn tập chung vào bài thuyết trình của bạn. Ngoài ra, bằng cách liệc nhìn mục lục cũng sẽ giúp khán giả nhận ra rằng bạn có lẽ sắp chuyển sang vấn để mới.
Điều quan trong là phải đưa ra những yếu tố mình họa cho khán giả. Bạn có thể dùng các cấu trúc sau:
+ This graph shows you…( đồ thị này cho quý vị thấy…)
+ Take a look at this…( hãy xem cái này…)
+ If you look at this, you will see…( nếu quý vị xem xét điều này, quý vị sẽ thấy…)
+ I’d like you to look at this…( tôi muôn quý vị xem xét…)
+ This chart illustrates the figures…( biểu đồ này minh họa các số liệu…)
+ This graph gives you a break down of…( biểu đồ này cho quý vị thấy sự sụp đổ của…)
- Cho khán giả thời gian để hấp thụ các thông tin về mặt thị giác. Sau đó giải thích tại sao những hình ảnh minh họa lại quan trong bằng cách dùng:
+ As you can see…( như bạn thấy)
+ This clearly shows…( điều này cho thấy rõ ràng…)
+ From this, we can understand how/why…( từ đây, chúng ta có thể hiểu làm thế nào/ tại sao…)
+ This area of the chart is interesting…( phần này của biểu đồ đó khá thú vị…)
- Nhớ những điểm mấu chốt trong phần thuyết trình chính:
+ Không vội vã
+ Nhiệt tình
+ Dành thời gian cho các hình ảnh minh họa
+ Duy trì việc giao tiếp bằng mắt với khán giả
+ Điều chình giọng nói của bạn
+ Thân thiện
+ Giữ cho bài thuyết trình mạch lạc
+ Sử dụng các ghi chú của bạn
+ Đưa ra chỉ dẫn xuyên suốt bài thuyết trình
+ Luôn lịch sự khi gặp phải những câu khó
Trên internet có rất nhiều tài liệu luyện thi toeic và các bài thi thử toeic online miễn phí để on thi toeic.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét