Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Youtube nguồn luyện nghe tiếng anh không thể bỏ qua


Mình chia sẻ cho mọi người những kênh youtube để các bạn nâng cao trình độ tiếng Anh của bản thân từ các kênh youtube này nhé!

Xem thêm bài viết: 



Speak English with Misterduncan. Đây là kênh youtube phổ biến nhất cho việc học tiếng Anh. Các video trênh kênh Speak English with Misterduncan luôn mang sự hài hước dí dỏm kích thích người học tìm hiểu và có hứng thú. Tại đây bạn sẽ được học rất nhiều bài học ở các chủ đề như tiếng lóng, tin túc, thời trang, thể thao...

Learn American English – Tại sao các bạn lại không học tiếng Anh qua kênh youtube nếu muốn nói tiếng Anh giọng Mỹ chuẩn và chính xác nhỉ?

BBC Learn English. BBC Learn English xuất phát từ chương trình phát thanh truyền truyền hình nổi tiếng thế giới, kênh sẽ đưa đến cho người học một loạt các bài học tiếng Anh miễn phí. Các video ngắn nhưng cung cấp cho bạn thông tin thực sự hữu ích. Với các video này bạn áp dụng cho phương pháp luyện nghe tiếng Anh ghi chép chính tả rất hữu hiệu. 

British Council: Learn English Kids. Học tiếng Anh qua bài hát là một trong những cách thú vị và hiệu quả nhất để học một ngôn ngữ mới, với giai điệu và nhịp điệu của họ giúp bạn tạo ra những kỷ ức về nội dung bài hát tốt nhất. Đối với trẻ nhỏ học tiếng Anh bắt chước các bài hát thiếu nhi cùng trang lứa sẽ giúp dễ tiếp thu hơn. CÒn khi bạn đã lớn và muốn học tiếng Anh ở giai đoạn bắt đầu bạn bắt đầu với những bài hát trẻ con và bạn sẽ như những đứa trẻ bắt đầu học nói. Những câu truyện đơn giản và mộc mạc trên kênh British Council: Learn English Kids sẽ cuốn hút bạn theo học theo đó.

Learn Something New Every Day. Với phương châm ngắn nhưng truyền tải kiến thức nhiều là bài học mà kênh Learn Something New Every Day sẽ cung cấp đến cho các bạn.

VOA Learning English. Các chương trình học tiếng Anh miễn phí của VOA (VOA Learning English for Vietnamese) có thể giúp bạn cải tiến kỹ năng nghe và phát âm, hiểu rõ cấu trúc ngữ pháp, và sử dụng Anh ngữ một cách chính xác. Luyện nghe nói và học từ vựng tiếng Anh qua video. 

Natalie Tran, một cô nữ sinh gốc Việt thu hút gần 320 triệu người xem trên mạng lại không quá chú tâm vào việc dạy học tiếng Anh. Tuy nhiên, giọng của cô cũng khiến rất nhiều người muốn bắt trước cách nói chuyển dí dỏm và rất hài ước.Các đoạn video của cô được chia sẻ đều thể hiện những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, cách đối sử của con người với động vật, và cả những câu chuyện có thật… Bằng cách trình bày thật thú vị và hài hước. dàng bắt trước được mọi cử chỉ bằng tay và ngữ điệu


Học Tiếng Anh cùng Misterduncan. Đây là một trong những kênh học Tiếng Anh được sử dụng nhiều nhất trên Youtube. Những video được chia sẻ bởi thầy Misterduncan – một giáo viên dạy Tiếng Anh và có niềm đam mê giúp đỡ mọi người trên thế giới có thể dùng Tiếng Anh dễ dàng và tự nhiên như người bản ngữ. Chính vì thế thầy đã lập ra kênh này, chia sẻ rất nhiều bài học có chủ đề đa dạng bằng Tiếng Anh như kinh doanh, tài chính, thời trang, tin tức hay các thành ngữ phổ biến trong Tiếng Anh.






Cách sử dụng đại từ phản thân trong Tiếng anh

I. Định nghĩa

Đại từ phản thân (Reflexive pronouns). Nó xuất phát từ động từ reflex có nghĩa là phản chiếu. Khi chúng ta nhìn vào gương hay nhìn xuống nước, ta sẽ thấy bóng của mình phản chiếu lại. Loại đại từ này phản chiếu lại chính chủ từ của câu. Chúng ta đã học các loại đại từ nhân xưng (đứng làm chủ từ và túc từ), đại từ sở hữu và tính từ sở hữu, cách viết đại từ phản thân kết hợp các loại đó.
Tham khảo thêm: 
tự học toeic
khóa học toeic
test toeic online free
II. Cách sử dụng
1. Sử dụng đại từ phản thân như một đối tượng trực tiếp (khi chủ ngữ chính là chủ thể hành động):
Ví dụ:
I am teaching myself to play the flute. (Tôi đang tự học thổi sáo)
Be careful! You might hurt yourselfwith that knife. (Cẩn thận cái dao đấy! Bạn có thể tự làm đau mình)
– Một vài động từ sẽ thay đổi nghĩa một chút khi đi cùng đại từ phản thân:
Ví dụ:
Would you like to help yourself to another drink? = Would you like to take another drink.
– Không sử dụng đại từ phản thân sau các động từ miêu tả những việc mà con người thường làm cho bản thân họ, ví dụ: wash (giặt giũ), shave (cạo râu), dress (mặc quần áo)…
2. Sử dụng đại từ phản thân như một đối tượng của giới từ (đứng sau giới từ) khi đối tượng này liên quan đến chủ thể của mệnh đề)
Ví dụ:
I had to cook for myself. (Tôi phải tự nấu ăn cho chính mình)
We was feeling very sorry for ourselves. (Chúng tôi cảm thấy rất tiếc nuối cho chính chúng tôi)
Chúng ta sử dụng personal pronouns (đại từ nhân xưng), chứ không dùng reflexive pronouns, sau giới từ chỉ vị trí và sau “with” khi mang ý nghĩa ‘cùng đồng hành, sát cánh’
Ví dụ:
He had a suitcase beside him. (Anh ấy để hành lý ngay bên cạnh mình)
She had a few friends with her. (Cô ấy có một vài người bạn cùng sát cánh)
3. Kết hợp với giới từ “by” khi chúng ta muốn nhấn mạnh rằng một người đang đơn độc một mình mà không có ai giúp đỡ
Ví dụ:
He lived by himself in an enormous house. (Anh ấy sống đơn độc trong một ngôi nhà lớn)
She walked home by herself. (Cô ấy đi về nhà một mình)
The children got dressed by themselves. (Lũ trẻ phải tự mặc quần áo)
4. Dùng để nhấn mạnh vào bản chất của một người/ một vật mà chúng ta đang đề cập đến, đặc biệt khi chúng ta nói đến một người nổi tiếng
Ví dụ:
My country itself is quite a small town. (Bản thân quê tôi là một thị trấn nhỏ)
McCartney himself is an immortal. (Bản thân McCarney là một huyền thoại)
5. Chúng ta thường đặt đại từ phản thân ở cuối câu để nhấn mạnh chủ thể hành động
Ví dụ:
I painted the house myself. (Chính tôi tự sơn nhà)
She washed her car herself. (Chính cô ấy tự rửa xe của mình)

Để học tốt tiếng Anh TOEIC


Tham khảo thêm: 
luyen thi toeic
on thi TOEIC
ôn thi toeic

Lâu nay, học sinh, sinh viên, nhân viên học Anh văn hết lớp này đến lớp khác, cấp độ luyện đến nỗi … không biết nói chuyện, giao tiếp sao với người nước ngoài. Vướng mắc đó nằm ngay trong khâu phát âm. Tuy vậy, các bạn không phải lo lắng. 

Thường, ai cũng muốn học Tiếng anh cho tốt đề có công việc lương cao, có thể đi du lịch và ổn định… Tuy vậy, học Tiếng Anh không phải dễ, nhất là những người chưa biết phương pháp học.

Lâu nay, các trường học hay chú trọng dạy học sinh, sinh viên về ngữ pháp tiếng Anh. Bởi các bài tập, bài thi thường nặng về ngữ pháp và giáo viên, học sinh học ngữ pháp để… đối phó. Adam Green, người Australia sang Tp. HCM làm tình nguyện cho các Hội thảo dạy tiếng Anh gia tốc. Khi chia sẻ anh văn với các học viên, anh thấy học sinh làm ngữ pháp rất giỏi và nhanh. Tuy nhiên, anh cũng rất buồn vì các bạn … học mà không nói được. “Các bạn làm cấu trúc câu, chia động từ, kết hợp thành phần câu đầy đủ, nhưng nói, nghe thì tệ quá. Trong giao tiếp, người ta thường nói bất kể văn phạm. Miễn mọi người trong cuộc chuyện hiểu là được. Khi người ta nói ra, mà mình còn tưởng tượng ghép Chủ ngữ, Động từ, Tân ngữ thì hỏng bét. Nếu cứ chăm chăm học ngữ pháp, mọi người càng khó học tiếng anh hơn mà thôi.”

Nhiều người còn chú trọng học từ mới. Nhưng từ mới chưa hẳn đã là giải pháp tối ưu. Khi gặp những từ giống nhau như: Yet – Jet, Eyes – Ice, Of – Off, Wish – Which… mọi người chưa biết phân biệt và đọc thế nào cho đúng. Đừng nói đến chuyện khi nghe người khác nói làm sao để phân biệt và hiểu cho đúng. Một số từ đơn giản đã thấy rắc rối, mỗi ngày học sinh học hàng chục, hàng trăm từ mới thì xử lý thế nào?

Phát âm ở trường học lâu nay cũng có vấn đề. Nhiều học sinh khi gặp từ mới không biết đọc thế nào. Thường giáo viên phải ghi phiên âm quốc tế rồi đọc mẫu cho học sinh. Khi học sinh về, cách đọc cũng rơi rụng dần. Lại thêm mỗi thầy cô, mỗi vùng có cách đọc từ khác nhau thì càng lẫn lộn hơn. Và khi gặp những từ mới, người ta hay đọc theo quán tính hay theo kiểu đọc Tiếng Việt. Có nhiều thầy cô, thậm chí cả một số quyển sách dạy Anh văn cấp tốc còn có cách dịch phiêm âm kiểu Tiếng Việt. Như từ: House – Hau-xơ, Business – Bi-zì-nít, watch – oắt-chơ… Và đa số là sai cách thức phát âm chuẩn. “Không biết cách dạy và học sẽ vô cùng nguy hiểm. Đó là những minh chứng cho việc rất nhiều học sinh, sinh viên học ngoại ngữ hết ngày này qua tháng khác, sưu tập rất nhiều bằng cấp nhưng khi ứng dụng thì không nói đúng, không nghe được, nhất là khi nói chuyện với người nước ngoài hay làm việc ở môi trường quốc tế”. Adam Green cho biết.

Học luyện phát âm đúng là học được tất cả, nghe tiếng Anh chuẩn hơn và luyện nói tiếng Anh dễ hơn!

Trong Tiếng Anh, cấu âm vô cùng quan trọng. Cách đọc, cách đặt dấu trọng âm, tạo âm gió có tạo nên ý nghĩa câu, từ như cách nói theo thanh dấu của Tiếng Việt. Nếu mình nói sai cũng lẫn lộn như việc nói tiếng Việt mà dùng thanh dấu lung tung. Vì vậy, yêu cầu quan trọng của học Tiếng anh là phải nghe đúng mới dẫn đến nói đúng và học đúng. Lâu nay, chúng ta đang đi ngược với một quy trình ngoại ngữ.

Phiên âm nó rất rất quan trọng bởi vì cái cách để bạn đọc một từ là bạn đọc cái phần phiên âm chứ không phải nhìn từ mà đoán đọc. Nếu bạn biết cách phát âm, mọi công đoạn nghe, nói, học từ mới sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Trong Tiếng anh, cái khó nhất là những phần nối từ, biến từ và nuốt một số thành phần câu khi giao tiếp. Điều này làm cho những người Việt không biết đâu mà lần. Nhưng tất cả đều có quy tắc của nó. Nắm được những quy tắc này, sẽ hiểu cách học từ, ghép câu và nghe nói tốt.

Đặc biệt, chúng ta đã biết cách Nghe - Nói chuẩn ngay từ đầu có thể tự học từ vựng, tự học cách nói. Khi không cần phải một ai chỉ cho chúng ta cách đọc từ như thế nào nữa. Điều này không chỉ giúp chúng ta hoàn toàn tự chủ trong cách học tiếng anh của mình mà còn giảm chi phí, thời gian và công sức cho việc học ngôn ngữ này.

“Hiện nay, phương tiện tự học trên Internet rất nhiều. Nếu biết cách học phát âm rồi, các bạn có thể hoàn toàn tự học trên các website. Không có gì tốt và hiểu sâu hơn tự học. Các bạn sẽ giảm chi phí đi học ở các trung tâm ngoại ngữ, không phải chịu cảnh mệt mỏi đi học anh văn mỗi buổi tối hay những ngày cuối tuần.” Adam Green chia sẻ.

Học luyện phát âm là vô cùng quan trọng và nó là chìa khóa để học tốt tất cả các phần khác của ngoại ngữ và tự học. Điều vô cũng thú vị là các bạn có thể học và nắm bắt được tất cả các phương pháp học luyện phát âm chỉ trong vòng hai ngày.

Trọng âm trong tiếng anh là gì?

Tham khảo thêm: 
luyen phat am tieng anh
học toeic ở đâu tốt
luyện thi toeic online miễn phí

1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất: Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ:
  • Danh từ: PREsent, EXport, CHIna, TAble
  • Tính từ: PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy
  • Đối với động từ nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: ENter, TRAvel, Open...
  • Các động từ có âm tiết cuối chứa ow thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu. Ví dụ: FOllow, BOrrow...
  • Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chưa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm. Ví dụ: PAradise, EXercise
    2) Trọng âm vào âm tiết thứ hai
    • Hầu hết động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Ví dụ: to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN
    • Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm. Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE...
    • Đối với động từ 3 âm tiết quy tắc sẽ như sau: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ 2 sẽ nhận trọng âm. Ví dụ: deTERmine, reMEMber, enCOUNter...
    3) Trọng âm rơi vào âm thứ 2 tính từ dưới lên: Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion, tion thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ dưới lên. Ví dụ:
    • Những từ có tận cùng bằng –ic: GRAphic, geoGRAphic, geoLOgic...
    • Những từ có tận cùng bằng -sion, tion: suggestion, reveLAtion...
    • Ngoại lệ: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
    4) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên
    • Các từ tận cùng bằng –ce, -cy, -ty, -phy, –gy thì trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên: Ví dụ: deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy
    • Các từ tận cùng bằng –ical cũng có trọng âm rơi váo âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên. Ví dụ: CRItical, geoLOgical
    5) Từ ghép (từ có 2 phần)
    • Đối với các danh từ ghép trọng âm rơi vào phần đầu: BLACKbird, GREENhouse...
    • Đối với các tính từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: bad-TEMpered, old-FASHioned...
    • Đối với các động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: to OVERcome, to overFLOW...

    Quy tắc nhấn trọng âm tiếng anh


    Trọng âm trong tiếng Anh có khá nhiều quy tắc, chính vì vậy một số bạn lo ngại là sẽ không thể nhớ hết được. Tuy nhiên các bạn cũng đừng lo lắng quá bởi các quy tắc này cũng không quá khó nhớ, và thay vì nhớ quy tắc, chúng ta sẽ học cách nhớ ví dụ của các quy tắc này. Từ những ví dụ này, chúng ta dễ dàng suy ra công thức và áp dụng cho các từ khác, kể cả các từ chưa bao giờ gặp.
    Tất nhiên chúng ta cũng cần nhớ thêm một số từ đặc biệt (exceptional) vì đi thi những từ này hay được hỏi lắm. Nhưng để biết những từ nào là đặc biệt, chúng từ phải biết những từ nào tuân theo quy tắc trước đã các bạn nhé. Sau đây là các quy luật cơ bản về trọng âm.
    • Một từ chỉ có một trọng âm chính.
    • Chúng ta chỉ nhấn trọng tâm ở nguyên âm, không nhấn trọng âm ở phụ âm.
    • Danh từ và tính từ 2 âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ nhất. Ví dụ: PREsent, Table, CLEver
    • Động từ 2 âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ hai. Ví dụ: to preSENT, to deCIDE. Nếu danh từ và động từ có cùng dạng thì ta nhấn trọng âm ở âm tiết thứ nhất khi nó là danh từ, nhấn trọng âm ở âm tiết thứ hai khi nó là động từ.
    • Từ tận cùng là –ic, -ion, -tion, ta nhấn trọng âm ở nguyên âm ngay trước nó. Ví dụ: teleVIsion, geoGRAphic, chaOti
    • Từ có tận cùng là : -cy, -ty, -phy, -gy, -al, ta nhấn trọng âm ở âm tiết thứ 3 từ cuối lên. Ví dụ: deMOcracy, phoTOgraphy, geOlogy, CRItical
    • Các từ ghép có quy tắc trọng âm như sau
    Danh từ ghép, trọng âm ở từ thứ nhất :BLACKbird, GREENhouse
    Tính từ ghép, trọng âm ở từ thứ hai:bad-TEMpered, old-FASHioned
    Động từ ghép trọng âm ở từ thứ hai:to underSTAND, to overFLOW

    Lưu ý:
    • Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous.
    • Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain(entertain), -ee(refugee,trainee), -ese(Portugese, Japanese), -ique(unique), -ette(cigarette, laundrette), -esque(picturesque), -eer(mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental)
      Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine
    • Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian (musician), - id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility).
    Tóm tắt các quy tắc ghi nhớ trọng âm trong tiếng anh (Rules of Word Stress in English). Có hai quy tắc cơ bản sau
    1. Một từ có một trọng âm. ( Một từ không thể có hai trọng âm, nên nếu bạn nghe thấy hai trọng âm thì đó chắc chắn là hai từ).
    2. Trọng âm của từ luôn rơi vào nguyên âm chứ không phải phụ âm.
    Ngoài ra còn có thêm một số quy tắc sau ( Xin lưu ý là quy tắc không đúng cho tất cả các trường hợp vì vẫn có ngoại lệ).
    1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
    Quy tắc
    Ví dụ
    Với hầu hết các danh từ có hai âm tiết
    PRESent, EXport, CHIna, TAble
    Với hầu hết các tình từ có hai âm tiết
    PRESent, SLENder, CLEVer, HAPpy
    2) Trọng âm rơi vào âm cuối
    Quy tắc
    Ví dụ
    Với hầu hết các động từ có hai âm tiết
    to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN
    3) Trọng âm rơi vào âm áp chót (Là âm thứ hai trở đi)
    Quy tắc
    Ví dụ
    Với các từ kết thúc là : -ic
    GRAPHic, scienTIfic
    Với các từ kết thúc là : -sion và -tion
    teleVIsion, reveLAtion
    4) Trọng âm rơi vào âm tiền giáp cuối (Là âm thứ ba từ cuối lên)
    Quy tắc
    Ví dụ
    Với các từ kết thúc là : -cy, -ty, -phyand -gy
    deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy
    Với các từ kết thúc là : - al
    CRItical, geoLOGical
    5) Với các từ ghép
    Quy tắc
    Ví dụ
    Với các danh từ ghép, trọng âm rơi vào phần đầu tiên của từ.
    BLACKbird, GREENhouse
    Với các danh từ ghép, trọng âm rơi vào phần thứ hai của từ.
    bad-TEMpered, old-FASHioned
    Với các động từ ghép, trọng âm rơi vào phần thứ hai của từ.
    to overFLOW, to underSTATE

    Nguyên tắc học tiếng Anh giao tiếp hay bất kì ngoại ngữ nào cần biết

    Tham khảo thêm: 

    Anh van toeicAnh Văn TOEIC
    đăng ký thi toeic ở đâu

    Hãy tưởng tượng bạn nói tiếng Anh một cách tự nhiên... không cần suy nghĩ. Từ ngữ tuôn ra từ miệng một cách dễ dàng, và nhanh. Sau đây là chia sẻ 7 nguyên tắc học tiếng Anh của một chuyên gia dạy tiếng Anh trên trang web edufire và rất được nhiều người ủng hộ. Mục tiêu của bạn: Hãy tưởng tượng nói tiếng Anh một cách tự động... không cần suy nghĩ. Từ ngữ tuôn ra từ miệng bạn một cách dễ dàng, và nhanh.

    Bạn hiểu ngay lập tức.

    Để làm được điều này, bạn phải thay đổi ngay cách bạn học tiếng Anh. Việc đầu tiên là bạn phải dừng ngay lại việc học các từ tiếng Anh? Cái gì?
    Dừng ngay lại việc học các từ Tiếng Anh. Đúng thế, đừng ghi nhớ các từ. Người bản ngữ không học tiếng Anh bằng cách nhớ các từ riêng biệt. Người bản ngữ học cách nói cả Nhóm từ. Nhóm từ là một số các từ được đi với nhau một cách tự nhiên.

    Học nhanh lên gấp 4 lần.

    Nghiên cứu của Tiến sỹ Dr. James Asher chứng minh rằng học bằng các nhóm từ, cả câu sẽ làm việc học nhanh hơn gấp 4-5 lần các từ riêng biệt. Nhanh hơn gấp 4-5 lần. Hơn nữa, học sinh sinh viên học các câu có Ngữ pháp tốt hơn.

    Sau đây là 1 số nguyên tắc cho các bạn học tiếng anh giao tiếp:

    Nguyên tắc số 1: Luôn học và xem lại các nhóm từ, các cấu trúc câu, không phải các từ riêng biệt.
    • Khi bạn tìm thấy bất cứ một từ mới nào, hãy viết cái câu có từ đó ở trong. Khi bạn ôn bài, luôn luôn ôn cả nhóm từ, cả câu, đừng ôn từ riêng biệt.
    • Hãy sưu tập các nhóm từ.
    • Tiếng Anh nói và ngữ pháp của bạn sẽ tốt lên nhanh gấp 4-5 lần. Bao giờ cũng nên viết cả một câu trọn vẹn.
    • Luôn luôn học đủ câu.
    • Hãy làm một cuốn vở sưu tập nhóm từ, cả câu.
    • Sưu tầm và ôn lại các nhóm từ, các câu thường xuyên. Không bao giờ chỉ viết các từ riêng biệt, bao giờ cũng viết đủ nhóm từ và câu. Luôn luôn ôn lại các nhóm từ và câu.

    Nguyên tắc thứ 2: Không học ngữ pháp

    • Hãy dừng ngay lại việc học ngữ pháp. Các nguyên tắc ngữ pháp dạy bạn phải NGHĨ VỀ TIẾNG ANH, nhưng bạn muốn nói Tiếng Anh một cách tự nhiên - không phải NGHĨ. ==> Các bài viết về ngữ pháp tiếng anh
    • Với hệ thống này, bạn có thể học Tiếng Anh mà không cần học ngữ pháp.Tiếng Anh nói của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Bạn sẽ thành công. Bạn nói tiếng Anh một cách TỰ NHIÊN.
    • Vì thế Nguyên tắc thứ 2 là: Không học ngữ pháp.


    Nguyên tắc thứ 3: Nguyên tắc quan trọng nhất - Nghe trước.

    • Nghe, nghe, nghe. Bạn cần phải nghe một thứ tiếng Anh có thể hiểu được. Bạn phải nghe tiếng Anh hàng ngày. Đừng đọc sách giáo khoa. Hãy nghe tiếng Anh. Điều này thật đơn giản. Đây là chìa khóa đến thành công trong học Tiếng Anh của bạn, Bắt đầu Nghe hàng ngày.
    • Học với Tai của bạn, Không phải Mắt của bạn.
    • Tại hầu hết các trường, bạn học tiếng Anh với Mắt của bạn. Bạn đọc sách giáo khoa. Bạn học các nguyên tắc ngữ pháp..
    • Nhưng bây giờ bạn phải học tiếng Anh với Tai của bạn, không phải Mắt của bạn. Bạn nên nghe 1-3 tiếng mỗi ngày. Dành hầu hết thời gian của bạn để Nghe – đó là chìa khóa cho việc nói tốt tiếng Anh. ==> 


    Nguyên tắc thứ 4: Học chậm, học sâu là tốt nhất.

    • Bí mật của việc nói một cách dễ dàng là học từ, nhóm từ và câu một cách chuyên sâu nhất. Để hiểu một định nghĩa, khái niệm là không đủ. Để nhớ cho các bài kiểm tra cũng là không đủ. Bạn phải đưa các từ ấy vào sâu trong trí não của bạn. Để nói tiếng Anh một cách dễ dàng, bạn phải ôn đi ôn lại các bài học rất nhiều lần.
    • Học chuyên sâu thế nào? Rất dễ - chỉ cần nhắc lại ôn lại các bài học hay nghe thành nhiều lần. Ví dụ, nếu bạn có những cuốn sách nghe (Đĩa chuyện), hãy lắng nghe chương Một 30 lần trước khi nghe Chương Hai. Bạn có thể nghe Chương Một 3 lần mỗi ngày, trong vòng 10 ngày.

    Học ngữ pháp một cách chuyên sâu.

    Thế ngữ pháp thì sao? Bạn học chuyên sâu thế nào mà không cần học các nguyên tắc ngữ pháp? Tôi sẽ nói với bạn cách học ngữ pháp một cách tự nhiên. Hãy sử dụng phương pháp sau và ngữ pháp sẽ tiến bộ một cách tự động. Bạn sử dụng các cách sử dụng các thì động từ một cách tự động. Bạn không phải nghĩ. Bạn không phải thử.

    Nguyên tắc thứ 5: Hãy sử dụng các câu chuyện ngắn

    Chúng tôi gọi các câu chuyện này là “Các câu chuyện ngắn với thì khác nhau”. Đây là cách hiệu quả nhất để học và sử dụng Ngữ pháp tiếng Anh một cách tự động. Bạn phải học Ngữ pháp bằng cách nghe tiếng Anh thực thụ. Cách tốt nhất là nghe các câu chuyện được kể qua “thì” thời gian khác nhau: Quá khứ, Hoàn thành, Hiện Tại, Tương lai.
    Bạn làm thế nào? Đơn giản! Tìm một câu chuyện hay một mẩu báo với thì hiện tại. Sau đó nhờ một giáo viên/gia sư Người bản ngữ viết lại với Thì quá khứ, Hoàn thành, và Tương lai. Sau đó, hãy nhờ họ đọc và ghi lại các câu chuyện đó cho bạn.

    Sau đó bạn có thể nghe các câu chuyện này với nhiều kiểu ngữ pháp. Bạn không cần phải biết các nguyên tắc ngữ pháp. Chỉ cần Nghe các câu chuyện từ các quan điểm khác nhau và Ngữ pháp của bạn sẽ tự động tốt lên.Bạn sẽ sử dụng Ngữ pháp đúng một cách tự nhiên và tự động.
    Đấy là bí mật để học Ngữ pháp tiếng Anh. 

    Tôi muốn bạn suy nghĩ về một điều này: Tại sao bạn học tiếng Anh 4 năm rồi mà bạn vẫn thấy khó khăn để hiểu người bản ngữ?

    Không có vấn đề gì sai với bạn cả. Vấn đề nằm ở trong trường học bạn học tiếng Anh và các sách giáo khoa của bạn. Sách giáo khoa tiếng Anh và các đĩa CD của sách giáo khoa rất không tốt. Bạn không bao giờ học được tiếng Anh giao tiếp thực thụ. Bạn không bao giờ học được tiếng Anh tự nhiên, thứ tiếng Anh được sử dụng trong các cuộc nói chuyện thông thường.

    Bạn học tiếng Anh của Sách giáo khoa.

    Làm sao để hiểu người bản ngữ?  Bạn phải học cái thứ tiếng Anh hội thoại tự nhiên. Để học thứ tiếng Anh thực thụ, bạn phải lắng nghe các cuộc hội thoại thực thụ bằng tiếng Anh, không phải nghe các diễn viên đọc trong băng đĩa. Bạn phải lắng nghe người bản ngữ nói thứ tiếng Anh thực thụ. Bạn phải học tiếng Anh hội thoại thực thụ.
    Bạn học tiếng Anh tự nhiên như thế nào? Rất dễ dàng. Hãy ngừng ngay lại việc sử dụng Sách giáo khoa. Thay vào đó, hãy lắng nghe các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh, phim ảnh, các chương trình TV, sách chuyện, câu chuyện qua đĩa nghe, các chương trình radio bằng tiếng Anh. Sử dụng ngôn ngữ hội thoại thực thụ. 

    Nguyên tắc thứ 6: Chỉ sử dụng tiếng Anh hội thoại và tài liệu thực thụ

    Bạn có thể học tiếng Anh hội thoại tự nhiên nếu bạn muốn hiểu người bản ngữ và nói một cách dễ dàng. Sử dụng hội thoại thật, báo, tạp chí thật, chương trình TV, phim, radio và các sách nghe.
    Hãy tìm các nguồn hội thoại tiếng Anh thực thụ. Đọc và Nghe hàng ngày.

    Nguyên tắc thứ 7: Đây là nguyên tắc cuối cùng, và là nguyên tắc dễ nhất: Nghe và Trả lời, không phải Nghe và Nhắc lại.

    • Hãy sử dụng các Bài học có câu chuyện Nghe và Trả lời.
    • Trong các bài học có các câu chuyện ngắn, người kể kể một câu chuyện đơn giản. Người đó cũng sẽ hỏi các câu hỏi đơn giản. Mỗi khi bạn nghe các câu hỏi, bạn dừng lại và trả lời. Bạn sẽ học cách trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng. tiếng Anh của bạn sẽ trở nên tự động.
    • Bạn sử dụng các câu chuyện Nghe và Trả lời thế nào? Rất dễ! Hãy tìm một người giáo viên/gia sư bản ngữ. Yêu cầu họ sử dụng phương pháp này: Yêu cầu họ kể câi chuyện, và hỏi các câu hỏi về câu chuyện này. Điều này sẽ giúp bạn Suy nghĩ nhanh bằng tiếng Anh!.
    • Nếu bạn không có giáo viên/gia sư bản ngữ, hãy sử dụng bạn của bạn, bố mẹ bạn...

    Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

    54 từ vựng phải nhớ khi đi xin việc

    1. CV (viết tắt của curriculum vitae): sơ yếu lý lịch
    2. application form /æplɪ’keɪʃn fɔ:m/: đơn xin việc
    3. interview /’intəvju:/: phỏng vấn
    4. job /dʒɔb/: việc làm
    5. career /kə’riə/: nghề nghiệp
    6. part-time /´pa:t¸taim/: bán thời gian
    7. full-time: toàn thời gian
    8. permanent /’pə:mənənt/: dài hạn
    9. temporary /ˈtɛmpəˌrɛri/: tạm thời
    10. appointment /ə’pɔintmənt/ (for a meeting): buổi hẹn gặp
    11. ad or advert /əd´və:t/ (viết tắt của advertisement): quảng cáo
    12. contract /’kɔntrækt/: hợp đồng
    13. notice period: thời gian thông báo nghỉ việc
    14. holiday entitlement: chế độ ngày nghỉ được hưởng
    15. sick pay: tiền lương ngày ốm
    16. holiday pay: tiền lương ngày nghỉ
    17. overtime /´ouvətaim/: ngoài giờ làm việc
    18. redundancy /ri’dʌndənsi/: sự thừa nhân viên
    19. redundant /ri’dʌndənt/: bị thừa
    20. to apply for a job: xin việc
    21. to hire: thuê
    22. to fire /’faiə/: sa thải
    23. to get the sack (colloquial): bị sa thải
    24. salary /ˈsæləri/: lương tháng
    25. wages /weiʤs/: lương tuần
    26. pension scheme / pension plan: chế độ lương hưu / kế hoạch lương hưu
    27. health insurance: bảo hiểm y tế
    28. company car: ô tô cơ quan
    29. working conditions: điều kiện làm việc
    30. qualifications: bằng cấp
    31. offer of employment: lời mời làm việc
    32. to accept an offer: nhận lời mời làm việc
    33. starting date: ngày bắt đầu
    34. leaving date: ngày nghỉ việc
    35. working hours: giờ làm việc
    36. maternity leave: nghỉ thai sản
    37. promotion /prə’mou∫n/: thăng chức
    38. salary increase: tăng lương
    39. training scheme: chế độ tập huấn
    40. part-time education: đào tạo bán thời gian
    41. meeting /’mi:tiɳ/: cuộc họp
    42. travel expenses: chi phí đi lại
    43. security /siˈkiuəriti/: an ninh
    44. reception /ri’sep∫n/: lễ tân
    45. health and safety: sức khỏe và sự an toàn
    46. director /di’rektə/: giám đốc
    47. owner /´ounə/: chủ doanh nghiệp
    48. manager /ˈmænәdʒər/: người quản lý
    49. boss /bɔs/: sếp
    50. colleague /ˈkɒli:g/: đồng nghiệp
    51. trainee /trei’ni:/: nhân viên tập sự
    52. timekeeping: theo dõi thời gian làm việc
    53. job description: mô tả công việc
    54. department /di’pɑ:tmənt/: phòng ban
     Bạn có thể tìm hiểu thêm vè chứng chỉ toeictừ vựng toeicsách luyện thi toeic

    ÔN THI TOEIC : PHÂN BIỆT CÁC TỪ WORTH, WORTHWHILE, PRICE VÀ COST

    – Worth: đáng giá, có giá.
    e.g. This old book is worth four dollars.
    Cuốn sach cũ nầy đáng giá 4 đô la.
    – Khi hỏi về giá trị của một vật, ta có thể dùng worth đi với what hoặc how much.
    e.g. How much / What is that piano worth?
    Cây dương cầm đó trị giá bao nhiêu vậy?
    – Trong ngôn ngữ thường đàm, người ta ưu dùng động từ cost để hỏi giá, thay vì cấu trúc trên: How much / What does it cost?
    – Ta không dùng danh từ worth để nói về giá trị tài sản của ai đó.
    Chẳng hạn, không nói: “The worth of her house is now excess of $800,000”.
    Thay vào đó, ta dùng danh từ value:
    Ex: “The value of her house is now excess of $800,000.” (Trị giá căn nhà cô ta hiện giờ vượt quá 800000 đô

    – Worthwhile: đáng giá, bỏ công, xứng đáng. Cấu trúc thông dụng: worthwhile + V-ing (xứng đáng bỏ thời gian / bỏ công làm việc gì đó
    e.g. Is it worthwhile visiting Las Vegas?
    Price và Cost đều là danh từ chỉ số tiền bạn cần để mua cái gì.
    – Price thường dùng cho các vật có thể mua và bán:
    e.g. The price of eggs / cars (giá mua trứng / giá mua xe)
    Oil price (giá xăng dầu)
    – Cost thường chỉ các dịch vụ hay quá trình; hoặc giá cả nói chung mà không đề cập một món tiền cụ thể:
    e.g. The cost of getting married (Phí tổn cho việc kết hôn)
    Production costs (Chi phí sản xuất)
    The cost of living (Chi phí sinh hoạt)
    – Charge là số tiền bạn được yêu cầu phải trả để dùng cái gì đó hoặc để được sử dụng một dịch vụ:
    e.g. Electricity charges (Tiền điện nước)
    There is no charge for parking here.
    Không phải trả phí đậu xe ở đây.
    – Price, cost và charge cũng là những động từ:
    e.g. The tickets were priced at $25. (Vé được niêm yết với giá 25 đôWink
    Our trip didn’t cost very much. (Chuyến đi của tụi tôi không tốn nhiều)
    How much do they charge for a pizza? (Họ phải trả bao nhiêu để mua pizza ăn?)
    Tham khaỏ:

    ÔN THI TOEIC: LUYỆN NGHE PHẦN 1 BÀI THI TOEIC

    Đọc thêm:
    Luyện nghe Toeic Part 1  bao gồm 10 câu hỏi tương ứng với 10 bức tranh thuộc nhiều chủ đề khác nhau. công việc của chúng ta là phải nghe đoạn băng và đoán bức tranh đó là gì. đây là phần dễ nhất trong 4 part của bài thi Toeic. Sau đây mình xin đưa ra một số lưu ý để các bạn có thể áp dụng trong quá trình luyện nghe Toeic.-
    Trong đề thi Toeic Part 1 có rất nhiều bức tranh với các chủ đề khác nhau như: Phong cảnh, động vật, văn phòng, thiên nhiên…
    Đối với tranh trong nhà (indoor pictures), trọng tâm nghe tập trung vào những đồ vật trong một căn phòng hoặc trong một office
    Đối với tranh ngoài trời outdoor pictures), trọng tâm nghe là cảnh vật xung quanh
    5f0d6-bec_listen1

    Mẹo luyện nghe Toeic phần miêu tả vật


    Để có thể nghe và trả lời tốt trong phần thi này các bạn thực hiện theo các bước sau:
    Bước 1: Trong lúc luyện nghe Toeic Part 1 cần nghiên cứu tranh và nghe kĩ 4 đáp án trong bức tranh
    –    Xác định chủ ngữ của câu
    –    Quan sát vị trí của vật trong mối quan hệ với vật khác. Mối quan hệ này được thể hiện qua các cụm giới từ chỉ vị trí: ví dụ: in front of, behind….
    –    Để ý những chi tiết nhỏ nhặt nhất của tranh
    Bước 2:  bạn phải thận trong với  những câu, từ bẫy trong đề thi Toeic
    –    Để ý với một số từ “all, every, both, none…”
    –    Cẩn thận với những từ đông âm-similar sounding
    –    Chắc chắn nghe xong 4 lựa chọn mới đưa ra câu trả lời
    Bước 3: Luyện tập để đạt mức điểm cao hơn
    –    Học danh sách những vật ở những nơi hay xuất hiện trong đề thi TOEIC
    –    Làm quen với những cụm trạng từ chỉ nơi chốn bắt đầu bằng giới từ
    –    Làm quen với dạng câu bị động
    –    Luyện nghe những động từ có dạng-ed (V-ed) trong câu
    Vừa rồi chúng tôi đã chỉ ra 3 bước để thực hiện tốt việc luyện nghe Toeic Part1 miêu tả vật. để làm tốt phần này các bạn cần phải học thêm các từ vựng Toeic về các chủ đề thường xuyên gặp khi học Toeic